Như chúng ta đã biết, bia là một trong những thức uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Số liệu của Kirin Holdings cho thấy thế giới tiêu thụ tổng cộng 177 triệu KL (1 KL= 1.000 lít) bia trong năm 2020 bất chấp đại dịch. Trong đó, Việt Nam xếp thứ 9 thế giới về lượng bia tiêu thụ với hơn 3,8 triệu KL, chiếm 2,2% toàn cầu năm 2020.
Tại Việt Nam, Carlsberg là công ty bia được người Việt yêu mến và tin dùng. Trong suốt gần 30 năm hoạt động tại Việt Nam, Carlsberg đã gắn bó và phát triển với các thương hiệu nội địa như Huda và Halida, đồng thời không ngừng giới thiệu những sản phẩm bia quốc tế mới như Tuborg Ice, 1664 Blanc, Carlsberg Danish Pilsner tới người tiêu dùng.
Từ những ngày đầu phát triển, nhà sáng lập J. C. Jacobsen của tập đoàn Carlsberg đã luôn mong muốn phát triển nghệ thuật làm bia đến mức độ hoàn hảo nhất có thể.
Nhà sáng lập Carlsberg, Jacob Christian Jacobsen sinh năm 1811 tại Copenhagen. Khi cha mất vào năm 1835, Jacobsen đã lên điều hành xưởng bia của gia đình với niềm đam mê và sự hứng thú với các bộ môn khoa học tự nhiên từ rất sớm. Trong khi người dân Copenhagen-Đan Mạch thời đó chỉ uống loại bia trắng từ phương pháp lên men nổi thì Jacobsen lại tìm tòi, nghiên cứu về phương pháp lên men chìm từ đáy thùng bia, tạo nên dòng bia đen vùng Bavaria.
Tại xưởng bia Gabrial Sedmayr's zum Spaten, Munich, ông Jacobsen đã học được công nghệ lên men chìm. Đến mùa hè năm 1845, với hai bình đựng men Spaten trong một chiếc hộp tự chế, ông lên xe ngựa quay trở lại Đan Mạch.
Trong suốt hành trình dài đó, ông giữ cho men lạnh bằng cách thường xuyên dừng lại và nhúng vào nước lạnh. Mẻ bia lager đầu tiên của J. C. Jacobsen được làm trong một cái chậu rửa của mẹ ông. Chúng được làm đi làm lại tại xưởng sản xuất cho đến khi ông thành công.
Dòng bia lager mới này cần một xưởng sản xuất mới nơi có thể để kho trữ lạnh. Sau quãng thời gian nghiên cứu hoàn thiện công thức, Jacobsen đã thành lập nhà máy bia hiện đại mang tên Carlsberg vào năm 1847 lấy tên từ tên của đứa con trai 5 tuổi - Carl, và một từ trong tiếng Đan Mạch nghĩa là "ngọn đồi" - Bjerg.
Sau vụ hỏa hoạn năm 1867, J. C. Jacobsen một lần nữa tiến hành hiện đại hóa nhà máy. Ông lắp đặt hệ thống làm lạnh giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và tạo nên sự tăng trưởng vượt trội trong kinh doanh.
Với niềm đam mê khoa học của mình, Jacobsen đã tiên đoán về việc hãng bia nào đi tiên phong trong ứng dụng hóa học và kinh nghiệm thực tế sẽ dẫn đầu ngành bia Châu Âu tương lai. Chính vì vậy nhà sáng lập này đã thành lập phòng thí nghiệm Carlsberg năm 1875 nhằm nâng tầm công nghệ ủ bia bằng việc áp dụng khoa học vào quy trình nấu bia và lên men.
Nhờ những cống hiến của các chuyên gia hàng đầu mà phòng thí nghiệm này đã tạo nên các phát minh đột phá làm thay đổi ngành bia như men bia tinh khiết hay thước đo độ pH đầu tiên trên thế giới.
Đáng trân trọng hơn, dù là doanh nghiệp nhưng Carlsberg lại sẵn sàng chia sẻ miễn phí những phát minh quan trọng này với toàn ngành, qua đó mong muốn thúc đẩy sự tiến bộ cho thị trường bia nói chung.
Lúc bấy giờ, con trai của Jacobsen là Carl sau một thời gian học tập về quy trình làm bia tại Châu Âu đã trở về và được mời đến nhà máy bia mới xây thêm để tự nấu ra loại bia của riêng mình. Ban đầu người cha Jacobsen không đánh giá đúng khả năng của con mình cho đến khi chàng thanh niên Carl thành lập một nhà máy bia mới mang tên New Carlsberg vào năm 1882.
Tiếp đó, nhờ việc đẩy mạnh công suất và giảm thiểu một nửa quy trình sản xuất bia của cha, New Carlsberg đã gia tăng sản lượng đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Trong vòng 10 năm, doanh thu của New Carlsberg vượt xa so với nhà máy Carlsberg cũ.
Năm 1906, New Carlsberg và nhà máy Carlsberg cũ hợp nhất thành nhà máy bia Carlsberg. Carl trở thành Tổng Giám đốc đầu tiên của nhà máy bia Carlsberg. Ông lập ra quỹ lương hưu và áp dụng chế độ ngày làm việc 8 tiếng với các nhân viên của mình.
Sau khi Jacobsen qua đời vào năm 1887, ý chí theo đuổi sự hoàn hảo của nhà sáng lập này đã được các thế hệ sau ghi lại, khắc trên cổng vòm dẫn vào trụ sở chính của Carlsberg tại Copenhagen. Đây đã trở thành kim chỉ nam đưa Carlsberg trở thành một trong những tập đoàn lớn của ngành công nghiệp bia thế giới.
Trên hành trình không ngừng cải tiến cho vị bia hoàn hảo, các thành phần để sản xuất bia của Carlsberg luôn được lựa chọn cẩn thận để có thể mang đến chất lượng tốt nhất và mang đậm dấu ấn của từng thương hiệu.
Carlsberg luôn luôn nỗ lực để cải tiến quy trình sản xuất, tập trung nhiều vào khoa học và công nghệ. Men bia tinh khiết của thương hiệu, được nghiên cứu và nuôi cấy bởi giáo sư Emil Christian Hansen để tạo nên những mẻ bia cho ra chất lượng hảo hạng không đổi, là một trong những sáng kiến làm thay đổi ngành công nghiệp bia cũng như cả thế giới.
Vào năm 1883, Giáo sư Emil Christian Hansen nghiên cứu phương thức sản xuất bia cho chất lượng hảo hạng không đổi và phát hiện ra rằng các tổ chức sống là tập hợp của nhiều loại nấm khác nhau và nấm men có thể được nuôi cấy. Vị giáo sư này đã cách ly một men nuôi cấy thuần chủng và thay đổi cách nấu bia mãi mãi, qua đó chấm dứt tình trạng mất kiểm soát khi ủ men bia, gây ra những thùng bia hỏng không mong muốn.
Phương pháp nuôi cấy men tinh khiết đáng giá như một kho báu và thực sự tạo ra cuộc cách mạng hóa chất lượng bia trên toàn thế giới. Tuy nhiên thay vì giữ bí mật này cho riêng mình, J. C. Jacobsen quyết định chia sẻ với mọi nhà nấu bia trên toàn thế giới.
Có lẽ J. C. Jacobsen biết rằng men gốc sẽ không bao giờ bị lấy mất hoặc ông nghĩ khi làm vậy sẽ có chút gì đó "Carlsberg" trong vô cùng nhiều các loại bia sau này. Bỏ qua lý do vì sao ông làm vậy, men gốc Carlsberg được sử dụng cho hầu hết các dòng lagers được nấu thủ công ngày nay.
Sau đó vào năm 1909, nhà hóa học người Đan Mạch, Tiến sĩ Søren P.L. Sørensen, chủ nhiệm phòng thí nghiệm hóa học Carlsberg đã nghiên cứu thước đo độ pH tại phòng thí nghiệm Carlsberg. Công trình nghiên cứu tiên phong của ông có tác động lớn tới ngành bia nói riêng và cả nền khoa học. Thước đo độ pH trở thành chuẩn mực để chúng ta xác định chất lỏng phản ứng và tương tác với các tổ chức sống như thế nào. Suốt thế kỷ 20, phòng thí nghiệm Carlsberg cống hiến cho nghiên cứu quan trọng về enzymes và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Ngoài ra, phòng thí nghiệm Carlsberg cũng đã cho ra đời rất nhiều phát minh khác như nắp chai ZerO2 giúp gìn giữ vị tươi ngon, ly bia hảo hạng - "The Better Glass" để mang trải nghiệm mượt từ khâu rót bia tới thưởng bia, Snap Pack - cải tiến về bao bì, giúp thay màng co nhựa, góp phần hạn chế chất thải trên toàn cầu và còn rất nhiều cải tiến khác sẽ được hình thành trong tương lai để tiếp nối hành trình theo đuổi sự hoàn hảo của tập đoàn Carlsberg.
Carlsberg luôn phát triển dựa trên tinh thần sản xuất bia phải gắn liền với trách nhiệm phát triển bền vững bởi thương hiệu tin rằng những cải tiến dù là nhỏ nhất cũng có ý nghĩa rất lớn với người tiêu dùng và sự phát triển của xã hội.
Đối với hãng bia 175 năm tuổi của Đan Mạch, câu chuyện phát triển bền vững đã được nhà sáng lập Jacobsen quán triệt từ rất sớm khi thành lập quỹ Carlsberg vào năm 1876.
Để duy trì được con đường sản xuất hướng tới sự hoàn hảo đi kèm với những nghiên cứu khoa học kỹ thuật thì Carlsberg cần nằm dưới sự giám sát của một đơn vị độc lập. Bởi vậy quỹ Carlsberg được Jacobsen chính thức thành lập với mục đích quản lý phòng thí nghiệm Carlsberg và đóng vai trò cung cấp nguồn tài chính hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu khoa học của nhà máy bia.
Nhờ sự quản lý chặt chẽ này mà Carlsberg luôn phát triển bền vững cho đến tận ngày nay với vô số các dự án đem lại lợi ích cho cộng đồng. Điển hình trong số đó là "Together Towards ZERO and Beyond". Đây là chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn Carlsberg được phát triển từ chiến lược Together Towards Zero, nhằm nỗ lực giải quyết các vấn đề về Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp (ESG) có tác động đáng kể tới các đối tác cũng như hoạt động kinh doanh của tập đoàn với các mốc quan trọng vào năm 2030 và 2040.
Để theo đuổi các tham vọng của Together Towards ZERO and Beyond, Carlsberg sẽ tiếp tục nghiên cứu để thực hiện những tham vọng của mình về KHÔNG khí thải carbon, KHÔNG lãng phí nước, KHÔNG uống thiếu trách nhiệm và Văn hóa KHÔNG tai nạn lao động. Đồng thời, hãng cung cam kết sẽ tiến xa hơn nữa (Beyond) với việc nâng cao tham vọng, hoàn thiện các mục tiêu, đồng thời đưa nông nghiệp và bao bì trở thành những lĩnh vực trọng tâm mới trong chương trình.
Bên cạnh đó, Carlsberg Việt Nam cũng nổi tiếng với chương trình "Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương" – chương trình dài hạn được tổ chức từ năm 2019 đến nay. Trong 4 năm qua, chương trình đã hình thành 17 dự án, mang nước sạch đến với gần 30.000 người dân bất chấp những ảnh hưởng của dịch bệnh, lũ lụt và đặc biệt là thời tiết nắng nóng kỷ lục tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Rõ ràng, Carlsberg đang tiếp bước truyền thống 175 năm phát triển bền vững, đúng với mục tiêu "sản xuất bia vì một hiện tại tốt đẹp và một tương lai tươi sáng hơn" chứ không chỉ đặt lợi nhuận trước mắt.