Sóc Trăng - điểm đến mới của Miền Tây bởi hạ tầng đầu tư đồng bộ

(Tổ Quốc) - BĐS Sóc Trăng là điểm đến mới của Miền Tây, bởi hạ tầng đầu tư đồng bộ thông qua hàng loạt dự án “tiền tỉ”, vị trí chiến lược khi liền kề TP. Cần Thơ. Dự kiến, địa phương này sẽ lên đô thị loại II trong năm 2022 và có kế hoạch Cảng Trần Đề tầm vóc quốc gia.

Dòng tiền đầu tư tỉnh lẻ sôi động  

Xét riêng khu vực ĐBSCL, TP. Cần Thơ luôn là một đô thị trung tâm hấp dẫn các nhà đầu tư BĐS bởi sự phát triển kinh tế vượt bậc. Giá nhà đất ở TP. Cần Thơ đã ở mức khá cao và trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Hiện các nhà đầu tư có xu hướng đổ dòng tiền đầu tư vào BĐS tỉnh lẻ giá thấp hơn gần kề như Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng.

Theo các chuyên gia, những năm gần đây bất động sản tại các tỉnh lẻ đang ngày càng được săn đón nhiều hơn bởi cả người mua ở thực và giới đầu tư. Điều này được lý giải bởi vì mức giá còn thấp, khả năng sinh lợi cao và xu hướng sống "xanh" đang ngày càng được ưa chuộng hơn.

Thực tế, theo khảo sát các KDC tại TP. Cần Thơ, giá đất đều phải trên 25 triệu đồng/m2, nhưng nếu nhà đầu tư chọn các khu vực lân cận như Hậu Giang, Kiên Giang thì luôn có các dự án chỉ chào bán khoảng 11 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, chất lượng dự án và tiện ích nội – ngoại khu ở BĐS tỉnh lẻ cũng ngang ngưỡng TP. Cần Thơ, thậm chí khả năng thanh khoản cũng tốt hơn.

Kinh tế Sóc Trăng góp phần làm tăng giá trị BĐS

Bên cạnh Hậu Giang, Kiên Giang, các nhà đầu tư lâu năm cho rằng Sóc Trăng là điểm đến hấp dẫn tiếp theo.

Đầu tiên, Sóc Trăng sở hữu vị trí chiến lược khi liền kề TP.Cần Thơ và dễ dàng kết nối các tỉnh lân cận. Đặc biệt, lợi thế 72km đường bờ biển cùng kế hoạch xây dựng Cảng Trần Đề - dự án cảng nước sâu lớn nhất ĐBSCL mang tầm vóc quốc gia. Điều này khiến kinh tế phát triển vượt bậc và Sóc Trăng sẽ từng bước trở thành một trong những thành phố cảng nổi tiếng của Việt Nam như Hải Phòng.

Tính riêng trong năm 2021, toàn tỉnh Sóc Trăng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho hàng chục dự án quan trọng ở những lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển, năng lượng tái tạo và du lịch… với tổng vốn đăng ký trên 25 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, Sóc Trăng còn thu hút nhà đầu tư với bản sắc văn hóa đặc sắc, nhiều di tích nổi tiếng như Chùa Dơi, Chùa Đất Sét, cùng nhiều địa điểm vui chơi hấp dẫn như Hồ nước ngọt, chợ nổi Ngã Năm…

Hàng loạt dự án nghìn tỉ nâng cấp hạ tầng Sóc Trăng

Một trong những lý do thúc đẩy giá trị BDS Sóc Trăng trong tương lai chính là sự xuất hiện hàng loạt dự án "tiền tỉ" nâng cấp hạ tầng. Tiêu biểu gồm tuyến tránh QL1 - TP Sóc Trăng; nâng cấp Quốc lộ 61B; đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến QL Nam Sông Hậu, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp nối Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau; dự án cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2 nối Sóc Trăng với Trà Vinh. Đặc biệt, dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng sẽ tăng khả năng liên kết vùng của Sóc Trăng.

Sóc Trăng - điểm đến mới của Miền Tây bởi hạ tầng đầu tư đồng bộ - Ảnh 1.

Tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng

Ngoài ra, tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đã được phê duyệt thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 góp phần khiến Sóc Trăng tăng khả năng liên kết từ tuyến cao tốc huyết mạch này. Từ đây, việc giao thương giữa TP. Cần Thơ và Sóc Trăng hiện chỉ còn khoảng một giờ đồng hồ hơn.

Đặc biệt, dự kiến trong quý 2 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ sẽ ra Quyết định công nhận thành phố Sóc Trăng là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Sóc Trăng. Cụ thể, cuối năm 2021 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn TP. Sóc Trăng đạt hơn khoảng 28.300 tỷ đồng, dự án mở rộng và nâng cấp đô thị TP Sóc Trăng với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, 25/34 trường đạt chuẩn quốc gia, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 91 triệu đồng/người/năm.

Các nhà đầu tư cũng như khách mua ở thực cần quyết đoán chọn dự án BDS phù hợp để đón đầu sự phát triển của BDS Sóc Trăng – con rồng thứ Chín của Đồng bằng sông Cửu Long.

Ánh Dương

Tin mới