Những thương vụ M&A đáng chú ý trên thị trường BĐS công nghiệp

(Tổ Quốc) - Theo Savills Việt Nam, tính đến tháng 5 năm 2021, cả nước có 394 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên là 121.900 ha. Trong đó, có 286 KCN đang hoạt động (tạo ra 3,78 triệu việc làm) với tỷ lệ lấp đầy là 71,8%, giảm so với 74% được ghi nhận vào năm ngoái. Trong nửa đầu năm 2021, có 25 KCN mới được thành lập, tăng 19 KCN so với 6 tháng đầu năm 2020.

Trong năm 2021có nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) mới. Đáng chú ý nhất là thương vụ Công ty TNHH Boustead Projects đạt được thỏa thuận mua lại 49% cổ phần trong Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Logistics KTG & Boustead. Sự hợp tác này mang lại 13 dự án BĐS (trong đó 10 BĐS thuộc về KTG và 3 BĐS thuộc về Boustead Projects) tổng giá trị tài sản ước tính lên đến 141 triệu USD, bao gồm khoảng 840.000 m2 đất và khoảng 550.000 m2 tổng diện tích cho thuê.

Công ty TNHH ESR Cayman và Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp BW (BWID) đã liên doanh để phát triển 240.000 m2 diện tích đất công nghiệp tại KCN Mỹ Phước 4, gần TP.HCM. Sự hợp tác này đánh dấu sự gia nhập của ESR vào thị trường Việt Nam, mở rộng phạm vi hoạt động của tập đoàn này trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Các dự án mới, dự án 81.000 m2 của Logos Property tại KCN VSIP Bắc Ninh 1 dự kiến đi vào hoạt động trong Quý 4.2021. Liên doanh giữa SEA Logistic Partners (SLP) và GLP đã tổ chức lễ động thổ xây dựng dự án KCN SLP với tổng diện tích xây dựng 89.000 m2 tại Hải Phòng.

Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam đã mua lại quỹ đất 250 ha với vốn đầu tư 300 triệu USD. Công ty đặt mục tiêu phát triển kho xưởng cao cấp cho thuê với quy mô trải dài khắp Việt Nam như: Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương, Đồng Nai và Long An.

Theo Savills, trong 9 tháng năm 2021, những nhà phát triển công nghiệp đã không thể cho thuê nhiều bất động sản như dự kiến bởi các nhà đầu tư nước ngoài và khách thuê không thể trực tiếp tham quan, lựa chọn và ký hợp đồng cho thuê bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, năm 2021 có nhiều nguồn cung bất động sản công nghiệp do sự ra đời của các khu công nghiệp và dự án mới.

Tỷ lệ lao động liên tục tăng ở một số tỉnh nhưng nhìn chung vẫn tương đối ổn định.

Việc phong tỏa và hạn chế đi lại đã làm chậm sự di dời hoat đồng khỏi Trung Quốc vào năm 2021 như dự kiến. Tuy nhiên, các nhà phát triển tin rằng hoạt động cho thuê sẽ hiệu quả hơn vào năm 2022; khách thuê và nhà đầu tư cũng sẽ có nhiều lựa chọn về nguồn cung mới khi nhiều lệnh giãn cách được dỡ bỏ.

Báo cáo quý 1/2021 của đơn vị này cũng chỉ ra, hàng chục dự án KCN tại 13 tỉnh, thành đã được phê duyệt, hứa hẹn cung cấp hàng nghìn hecta đất công nghiệp phục vụ cho nhu cầu trong tương lai. Bắc Ninh có nhiều dự án nhất với 5 KCN sắp triển khai, nổi bật nhất là KCN Quế Võ III có diện tích 208,54 ha với tổng vốn đầu tư 120,9 triệu USD hay KCN Gia Bình II diện tích 250 ha với 172,2 triệu USD tổng vốn đầu tư. Các dự án mới tại Quảng Trị bao gồm KCN Quảng Trị diện tích 481,2 ha với vốn đầu tư 90,2 triệu USD và KCN Triệu Phú với diện tích 529 ha. Vĩnh Phúc dự kiến có một số dự án mới với tổng nguồn cung500 ha. Nhiều dự án mới cũng sẽ triển khai tại các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Long, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Nam Định và Nghệ An.

Ở khu vực phía Nam có thêm 3 KCN mở rộng với tổng diện tích 6.475 ha, tạo nguồn cung mới, giải quyết tình trạng quá tải của các KCN hiện nay. KCN Long Đức 3 diện tích 253 havàKCNBàuCạn-TânHiệpcódiệntích2.627haở huyện Long Thành, và KCN Xuân Quế - Sông Nhạn diện tích 3.595 ha huyện Cẩm Mỹ. Các KCN này góp phần bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển KCN công nghê tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam.

Long An dự kiến sẽ có dự án KCN mới giá trị 59 triệu USD, KCN Thế Kỷ diện tích 119 hado Công ty TNHH Hải Sơn phát triển tại huyện Đức Hòa. Long An sẽ có thêm khoảng 1.500 ha đất giải phóng mặt bằng trong các KCNđể gia tăng thu hút vốn FDI vào Việt Nam năm 2021. Các nhà đầu tư lớn nước ngoài trên địa bàn tỉnh tập trung vào các lĩnh vực dệt may, giày da, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản, chế biến thực phẩm, đồ uống và sản xuất.

Hạ Vy

Tin Cùng Chuyên Mục
Đà Nẵng: Cơ hội trở thành "Phố Đông thứ 2" tại châu Á

Đà Nẵng: Cơ hội trở thành "Phố Đông thứ 2" tại châu Á

Quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ đông được phê duyệt mở ra kỳ vọng về diện mạo mới của khu vực trung tâm Đà Nẵng. Với giới thành đạt, đó còn là khát khao về không gian sống tiện nghi, đẳng cấp ven sông Hàn, trong những công trình biểu tượng chứng kiến trọn vẻ phồn hoa của đô thị biển tầm cỡ quốc tế tương lai.
Tin mới