Quan sát một sự kiện ra mắt bộ sưu tập căn hộ hàng hiệu, thuộc một dự án nghỉ dưỡng cao cấp đang được giới đầu tư miền Bắc chú ý, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một gương mặt nhà đầu tư lâu năm trong phân khúc này để hiểu rõ hơn về cái nhìn từ góc độ của họ.
Chào anh Nguyễn Hữu Hân! Rất vui vì anh đã nhận lời tham gia cuộc trò chuyện này. Anh có thể chia sẻ đôi chút về "cơ duyên" của anh khi bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực BĐS? Anh đã khởi đầu với loại hình nào và tiêu chí của anh là gì?
Xin chào bạn. Tôi đã đầu tư BĐS cách đây chừng 20 năm. Khởi đầu, với tôi, đầu tư vào BĐS là để giữ tiền. Nói cách khác, đây chính là kênh cất giữ lợi nhuận mà tôi có được từ hoạt động kinh doanh.
Những BĐS đầu tiên mà tôi đầu tư có thể gọi là loại hình bất động sản truyền thống, như nhà phố, nhà thấp tầng… Ngoài ra, tôi cũng đầu tư các tòa nhà căn hộ dịch vụ cho người nước ngoài thuê ở khu vực Tây Hồ. Về nguyên tắc, tôi không tập trung riêng vào một loại hình nào mà chia ra mỗi thứ một chút.
Từ khi nào anh nhận thấy hứng thú hơn với mảng BĐS nghỉ dưỡng nói chung và nhất là BĐS hàng hiệu?
Khi cuộc sống của mình bận rộn hơn với các công việc kinh doanh và gia đình, rồi đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh 2 năm vừa qua, khiến tôi nhận ra việc tự quản lý vận hành các dự án có những phát sinh phức tạp và rất mất thời gian. Mà từ kinh nghiệm của bản thân tôi thì quý nhất là thời gian. Vậy nên tôi bắt đầu quan tâm hơn tới các dự án có đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp.
Sự khởi đầu với BĐS hàng hiệu cũng bắt nguồn từ đam mê cá nhân là du lịch. Nó đáp ứng đúng các tiêu chí của tôi, đặc biệt về thời gian: an nhàn, thảnh thơi, dài hạn, bền vững. Từ sản phẩm đầu tiên, tôi đã thấy mọi thứ được trau chuốt, chỉn chu. Khi đến sản phẩm thứ hai, thứ ba thì, nói một cách văn hoa, tôi nhận thấy đây chính là "các mảnh ghép còn thiếu" cho bộ sưu tập của mình. Vậy là tiếp tục đầu tư vào đấy thôi.
Như anh nói, là một người mê du lịch, hẳn trước khi đầu tư BĐS nghỉ dưỡng hay BĐS hàng hiệu anh cũng đã trải nghiệm nhiều trước khi ra quyết định?
Đúng vậy. Tôi đi cũng nhiều, trong và ngoài nước. Chính vì đi nhiều nên mình có sự tham chiếu, có cái để so sánh. Với cá nhân tôi, biển nước ngoài nhiều nơi không đẹp bằng biển Việt Nam, Phú Quốc chẳng hạn. Cơ sở lưu trú cũng vậy. Đi nước ngoài, mình có điều kiện thì ở chỗ sang trọng một chút, còn nếu ở khách sạn tầm trung thì không có view gì đâu. View biển, view vườn là xa xỉ đấy. Thực tế này có thể thấy khi đi Thái Lan, kể châu Âu như Pháp, Ý…
Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất là dịch vụ. Nước ngoài họ làm du lịch quá tốt. Ở những thương hiệu nghỉ dưỡng cao cấp người ta chú ý đến nhiều chi tiết rất nhỏ, nhưng nhiều chi tiết nhỏ xâu chuỗi lại thành một hành trình trải nghiệm cho khách hàng, chạm đến cảm xúc của người ta. Rất khó quên. Khi đã có trải nghiệm rồi thì ở các chỗ khác thấy… chán lắm.
Vậy còn ở Việt Nam, anh có ấn tượng hay có trải nghiệm đặc biệt với thương hiệu quốc tế nào không?
Gia đình tôi, nhất là trẻ con, đặc biệt thích thương hiệu InterContinental. Không những thế mà còn đối tác, bạn bè nữa. Năm vừa rồi, cả gia đình có đi chơi ở một khu nghỉ dưỡng cũng là thương hiệu cao cấp tại Phú Quốc, dịch vụ ổn đấy, nhưng trẻ con cứ thích sang bên InterContinental ở thôi. InterContinental có triết lý tôi thấy khá hay là "thừa còn hơn thiếu". Có thể những gì họ đưa ra mình không dùng đến đâu nhưng nó cũng để lại ấn tượng cho mình. Ngoài ra, kinh nghiệm của tôi là cứ hỏi chính bạn bè mình đã từng ở, hay hỏi trực tiếp chính những người lái taxi về khách sạn ấy, khu nghỉ dưỡng ấy dịch vụ ra làm sao. Vào đến sảnh InterContinental là cảm giác đã khác hẳn, rộng rãi, sang trọng một cách rất có gu. Không phải sang trọng theo kiểu dát vàng lòe loẹt. Mọi thứ ở đây đều có tiêu chuẩn.
Dịch vụ và trải nghiệm "thừa còn hơn thiếu" – đem đến nhiều hơn thứ mình cần, có vẻ là nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của anh đối với dòng sản phẩm BĐS hàng hiệu?
So với các dòng sản phẩm BĐS truyền thống, với tôi, BĐS hàng hiệu là sản phẩm đạt đến sự cân bằng giữa lý trí và cảm xúc.
Trải nghiệm, điểm chạm, tiêu chuẩn khắt khe, không gian hay tiện ích, thậm chí dịch vụ cá nhân hóa "đo ni đóng giày" theo yêu cầu riêng là đặc trưng của phân khúc hàng hiệu hàng thế kỷ nay rồi. Những điều ấy ở thương hiệu tạo nên cảm xúc cho khách hàng.
Các yếu tố quyết định đầu tư, như lợi nhuận, thuộc về lý trí. Khi mình đầu tư vào một lĩnh vực, một sản phẩm nào đó, thì mình phải biết được giá trị và tính được tiềm năng lợi nhuận của nó như thế nào. BĐS hàng hiệu có thể còn tương đối mới ở Việt Nam, nhưng đã có quá trình phát triển hàng trăm năm trên thế giới, từ những năm 1920. Nó đã chứng minh được sự ổn định, bền vững, và nhất là sức đề kháng trước những cuộc khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh. Nó miễn nhiễm với sự thay đổi nóng lạnh của thị trường.
Về tiềm năng BĐS hàng hiệu và thị trường tại Hạ Long, tôi có những nhận định thế này. Theo quan sát cá nhân, tôi thấy trong hai năm Covid vừa rồi số người giàu ở Việt Nam không những giảm mà thậm chí còn nhiều lên, tốc độ gia tăng số người giàu của mình cũng thuộc hàng top thế giới. Nhiều tiền thì nhu cầu hưởng thụ cũng phát triển hơn. Ngày xưa là "ăn no, mặc ấm", bây giờ "ăn ngon, mặc đẹp" không đủ mà còn phải dùng hàng hiệu. Chất lượng cuộc sống tốt lên, nhu cầu cũng phải cao lên.
Tôi cũng đã trải qua đủ các cảnh tàu xe quá tải các ngày Lễ, Tết của du lịch miền Bắc. Có thời kỳ giữa mùa hè Cát Bà, tay cầm quạt, đứng xếp hàng chờ ăn uống. Riêng Hạ Long, tôi có rất nhiều trải nghiệm, cháy côn xe vì tắc đường, hay đi cả Bãi Cháy, Hòn Gai không có phòng nghỉ, giai đoạn những năm 2008 - 2009. Ngày xưa khổ thế mà người ta vẫn đi du lịch, nữa là bây giờ và thậm chí sau này! Nên tiềm năng của sản phẩm đầu tư ở vịnh Hạ Long là không bao giờ thiếu.
Ngoài ra, BĐS hàng hiệu có mấy điểm nổi bật khác tác động tới quyết định đầu tư: một là vị trí của nó thường là đắc địa; hai là được thiết kế, vận hành theo tiêu chuẩn thương hiệu hạng sang lớn bậc nhất thế giới, đã được chứng minh qua thời gian; ba là phiên bản giới hạn.
Nghe thật hấp dẫn nhưng liệu BĐS hàng hiệu có dành cho tất cả mọi nhà đầu tư có tiềm lực?
Tiềm năng của dòng sản phẩm này là không cần bàn cãi. Tuy nhiên, nó chỉ dành cho những người đầu tư lâu dài. Còn những nhà đầu tư ngắn hạn thì đây không phải là dòng sản phẩm phù hợp. Tầm nhìn đối với bất động sản hàng hiệu, theo cá nhân tôi, là phải 10 năm.
Kể cả với những sản phẩm BĐS hàng hiệu dạng căn hộ thương mại dịch vụ?
Từ góc độ nhà đầu tư, quan trọng nhất là mình phải hiểu bản chất của sản phẩm. Căn hộ Thương mại dịch vụ, hay các sản phẩm Condotel thực ra không có "tội" gì cả. Nhiều dự án không thành công do trách nhiệm của chủ đầu tư. Chủ đầu tư không có tâm, có tầm trong khi tham vọng quá lớn. Kinh nghiệm của tôi, điều tôi thường chia sẻ với người thân khi được hỏi, là hãy nhìn vào uy tín của chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành là ai. Đấy là bảo chứng cho giá trị của tài sản mình về sau này. Chẳng hạn vấn đề mà nhiều nhà đầu tư quan tâm là chia sẻ lợi nhuận. Đừng nhìn vào tỉ lệ 90-10, 85-15… Nếu không có lợi nhuận thì lấy đâu ra để chia sẻ.
Tôi được biết anh có đầu tư vào dự án InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort (do chủ đầu tư BIM Land phát triển), và tới nay sản phẩm này trên thị trường đã có sự tăng giá đáng kể. Anh có nhận được đề nghị bán lại không?
Đầu tiên, khi đầu tư BĐS hàng hiệu, tôi xác định đây là danh mục đầu tư lâu dài. Đương nhiên là mình không có ý định bán dù lâu lâu lại có người hỏi, chẳng hạn như giai đoạn Covid-19 vừa qua. BĐS hàng hiệu là kiểu sản phẩm rất ít người bán. Cả dự án như InterContinental Residences Halong Bay có 60 căn Sky Residences, không có nhiều. Sản phẩm này phù hợp với tôi một phần vì nó luôn luôn là phiên bản giới hạn. Hãy hình dung BĐS hàng hiệu như chai rượu quý, càng nhiều tuổi càng có giá trị. Nó không dành cho số đông, không phải cứ có tiền là mua được.
Một đặc điểm nữa của BĐS hàng hiệu là nó có khả năng tích sản. Đời mình rồi đến sau này là con cháu mình. Càng lâu càng đắt. Đắt vì quý, quý vì hiếm.
Đây là một điểm mà không nhiều người nói đến, ngay cả các chủ đầu tư.
BĐS hàng hiệu còn quá mới ở Việt Nam. Ngày xưa, khi mới nghe về BĐS hàng hiệu, tôi phải tự tìm kiếm thông tin, thậm chí đọc sách báo, tạp chí nước ngoài để hiểu về loại hình sản phẩm. Không phải như bây giờ, mình ngồi một chỗ có người ra tận nơi nói cho mình. Đến giờ đã hơn 5 năm tôi tham gia đầu tư vào loại hình này rồi. Chủ đầu tư BIM Land – đơn vị phát triển dự án InterContinental Residences Halong Bay mà hôm nay chúng ta tìm hiểu ở đây là đơn vị tiên phong trong việc đưa loại hình này vào thị trường Việt Nam.
Tôi có thể hỏi một câu cuối không, về quyết định đầu tư của anh mà tôi vừa có cơ hội chứng kiến, căn hộ Sky Residences – InterContinental Residences Halong Bay (do BIM Land phát triển). Nó có gì đặc biệt?
Có thể xem đây là một căn biệt thự giữa không trung. Một sản phẩm khá hấp dẫn với lớp trẻ chứ không phải ở độ tuổi của tôi (cười). Bởi thường sản phẩm này, ở nước ngoài, nó hướng đến những người di chuyển nhiều. Thậm chí ở một số nước, người ta cho thuê căn hộ hàng hiệu tầng cao đắt hơn cả biệt thự mặt đất. Tôi không phải là người bảo thủ, có điều kiện đi nhiều nên quan điểm cũng khác. Nói thật là có một số người bạn của tôi khi nói chuyện về sản phẩm này thì họ bảo: "Mua làm gì. Ông có tiền, đi đâu thì đi, ở 8 sao cũng được." Đứng ở góc nhìn của họ thì đúng là có điều kiện, mình ở đâu cũng được. Nhưng tôi thì khác. Mọi người thường không hiểu được câu chuyện là, bỏ tiền đặt phòng nghỉ ở InterContinental Phu Quoc, hay tới đây là InterContinental Halong Bay rất đơn giản. Nhưng việc mình là chủ căn nhà ấy thì đem lại cảm xúc khác hẳn. Khác rất nhiều. Và giá trị của cảm xúc thì nhiều khi khó có thể đong đếm được bằng tiền!
Xin cảm ơn anh về những chia sẻ thú vị. Chúc anh sức khỏe và thành công!