Gặp gỡ CEO Tupperware Việt Nam trong một quán cà phê đẹp và yên tĩnh, quả thực chúng tôi khó có thể liên tưởng chân dung của một CEO thành công với hình ảnh của một người phụ nữ trẻ trung, hiện đại, tràn đầy năng lượng đang xuất hiện trước mắt.

CEO Trang Đỗ: Tupperware nói “không” với mọi câu chuyện tăng doanh số, tăng lợi nhuận mà giảm chất lượng sản phẩm - Ảnh 1.

Câu chuyện của chúng tôi được bắt đầu bằng câu khẳng định của CEO Trang Đỗ khi lý giải cho việc còn khá nhiều người tiêu dùng Việt Nam chưa biết đến thương hiệu đồ gia dụng nhập khẩu từ Mỹ mang tên Tupperware. Giá thành sản phẩm không hề rẻ nhưng Tupperware Việt Nam vẫn sở hữu những con số tăng trưởng ấn tượng, trải nghiệm đầy duyên nợ với Tupperware… tất cả những câu chuyện xoay quanh thương hiệu nổi tiếng quốc tế ấy đều được chị Trang Đỗ dí dỏm chia sẻ.

CEO Trang Đỗ: Tupperware nói “không” với mọi câu chuyện tăng doanh số, tăng lợi nhuận mà giảm chất lượng sản phẩm - Ảnh 2.

Xuất thân từ một nhân sự cấp cao trong lĩnh vực tài chính, lý do nào khiến chị quyết định đầu quân cho Tupperware vào năm 2013? Tại sao lại là một thương hiệu đồ gia dụng đến từ Mỹ chứ không phải một brand quốc tế nào khác?

Trước khi đầu quân cho Tupperware, tôi biết đến thương hiệu này trong vai trò là một người tiêu dùng. Mọi việc bắt đầu vào năm 2009 trước khi tôi sinh con, mẹ nuôi người Singapore của tôi đã gửi cho tôi 7 thùng đồ. Khi mở ra tôi thấy toàn bộ đều là hộp nhựa với đủ kích thước khác nhau, tôi cảm thấy lạ lắm (cười). Sau đó bà chỉ nói ngắn gọn với tôi rằng: "Not all plastics can be used for babies" (Tạm dịch: không phải đồ nhựa nào cũng dùng cho con mình được đâu). Các hộp bà gửi có đặc biệt là không ngửi ra mùi thức ăn sau khi đóng nắp, nước súp không đổ ra ngoài khi mang  đi và lâu bị cũ. Hộp có nhiều màu sắc khác nhau, vì vậy rất dễ sử dụng. Vậy là bắt đầu từ đó tôi hình thành thói quen dùng các loại hộp nhựa ấy để đựng đồ và bảo quản thực phẩm.  

Dùng thì dùng thế nhưng tôi cũng suy nghĩ đơn giản đó là đồ ngoại nên sẽ tốt chứ cũng chưa chú ý đến thương hiệu. Cho đến năm 2013 khi nhìn thấy thông tin tuyển dụng của Tupperware, tôi thấy sản phẩm của họ rất giống với những chiếc hộp ở nhà mình, về nhà lật tìm thông tin sản phẩm tôi mới bật cười nhận ra mình đã sử dụng Tupperware mấy năm rồi mà không biết (cười). Từ chỗ là một người tiêu dùng rất yêu thích sản phẩm Tupperware, tôi chấp nhận tham gia thử thách trong công việc mới với suy nghĩ: Mình sẽ được bắt tay vào mọi công việc từ đầu để đưa Tupperware phát triển rộng rãi tại thị trường Việt Nam.

CEO Trang Đỗ: Tupperware nói “không” với mọi câu chuyện tăng doanh số, tăng lợi nhuận mà giảm chất lượng sản phẩm - Ảnh 3.

Đứng ở góc độ người tiêu dùng hài lòng với sản phẩm là vậy, nhưng nếu ở góc độ chuyên môn thì chị đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển của Tupperware tại thị trường Việt Nam vào thời điểm đó?

Nếu so sánh với gần 75 năm tuổi đời của thương hiệu Tupperware thì Việt Nam là một thị trường "sinh sau đẻ muộn". Tuy nhiên, không phải vì còn trẻ mà thị trường không có tiềm năng phát triển, nhất là khi hiện tại, ngoài chuyện ăn ngon, thì chúng ta còn chú trọng việc ăn thế nào bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người tiêu dùng hiện nay cũng chú ý nhiều hơn đến việc kiến trúc và thẩm mỹ trong nhà, đặc biệt là gian bếp. Các hộp nhựa với tính năng bảo quản thực phẩm cũng theo đó được ưa chuộng vì giúp cho gian bếp trở nên gọn gàng hơn. Những lý do này khiến tôi nhận thấy rằng Tupperware còn rất tiềm năng tại thị trường Việt Nam.

CEO Trang Đỗ: Tupperware nói “không” với mọi câu chuyện tăng doanh số, tăng lợi nhuận mà giảm chất lượng sản phẩm - Ảnh 4.

Để phát triển một thương hiệu đồ gia dụng nhập khẩu cao cấp tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, bài toán kinh doanh nào đã được chị và ban lãnh đạo công ty đặt ra cho Tupperware Việt Nam?

Tiềm năng phát triển sản phẩm tốt là vậy nhưng vào thời điểm năm 2013, khi Tupperware mới tham gia thị trường thì hãng chỉ sử dụng kênh phân phối nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Sau 3 năm tìm hiểu, Tupperware Việt Nam đã chuẩn hóa và mở rộng kênh phân phối thông qua các cửa hàng ủy quyền bán lẻ và tăng trưởng liên tục đến hiện tại.

CEO Trang Đỗ: Tupperware nói “không” với mọi câu chuyện tăng doanh số, tăng lợi nhuận mà giảm chất lượng sản phẩm - Ảnh 5.

Tupperware Việt Nam đã thay đổi chiến lược kinh doanh như thế nào để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng?

Người Việt Nam luôn "ăn chắc, mặc bền", vì vậy để khuyến khích họ đầu tư vào sản phẩm cao cấp như Tupperware chúng tôi đã triển khai xây dựng hệ thống cửa hàng phân phối tại các đô thị lớn. Mỗi cửa hàng sẽ kết hợp cả hình thức bán offline và online riêng. Nhân viên có thể trực tiếp đi đến các khu dân cư xung quanh để giới thiệu sản phẩm, có thể sẽ livestream hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm, hoặc có thể thực hiện việc làm bánh, hấp đồ ăn bằng các sản phẩm sẵn có tại cửa hàng… Đây chính là những hình ảnh sinh động giúp khách hàng có thể trực tiếp trải nghiệm sản phẩm chứ không đơn thuần chỉ dựa vào những lời quảng cáo có cánh (cười).

Để có được sự thành công như hiện tại, tôi không thể không kể đến sức mạnh của tập thể, một sức mạnh cộng hưởng to lớn giữa các nhân viên trong tập thể Tupperware Việt Nam nói riêng và giữa Tupperware Việt Nam cùng các đối tác bán lẻ nói chung. Từ cửa hàng đầu tiên ra đời vào tháng 10/2016, tính tới thời điểm cuối tháng 11/2020 chúng tôi đã có 150 cửa hàng. Doanh số trung bình cửa hàng ủy quyền trong chuỗi phân phối tăng trưởng bình quân 27% liên tục trong 4 năm. Doanh thu từ đầu năm 2020 đến nay của Tupperware Việt Nam đạt 82% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là những con số rất đáng tự hào của chúng tôi trong thời gian qua.

Tăng trưởng đều đặn ngay cả trong thời điểm dịch bệnh còn đang có diễn biến phức tạp trên thế giới, bí kíp của Tupperware Việt Nam là gì?

Tôi nhận thấy là dịch Covid-19 giúp các thành viên trong gia đình có cơ hội gắn kết với nhau hơn. Đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội, lượng đơn hàng online của chúng tôi gia tăng nhanh chóng. Dường như khách hàng ngày càng chú trọng hơn đến những bữa cơm gia đình, việc đầu tư mua các loại đồ gia dụng của Tupperware để bảo quản thực phẩm, chế biến món ăn đang dần trở nên quen thuộc hơn với họ.

CEO Trang Đỗ: Tupperware nói “không” với mọi câu chuyện tăng doanh số, tăng lợi nhuận mà giảm chất lượng sản phẩm - Ảnh 6.

Rào cản lớn nhất của sản phẩm là mức giá cao, điều này có khó khăn cho Tupperware trong chiến lược mở rộng thị phần không?

Tupperware vốn là thương hiệu đồ gia dụng nổi tiếng về chất lượng sản phẩm và đắt đỏ trên thế giới. Quả thực trước đây tôi vẫn nghĩ khách hàng của Tupperware là những người có thu nhập cao và thực sự quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Nhưng gần đây, tôi lại nhận thấy xu hướng khách hàng có mức thu nhập trung bình tìm mua sản phẩm bắt đầu gia tăng. Thay bằng việc đầu tư một số ít tiền để mua đồ nhựa gia dụng thông thường, tuổi thọ sản phẩm không cao, mất thời gian để mua sắm thêm nhiều lần nữa… thì họ đã tìm đến Tupperware như một giải pháp đầu tư một lần mà sử dụng cả đời. Chính sách của Tupperware là bảo hành trọn đời, khi sản phẩm bị hỏng bạn có thể đến bất kỳ một cửa hàng nào tại Việt Nam và trên thế giới để đổi sản phẩm mà không mất thêm bất kỳ chi phí nào.

Tại nhiều quốc gia, khi sản phẩm đã được tiêu dùng rộng rãi mà chất lượng lại bền đẹp thì việc trông chờ khách hàng mua sản phẩm mới để thay thế là rất khó, các đơn vị phân phối có khi phải chờ đợi đến thế hệ nối tiếp mới mở rộng được thị trường. Khi ưu điểm của sản phẩm cũng đồng thời mang đến nhiều thách thức cho doanh nghiệp thì với thị trường mới như Việt Nam, cơ hội phát triển của chúng tôi vẫn còn nhiều.

Theo chị, sự khác biệt lớn nhất giữa thị trường Việt Nam với các nước khác là gì?

Thị trường các nước quan tâm đến màu sắc ở góc độ màu sắc mới và người tiêu dùng sẽ mua để bổ sung thêm vào bộ sưu tập Tupperware tại nhà. Tại Việt Nam, ngoài việc sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng và văn hóa ẩm thực, sản phẩm cần có màu sắc hợp xu hướng thì mới được người tiêu dùng để mắt đến. Chưa kể tới, Tupperware là một thương hiệu còn khá mới lạ tại Việt Nam nên nhìn chung người tiêu dùng khá cẩn thận, thậm chí là khó tính khi chọn mua sản phẩm. Với một thị trường kĩ tính trong tiêu dùng như vậy, chúng tôi buộc phải rất chỉn chu trong quá trình giới thiệu sản phẩm ra thị trường, đặc biệt là khâu đào tạo kiến thức cho đội ngũ nhân viên tư vấn bán hàng.

CEO Trang Đỗ: Tupperware nói “không” với mọi câu chuyện tăng doanh số, tăng lợi nhuận mà giảm chất lượng sản phẩm - Ảnh 7.

Đầu tư công nghệ cao hiện nay được xem là điều kiện không thể thiếu nhằm gia tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm cao cấp. Vậy đối với Tupperware, yếu tố công nghệ được thể hiện trên sản phẩm như thế nào?

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, Tupperware đã cho ra đời nhiều sản phẩm gia dụng thông minh giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc của người tiêu dùng với các giải pháp bảo quản thực phẩm tối ưu. Hiện tại, Tupperware là một trong những nhà sản xuất dẫn đầu với công nghệ tiên tiến, mang đến các giải pháp về lưu trữ, chế biến và phục vụ bữa ăn gia đình trên khắp thế giới.

Các khuôn mẫu sản phẩm chính là bí quyết mang đến lợi thế cạnh tranh cho Tupperware. Hệ thống sản xuất của hãng có 13 nhà máy được phân bố trên khắp thế giới và không phải nhà máy nào cũng có sẵn tất cả các loại khuôn bởi mỗi khuôn mẫu đều sở hữu kỹ thuật sản xuất rất chi tiết, tỉ mỉ và hoàn hảo nên số lượng khuôn mẫu có số lượng giới hạn trên toàn thế giới. Mỗi nhà máy cũng không sản xuất đồng loạt mà triển khai theo các đơn đặt hàng từ các thị trường.

CEO Trang Đỗ: Tupperware nói “không” với mọi câu chuyện tăng doanh số, tăng lợi nhuận mà giảm chất lượng sản phẩm - Ảnh 8.

Nhắc đến đồ nhựa, người ta thường liên tưởng đến vấn đề bảo vệ môi trường. Thậm chí, xu hướng sống xanh, sống sạch, giảm thiểu rác thải nhựa đang trở thành yêu cầu cấp bách lan nhanh trên toàn cầu. Những yếu tố này đã tác động như thế nào đến Tupperware khi phần lớn sản phẩm của hãng sử dụng vật liệu nhựa?

Bảo vệ sức khỏe từng cá nhân, gia đình và trái đất là sứ mệnh của Tupperware ngay từ những ngày đầu bước chân ra thị trường. Do đó, sản phẩm của chúng tôi luôn hướng tới mục đích sử dụng lâu dài, đồng thời là giải pháp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường tối ưu. Tất cả sản phẩm của Tupperware được sản xuất từ nguyên liệu an toàn, không độc hại, góp phần bảo vệ sức khỏe gia đình bạn. Việc bảo hành trọn đời sản phẩm chính là cách mà Tupperware bảo vệ môi trường. Chúng tôi nói "không" với mọi câu chuyện tăng doanh số, tăng lợi nhuận mà giảm chất lượng sản phẩm.

Nhìn lại chặng đường 7 năm gắn bó với một thương hiệu danh tiếng, chị thấy thành công lớn nhất của mình và Tupperware Việt Nam là gì?

Đến thời điểm hiện tại, sau 4 năm phát triển không ngừng, sản phẩm Tupperware đã và đang hiện hữu ở mọi ngóc ngách. Từ gian bếp của các ngôi nhà, đến trường học hay chốn công sở; dù khách hàng là người già hay trẻ nhỏ… 150 cửa hàng phủ sóng tại 31 tỉnh, thành phố là kết quả trong 4 năm nỗ lực không ngừng của Tupperware Việt Nam. Chúng tôi không dùng nhiều chi phí cho việc quảng bá thương hiệu để tiết giảm tối đa việc tăng giá sản phẩm nhưng ngày càng có nhiều người biết đến thương hiệu hơn thông qua việc truyền miệng. Những câu chuyện về Tupperware khi được nhắc đến như là bí quyết cho các bà, các mẹ trong việc đi chợ, sắp xếp nhà cửa, nấu nướng; là món quà hữu ích cho các gia đình dịp cuối năm, dịp năm mới hay tân gia được chia sẻ trên các trang mạng xã hội hay trong câu chuyện thường ngày… chính là những niềm vui to lớn, là thành công không thể không nhắc tới của Tupperware Việt Nam.

CEO Trang Đỗ: Tupperware nói “không” với mọi câu chuyện tăng doanh số, tăng lợi nhuận mà giảm chất lượng sản phẩm - Ảnh 9.

Chị có thể chia sẻ thêm về kế hoạch sắp tới của Tupperware Việt Nam?

Tôi đang ấp ủ kế hoạch phát triển bộ sản phẩm riêng cho thị trường Việt Nam để mang đến trải nghiệm mới lạ hơn cho người tiêu dùng. Thực tế thì từ trước đến nay chúng tôi không phân phối toàn bộ sản phẩm của hãng mà chỉ lựa chọn các sản phẩm phù hợp với thói quen tiêu dùng của thị trường nội địa. Bên cạnh đó, việc tiếp tục mở rộng chuỗi phân phối sản phẩm cũng là ưu tiên quan trọng của Tupperware Việt Nam, không chỉ về lượng mà còn về chất. Cũng như việc tập trung vào cất lượng của từng sản phẩm, việc tập trung vào nội lực kinh doanh của từng cửa hàng là điều chúng tôi luôn đặt lên hàng đầu cho việc phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Xin cảm ơn chị!

Linh Trần
Anh Lộc
Theo Trí Thức Trẻ