Bất động sản tiếp tục là kênh đầu tư hút tiền trong năm 2022

(Tổ Quốc) - Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với mức lạm phát cao chưa từng có trong thập kỷ qua. Đứng trước áp lực lạm phát này, bất động sản là kênh “trú ẩn” an toàn cho dòng tiền của nhà đầu tư.

BĐS là kênh đầu tư an toàn trước nguy cơ lạm phát tăng cao

Thực trạng cho thấy, trên thế giới, nguy cơ đã bắt đầu xuất hiện ở những nền kinh tế lớn. Đơn cử, tại Mỹ trong 6 tháng đầu năm, mức CPI (Consumer Price Index - chỉ số giá tiêu dùng) đạt 6,2%. Đây là mức lạm phát cao nhất tính từ tháng 3/2008 tại đất nước này. Hay tại Anh, mức lạm phát đạt 5,2%, cao nhất từ tháng 8/2012. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cũng đã dự báo rủi ro làm phát vào năm 2022.

Tình hình thực tế, dịch bệnh khiến chi phí logistics tăng, chuỗi nhân lực lao động, chuỗi nguyên – nhiên liệu đầu vào đứt gãy, tăng giá mạnh. Điều này cộng hưởng khiến nguy cơ đẩy chỉ số giá sản xuất tăng mạnh.

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển dòng tiền vào các kênh có tiềm năng gia tăng giá trị lớn như BĐS. Các chuyên gia nhận định, BĐS vẫn là kênh đầu tư dài hạn, ổn định và an toàn, ít biến động hơn so với các loại hình đầu tư khác. Khảo sát người mua nhà của trang Batdongsan cho thấy, 92% phản hồi sẽ tiếp tục đầu tư BĐS trong năm sau. Ngay sau khi tình hình giãn cách được nới lỏng, cùng với các chiến dịch vaccine phủ sóng rộng rãi, nhu cầu tìm mua BĐS cũng nhanh chóng hồi phục theo tiến trình mở cửa. Đặc biệt thị trường phía Nam, nhiều phân khúc đã có sự bứt phá mạnh mẽ, thu hút dòng tiền nhà đầu tư.

BĐS biển La Gi "đón sóng"

Trong khi giá BĐS TP.HCM có xu hướng ngày càng tăng do sự khan hiếm nguồn cung thì các BĐS biển lân cận được dự đoán sẽ "chiếm sóng", bởi giá còn mềm và tiềm năng gia tăng giá trị còn rất lớn.

Theo đánh giá của các chuyên gia, dòng BĐS nghỉ dưỡng đang tạo sự bùng nổ nhất trong thời gian qua, đặc biệt tại các thị trường BĐS ven biển mới nổi. Nhất là khi các thị trường này đang hội tụ 3 yếu tố hấp dẫn như lân cận TP.HCM, lợi thế giá còn mềm, hạ tầng đồng bộ và đáp ứng không gian sống gần gũi thiên nhiên đang được nhiều nhà đầu tư chú ý.

Xét theo các tiêu chí đó, thì trục BĐS ven biển Long Hải - Hồ Tràm – Bình Châu – La Gi – Mũi Né được đánh giá có nhiều lợi thế khi sở hữu đường bờ biển dài và đẹp, dễ dàng di chuyển tới TP.HCM trong vòng vài giờ đồng hồ bằng phương tiện cá nhân.

Đặc biệt, La Gi trở thành tâm điểm đầu tư khi có vị trí đắc địa, nằm ở trung tâm cung đường ven biển, mà 2 cực của tuyến đường ven biển dài nhất Việt Nam này là sân bay Long Thành và sân bay Phan Thiết.

Không những vậy, La Gi còn được xem là "vùng trũng giá" khi giá đất tại một số khu vực chỉ dao động từ 25 – 45 triệu/m2. Các vị trí ven biển, thuận tiện kinh doanh, giá đạt mức 35 – 60 triệu/m2. Trong khi đó, giá BĐS tại Phan Thiết xấp xỉ 90 – 120 triệu/m2. Sự chênh lệch rõ rệt về giá bán dù 2 khu vực này chỉ cách nhau 1 giờ di chuyển là động lực kéo theo dòng vốn đầu tư dịch chuyển về "vùng trũng", nơi giá còn mềm và đang ở giai đoạn đầu tăng trưởng.

Trợ lực từ hạ tầng kết nối và du lịch phát triển

Với lợi thế từ thiên nhiên hoang sơ, mang vẻ đẹp của biển cả bao la, núi đồi xanh mướt và nền văn hóa địa phương đặc sắc, Bình Thuận đặt mục tiêu du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong tình hình bình thường mới, Bình Thuận vẫn đang tập trung phục hồi ngành du lịch, tăng cường quảng bá thu hút du khách, đồng thời vạch kế hoạch chiến lược nhằm đạt mục tiêu năm 2025 toàn tỉnh đón 8,9 triệu lượt khách, đến 2030 tăng lên 16 triệu lượt khách, doanh thu đạt mức 63.000 tỷ đồng.

Bất động sản tiếp tục là kênh đầu tư hút tiền trong năm 2022 - Ảnh 1.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đang được đẩy nhanh tiến độ thi công

Những tín hiệu tích cực từ du lịch được kỳ vọng tạo lực đẩy cho thị trường BĐS có đà tăng trưởng. Cộng hưởng với ngành du lịch, sự đầu tư về hạ tầng để chuẩn bị giai đoạn La Gi lên thành phố theo quy hoạch vào năm 2025 là động lực thúc đẩy mạnh mẽ thị trường BĐS.

Mới đây, sân bay Phan Thiết đã chính thức được điều chỉnh từ cấp 4C lên cấp 4E với tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng, với mục tiêu có thể khai thác các chặng bay nội địa sau khi hoàn thành vào năm 2023. Trước đó sân bay quốc tế Long Thành đã được khởi công vào tháng 01/2021. Khi 2 sân bay này hoàn thành, không chỉ giúp La Gi có cơ hội đón hàng chục triệu du khách trong và ngoài nước mà còn là đòn bẩy tăng giá BĐS khu vực.

Bên cạnh đó, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và các đường kết nối trực tiếp với cao tốc đang được gấp rút thi công theo đúng tiến độ, các công trình này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ La Gi đến TP.HCM còn 1,5 giờ; từ sân bay Phan Thiết hoặc sân bay Long Thành đến La Gi còn 1 giờ.

Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ khi đang vươn mình lên thành phố, La Gi được kỳ vọng là "mỏ neo vàng" cho những "chiếc tàu" đầu tư đang tìm bến đậu trên thị trường BĐS biển.

Ánh Dương

Tin mới