Dự đoán dư địa phát triển của ngành M&A trong năm 2022

(Tổ Quốc) - M&A là ngành có nhiều kết quả tích cực ngay cả trong thời điểm đại dịch. Các chuyên gia dự đoán, M&A vẫn còn nhiều dư địa phát triển và là ngành tăng trưởng mạnh trong tương lai gần.

Năm 2021, thị trường M&A Việt ghi nhận nhiều thương vụ nổi bật với giá trị lớn bất chấp khó khăn của đại dịch. Có thể nói, M&A là một trong những ngành nổi trội của nền kinh tế trong giai đoạn gần đây. Chính vì lẽ đó, sự phát triển của M&A được nhiều người theo dõi, nhất là đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Theo số liệu của KPMG, trong 10 tháng của 2021, thị trường M&A đã thu hút 8,8 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2020 và tăng 13,7% so với năm 2019 là năm trước dịch. Dự đoán trong năm 2022, M&A sẽ tiếp tục đi lên nhờ rất nhiều yếu tố thuận lợi.

Dự đoán dư địa phát triển của ngành M&A trong năm 2022 - Ảnh 1.

M&A dự đoán bùng nổ trong 2022 (Ảnh: Diễn đàn M&A Việt Nam 2021)

Trong những năm qua, Việt Nam đã chứng minh được vai trò của một nền kinh tế triển vọng trong khu vực, là nước đang trên đà phát triển nhanh với dân số đông và trẻ, thị trường tiêu thụ lớn. Năm 2020 GDP của Việt Nam tuy chỉ đạt 2,91% nhưng vẫn có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới, là một trong số ít các nước có tăng trưởng dương trong đại dịch. Năm 2021, trong 11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tiến sát mốc 660 tỷ USD, đưa nước ta vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Do đó, trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn là điểm đến tràn đầy tiềm năng.

Một điểm cực kỳ đáng chú ý là việc sau 8 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đối với 10 nước ASEAN và Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. RCEP tạo ra thị trường trên quy mô 2,2 tỷ người, với GDP xấp xỉ 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

Hiệp định đem lại rất nhiều lợi thế cho Việt Nam. Trong đó, những nước tham gia vào hiệp định hầu hết đều có nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh của Việt Nam như nông sản và thuỷ sản. Việc thực thi RCEP cũng tạo nên môi trường đầu tư thuận lợi có hành lang pháp lý thông thoáng hơn, giúp các nhà đầu tư trong RCEP dễ dàng tiếp cận thị trường hơn so với trước đây. Ngoài ra, việc dịch bệnh dần được kiểm soát, các nước mở cửa trở lại, thực hiện trạng thái "bình thường mới" cũng giúp quá trình thông thương, tìm hiểu qua lại của nhà đầu tư dễ dàng hơn.

Dự đoán dư địa phát triển của ngành M&A trong năm 2022 - Ảnh 2.

Hiệp định RCEP được ký kết mang đến nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam

Một yếu tố thuận lợi khác chính là việc chuỗi cung ứng của thế giới dịch chuyển giúp Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp sản xuất. Điều này tạo động lực cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy tiêu dùng, khiến Việt Nam trở thành môi trường hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư muốn tìm kiếm thị trường mới để kinh doanh. Mặt khác, đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất thực hiện M&A khi tận dụng được lợi thế về địa bàn, công xưởng sản xuất để giúp nhà đầu tư nước ngoài tiết kiệm chi phí, thời gian hơn so với việc xây dựng nhà máy mới.

Bên cạnh các yếu tố từ thị trường, không thể không kể đến việc các doanh nghiệp trong nước đang ngày càng lớn mạnh và ở thế chủ động hơn trên thị trường M&A. Theo các chuyên gia đến từ Công ty Cổ phần PGT Holdings, thì rất nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các công ty tư vấn nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực M&A như PGT để chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc đua ngay khi có thể. Các doanh nghiệp Việt đang trở nên cởi mở hơn, tiếp cận và đến gần hơn với các chuẩn mực, điều kiện thương mại quốc tế để tạo nên kênh kết nối dễ dàng giúp quá trình M&A được thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Đối với bản thân PGT Holdings, việc thị trường M&A sôi động cũng là động lực để doanh nghiệp này có một năm kinh doanh khởi sắc. PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được thành lập vào năm 2004. Sau khi các nhà đầu tư Nhật Bản được chuyển giao cổ phần và nắm quyền lãnh đạo, PGT Holdings chuyển hướng kinh doanh lĩnh vực M&A và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trong 2021, cổ phiếu PGT(sàn HNX) gây được ấn tượng mạnh trên thị trường chứng khoán nhờ liên tục tăng thị giá và thanh khoản.

Trong tháng 12, cổ phiếu PGT có mức giá 10.700 đến 12.200, gấp 3 lần so với giá hồi đầu năm. Qua 18 phiên giao dịch của tháng 12, cổ phiếu PGT đạt khối lượng giao dịch 676.909, tương ứng 6.503.560.000 VND, bình quân mỗi ngày 60,102, là cổ phiếu có sức mua ổn định. Dự đoán năm 2022, PGT Holdings cũng như các đại diện khác trên thị trường M&A sẽ tiếp tục "ăn nên làm ra" với những tín hiệu đầy lạc quan.

Ánh Dương

Tin mới