- Là người có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ‘lĩnh vực chăm sóc sức khỏe’, điều gì đưa khiến ông quyết định lựa chọn trở thành lãnh đạo Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội?
- Ông Jef Peeters, Tổng Giám đốc (CEO) Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội: Tôi là người khá ưa mạo hiểm, luôn đón nhận những cơ hội trong suốt sự nghiệp của mình. Có người chọn gắn bó mãi với một công việc hoặc với một công ty nhưng tôi lại quan tâm đến những lựa chọn có thể mang lại trải nghiệm mới mẻ. Chính bởi thế, tôi luôn sẵn sàng thay đổi mỗi khi có cơ hội. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, tôi nghĩ Hà Nội nói chung và Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội nói riêng có nhiều điểm đặc biệt khiến tôi thấy rất hấp dẫn.
Hà Nội là một thành phố vô cùng quyến rũ với những ảnh hưởng về văn hóa, kiến trúc từ cả phương Tây lẫn phương Đông. Ngay cả với một người thích di chuyển như tôi, thành phố này vẫn sẽ đủ hấp dẫn để tôi dành nhiều thời gian khám phá. Đó là văn hóa, là con người và nhiều điều khác nữa.
Trong khi đó, lựa chọn làm việc tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội lại là thách thức đầy cuốn hút với tôi. Bệnh viện có bề dày lịch sử và cũng trải qua nhiều thay đổi trong suốt 25 năm hoạt động. Khi trở thành người lãnh đạo bệnh viện, bạn sẽ trực tiếp là một phần của những thay đổi đó dù không thể phủ nhận nhiệm vụ cũng vô cùng thách thức. Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đặc biệt hấp dẫn với tôi bởi chính lịch sử với những dấu ấn tiên phong về dịch vụ y tế theo chuẩn phương Tây cùng một tương lai đầy hứa hẹn phía trước.
- Những kinh nghiệm của ông đã tạo ra những thay đổi nổi bật gì cho bệnh viện trong thời gian qua?
- Trước khi tôi tới đây, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đã được xây dựng rất bề thế, khang trang. Thời điểm tôi chính thức được bổ nhiệm vào đầu năm 2020, bệnh viện vừa hoàn thành giai đoạn quan trọng của dự án cơ sở hạ tầng. Chúng tôi cũng đầu tư mạnh vào trang thiết bị y tế tối tân cũng như triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động khám, chữa bệnh hàng ngày. Mọi thứ về "phần cứng" đều đã sẵn sàng, việc sử dụng sao cho hiệu quả những ứng dụng đó mới là một thách thức.
Chính bởi thế, tôi nghĩ nhiệm vụ trọng tâm của mình trong giai đoạn này nghiêng về tổ chức hoạt động để làm sao mang đến dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất, đưa bệnh nhân trở thành trung tâm của dịch vụ chăm sóc và chữa trị. Người bệnh sẽ không chỉ được khám và điều trị bệnh về thể chất mà họ cần được quan tâm, chăm sóc, giải đáp và động viên để họ được giải tỏa về tinh thần, hiểu và kiểm soát được tình trạng của bản thân, tạo động lực vững vàng vượt qua nó. Hay nói cách khác, bệnh nhân sẽ cùng tham gia vào việc điều trị cho chính mình, đấy là gốc rễ để duy trì một thể trạng khỏe khoắn.
Tôi nghĩ đây là điểm quan trọng hàng đầu. Tại châu Á, các bệnh viện thường nỗ lực rất lớn để đạt được các chứng nhận quốc tế trong lĩnh vực y tế. Trong khi đó, ở châu Âu hay Mỹ, những thách thức với các bệnh viện đã vượt qua việc đạt các chứng nhận này và hiện nay tập trung vào làm sao nâng được chất lượng dịch vụ bên cạnh những chứng nhận chất lượng đó – nghĩa là làm sao để mang lại dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn cho bệnh nhân.
Từ cách đây nhiều năm, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đã có chứng nhận ISO 9001:2015. Giờ đây, việc của chúng tôi giữ vững và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và chăm sóc áp dụng những tiến bộ của y học và sự phát triển của công nghệ. Chúng ta không chỉ cần lắng nghe mà còn phải thấu hiểu bệnh nhân. Sự thoải mái, hài lòng chung của bệnh nhân cũng quan trọng như việc điều trị với chuyên môn cao và công nghệ tiên tiến - nghĩa là không chỉ liên quan đến đội ngũ y bác sĩ mà còn các nhân viên hỗ trợ bảo hiểm và đội ngũ nhà bếp.
- Lãnh đạo bệnh viện ở Việt Nam có gì khác so với những nơi khác trên thế giới?
- Tính đến nay, tôi đã có kinh nghiệm 20 năm làm tại các bệnh viện quốc tế. Điều khiến tôi thích thú khi làm việc trong môi trường này đó là bệnh viện là một tổ chức phức hợp với đội ngũ nhân sự đa dạng, những bác sĩ có chuyên môn cao, đội ngũ chăm sóc y tế tận tâm, nhân viên dịch vụ, khách hàng và bệnh nhân. Khối lượng công việc phải xử lý rất nhiều trong khi hoạt động kinh doanh cần sự đầu tư lớn đáp ứng tiêu chuẩn cao trong dịch vụ.
Và tôi thấy bệnh viện ở đây, tại Hà Nội, không có khác biệt đáng kể so với các bệnh viện trên thế giới. Do đó, bằng kinh nghiệm của mình, tôi có thể hiểu cách thức vận hành bệnh viện tại đây, bất kể tại đất nước này cách làm việc rất khác so với những nơi tôi đã từng làm việc. Ngoài ra, bên cạnh các bác sĩ nước ngoài, đa số các bác sĩ Việt Nam của chúng tôi đã được đào tạo nâng cao chuyên môn ở châu Âu. Họ được đào tạo theo quy trình giống nhau, chúng tôi cũng sử dụng các loại thuốc chữa bệnh có nhãn hiệu quốc tế, và các máy móc thiết bị cũng vậy, đều là của các nhãn hiệu tiêu chuẩn quốc thế như SIEMENS, PHILIPS,… Tất cả những thứ đó tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đều ở tiêu chuẩn "hạng nhất" như tại các bệnh viện ở các nước phát triển trên thế giới.
- Ông có đề cập tới việc đưa người bệnh thành trung tâm của mọi hoạt động. Liệu có ví dụ cụ thể nào để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về hoạt động này ở Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội?
- Chúng ta có thể nhận thấy rõ nhất sự khác biệt khi quan sát cách thức các bác sĩ của chúng tôi tương tác với bệnh nhân. Tôi từng hỏi một bác sĩ là tại sao cô ấy nghĩ đến chuyển việc, quyết định đến với bệnh viện chúng tôi. Cô ấy chia sẻ rằng ở bệnh viện cũ, khi thăm khám, cô ấy chỉ có thời gian cho căn bệnh. Tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, cô ấy mong đợi rằng sẽ có thể tập trung vào bệnh nhân, vào con người. Ở những nơi khác hầu như đang thiếu sự tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân, điều mà cô ấy đánh giá cũng quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Cô ấy rất hài lòng khi đạt được điều đó tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội.
Khi vào viện, hầu như mọi bệnh nhân đều lo lắng và than phiền về bệnh tình của mình. Chúng tôi sẽ ngay lập tức tập trung vào điều trị. Tuy nhiên, suốt quá trình điều trị, chúng tôi cũng quan tâm tới những khía cạnh rất "con người" của họ. Bệnh nhân được biết về tình trạng sức khỏe, thông tin chẩn đoán và cả phác đồ điều trị. Việc đưa chính người bệnh tham gia vào quá trình điều trị sẽ giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn.
Đây chính là cốt lõi của một dịch vụ y tế đặt người bệnh làm trung tâm. Bên cạnh đó, sự có mặt thường xuyên, liên tục của các điều dưỡng và những nhân viên khác trong bệnh viện sẽ giúp người bệnh luôn nhận được sự chăm sóc tốt nhất trên mọi phương diện. Chúng tôi cũng áp dụng khoa học công nghệ hỗ trợ các quy trình chăm sóc để mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Để dễ hình dung, việc này giống như khi bạn đi máy bay nhưng lại ngồi khoang hạng nhất vậy. Cùng một chuyến bay, cùng thời gian khởi hành và thời gian tới đích nhưng bạn sẽ được tận hưởng dịch vụ thoải mái, tiện nghi nhất. Chúng tôi luôn kiên định với định vị dịch vụ của mình là "First Class Healthcare", hay nói cách khác là chất lượng dịch vụ y tế xuất sắc. Đó cũng chính là lý do Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đặt người bệnh là trung tâm chứ không phải bệnh tật.
- Dịch vụ "First Class Healthcare" này đang được triển khai ra sao, thưa ông?
- Cần phải nhấn mạnh rằng chúng tôi đã hoạt động để cung cấp dịch vụ y tế xứng tầm (First Class) từ khi thành lập bệnh viện 25 năm trước. Nhưng chúng tôi luôn đánh giá công việc của mình và không ngừng nâng cao chất lượng. Chúng tôi luôn lắng nghe phản hồi của khách hàng và lưu ý những gì đang diễn ra trên thị trường và đây chính là lúc chúng tôi một lần nữa khẳng định mục tiêu của chúng tôi.
"First Class" được hiểu là những gì tốt nhất có tại Việt Nam ngang hàng với tiêu chuẩn trên thế giới. Điều đó không có nghĩa là những gì các tổ chức dịch vụ y tế khác thực hiện là chưa tốt. Đây chỉ đơn giản là một thông điệp: nếu bạn muốn trải nghiệm dịch vụ y tế vượt trội thì chúng tôi có dịch vụ "First Class". Chúng tôi hướng vào "First Class" trong lĩnh vực y tế, tham chiếu tới hệ thống y tế của Pháp.
Nếu bạn xem bảng xếp hạng do Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện thì hệ thống y tế Pháp luôn được xếp hạng trong nhóm 3 nước đứng đầu. Y tế châu Âu và Pháp luôn được xếp hạng rất cao. Và chúng tôi không chỉ mang tới cho người dân Việt Nam dịch vụ y tế Pháp mà còn mang tới sự kết hợp những tiến bộ của nền y tế Pháp và Việt Nam.
Đó là lý do chúng tôi gọi là "First Class Healthcare’’. Chúng tôi có đội ngũ bác sĩ Việt Nam và đội ngũ bác sĩ người nước ngoài ở gần như hầu hết các chuyên khoa, hầu hết được đào tạo tại châu Âu. Ngoài ra còn là các nhân viên điều dưỡng và nhân viên các bộ phận dịch vụ được chỉ dẫn bởi các chuyên gia Pháp tập trung cung cấp dịch vụ "First Class" trên mọi khía cạnh.
Trước đây, nếu bạn đang ở Việt Nam và có nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế tốt hơn thì bạn sẽ phải đi sang Singapore, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản hay Thái Lan. Còn bây giờ, ngay tại Việt Nam, chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ tương tự như thế.
- Để có thể đưa người bệnh thành trung tâm, việc cá nhân hóa từng bệnh nhân có lẽ là rất quan trọng. Ông có đồng quan điểm với điều này? Nếu có, việc cá nhân hóa từng bệnh nhân ở Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội diễn ra như thế nào?
- Chính xác là như vậy. Khi nói đến chăm sóc được cá nhân hóa và việc đặt người bệnh làm trung tâm thì sẽ thấy rất nhiều việc phải làm. Điều quan trọng nhất mà bác sĩ và điều dưỡng cần là những người biết lắng nghe người bệnh. Còn công nghệ sẽ hỗ trợ họ có thể hoàn thành được nhiệm vụ ấy.
Ở Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, tất cả thông tin liên quan đến y tế hiện tại đều được lưu trữ. Hồ sơ bệnh án điện tử đã hoàn thiện và được áp dụng với tất cả bệnh nhân. Nhờ đó, bác sĩ và điều dưỡng có thể nắm được thông tin của người bệnh ngay bên cạnh giường bệnh. Họ không nhất thiết phải ghi nhớ trong đầu hay lật tìm hồ sơ bệnh án vì mọi thông tin đã sẵn có trong hệ thống.
Ngoài ra, mọi hệ thống mà chúng tôi sử dụng đều được kết nối với nhau. Ví dụ như hình ảnh y tế liên quan đến chẩn đoán hình ảnh, chụp cắt lớp và chụp cộng hưởng từ đều được kết nối thông qua hệ thống PACS và được tích hợp với hồ sơ bệnh án. Do đó bác sĩ khám bệnh chỉ cần nhìn hình ảnh trên máy tính trong phòng khám và giải thích với người bệnh tình trạng của họ. Kết quả xét nghiệm cũng được thực hiện tương tự.
Để chăm sóc người bệnh ngay cả khi họ đã xuất viện, chúng tôi có cơ chế để sử dụng thông tin đó bên ngoài bệnh viện. Người bệnh có thể nhận được tin nhắn nhắc hẹn khám qua Zalo, chúng tôi có thể gửi kết quả xét nghiệm qua Email hoặc qua Zalo. Chúng tôi cũng tích hợp với hệ thống CRM, vốn hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong việc chăm sóc khách hàng.
Hồ sơ y tế phục vụ cho nhu cầu chuyên môn của bác sĩ còn bệnh án của người bệnh sẽ tập trung vào nhu cầu của người bệnh. Thậm chí, thông tin sẽ ngày càng tập trung hơn vào người bệnh.
- Điều gì khiến ông ấn tượng nhất khi trở thành lãnh đạo một bệnh viện ở Việt Nam?
- Hình như đây là bệnh viện thứ 6 hay thứ 7 mà tôi đã từng điều hành nhưng vẫn là thách thức không nhỏ vì 3 lý do. Thứ nhất là vì COVID. COVID từng là một giai đoạn vô cùng khó khăn, nhưng tôi hy vọng chúng ta đã vượt qua nó rồi.
Thứ hai là ở đây tôi được trải nghiệm về sự hòa nhập văn hóa. Việt Nam có một nền văn hóa rất đậm đà. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để bạn có thể hòa nhập được vào nền văn hóa đó. Bạn nghĩ rằng bạn làm việc tốt hơn - đó thực sự là một suy nghĩ đã lỗi thời, mà bạn phải hòa nhập bằng chính những kinh nghiệm của bạn, làm việc với mọi người mà không phải yêu cầu họ làm theo những gì bạn nghĩ là đúng.
Nhiệm vụ của tôi là làm sao để hòa nhập với mọi người, rút ra điều gì là tốt và cải thiện những tồn tại là rất quan trọng. Đó chính là thách thức nhưng cũng rất thú vị.
Một điều nữa là, Việt Nam phát triển với tốc độ rất nhanh, mọi thứ luôn luôn thay đổi ở đây. Chỉ hơn 2 năm kể từ khi tôi tới đây, mọi thứ đã thay đổi quá nhiều. Tốc độ thay đổi đó phải bằng nước Bỉ của tôi trong cả thập kỷ. Chính vì thế, bạn cũng phải luôn để tâm và hòa nhập vào sự thay đổi mạnh mẽ đó.
Tôi nghĩ việc mọi người làm việc cùng nhau, cùng nhau phát triển là rất quan trọng.
- Là bệnh viện tư nhân, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đã trụ vững ngay cả trong giai đoạn đại dịch Covid-19 hoành hành ở Việt Nam. Điều gì đã giúp đạt được những thành công này?
- Trong 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID, thực tế hoạt động của bệnh viện cũng bị tác động đáng kể, dự án xây dựng thì cũng bị đình trệ. Chúng tôi phải thừa nhận điều đó. Đó là thời gian rất khó khăn. Khách hàng không thể đến bệnh viện, việc tuyển dụng bị đình trệ, các bác sĩ nước ngoài không thể tới Việt Nam như kế hoạch…
Nhiều dự án đặc biệt là những dự án làm việc với phía nước ngoài phải tạm dừng lại hoặc phải hoạt động cầm chừng. Chúng tôi thực sự đã giành những tháng đầu năm nay chỉ để bắt kịp lại đà tăng trưởng.
Tuy nhiên, chúng tôi đã tuyển dụng được thêm bác sĩ mới rất giỏi, đón nhận sự trở lại các bác sĩ nước ngoài ở các chuyên khoa và tuyển dụng thêm nhiều nhân sự mới. Và tại thời điểm này, chúng tôi có thể khẳng định rằng chúng tôi đã sẵn sàng trở lại, cùng với đó là dịch vụ "First Class" mà những bệnh nhân luôn trông đợi và đáng được hưởng.
- Giai đoạn chống dịch đó có điều gì khiến ông nhớ mãi hay không?
Đối với tôi, dịch COVID đã giúp tôi hiểu rõ hơn cách đất nước Việt Nam vận hành. Trong giai đoạn chống dịch, Việt Nam thực hiện rất nhiều các cuộc thảo luận về việc cần phải tuân thủ theo các quy định gì. Việc chuyển đổi từ cách ly, phong tỏa sang bao phủ vắc xin cũng được diễn ra rất nhanh chóng và chính xác.
Tôi thấy được cách cả bộ máy, từ cấp cao xuống tới cấp chính quyền địa phương, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Điều này thực sự ấn tượng và hiệu quả, và làm thay đổi hoàn toàn những suy nghĩ của tôi về Việt Nam trước đó. Chính những điều đó khiến tôi cảm thấy làm việc ở Việt Nam thuận tiện hơn rất nhiều, ngay cả so với các bệnh viện châu Âu tôi từng làm việc.
- Với dịch vụ y tế "First Class", có đúng không khi nói rằng Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đang đề cao tiềm năng của người Việt, khi mà nền kinh tế đang ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ?
Việt Nam là một đất nước đang phát triển rất nhanh và mục tiêu là người dân có cuộc sống tốt hơn, giàu có hơn. Tôi nghĩ Việt Nam đã thực hiện rất tốt mục tiêu này. Nếu bạn để ý thì bạn sẽ thấy được sự phát triển diễn ra khắp mọi nơi. Và điều tuyệt vời là Việt Nam trở thành quốc gia bắt nhịp với sự phát triển tốt hơn rất nhiều. Vì vậy người dân giàu có hơn là điều hiển nhiên, là rất đúng.
Website: hfh.com.vn
Fanpage: facebook.com/benhvienvietphaphanoi