Quay trở lại 30 năm trước, câu chuyện về nguồn điện tại Việt Nam đang ở trong tình thế khó khăn và nan giải khi miền Bắc thì dư thừa điện, phải bán giá rẻ sang các nước khác, nhưng miền Trung và miền Nam lại rất "khát" điện sử dụng. Điều này dẫn tới nhu cầu nối liền mạch điện 500 kV, thống nhất điện năng 3 miền trở nên cấp thiết. Để giải quyết bài toán khó, Việt Nam cần sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng thiết bị điện an toàn và bền vững từ các chuyên gia hàng đầu thế giới để biến ước mơ phủ sóng điện trên cả nước thành hiện thực.

Chọn giải bài toán khó – Lời tự sự của “Impact Makers” vì một Việt Nam bền vững - Ảnh 1.

Ngày 27/5/1994, khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra lệnh đóng điện Đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 1 tại Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), cả thế giới phải ngỡ ngàng. Không ai nghĩ Việt Nam lại có thể vừa thiết kế, vừa thi công đường dây dài gần 1500km, có công nghệ phức tạp như vậy chỉ trong vòng 2 năm. Schneider Electric đã đóng vai trò quan trọng với tư cách là đối tác chính, cung cấp hệ thống thiết bị điện hiện đại và đáng tin cậy cho toàn bộ hệ thống truyền tải… giúp Việt Nam tạo nên kỳ tích đó.

Chọn giải bài toán khó – Lời tự sự của “Impact Makers” vì một Việt Nam bền vững - Ảnh 2.

Khát vọng của Schneider Electric - một tập đoàn với gần 200 năm kinh nghiệm hoạt động trên khắp thế giới - khi dấn thân vào thị trường Việt Nam là góp phần cùng hơn 100 triệu người dân ở đây xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh, phát triển bền vững hơn. Sau 30 năm kiên trì với sứ mệnh ấy, Schneider Electric Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu lớn. Các sản phẩm, giải pháp mới liên tiếp ra đời, góp phần quan trọng giúp nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, an toàn và giảm phát thải cac-bon.

Tiêu biểu có thể kể đến công nghệ sản xuất tủ điện hạ thế và trung thế được công ty chuyển giao cho rất nhiều đối tác là các doanh nghiệp lớn hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, Schneider Electric còn góp phần nghiên cứu và triển khai giải pháp kỹ thuật số cho các khu đô thị thông minh, tòa nhà thông minh… giúp nâng tầm cảnh quan đô thị và đặt nền móng cho xu hướng xây dựng xanh, lối sống xanh tại Việt Nam. Năm 2023, Schneider Electric tiếp tục khẳng định vị thế với giải pháp EcoStruxure, giúp phát triển cơ sở hạ tầng sân bay thông minh, ứng phó với các rủi ro và giảm phát thải CO2.

"Giai đoạn mới, chúng tôi đã chuyển mình nhanh chóng với các giải pháp về số hóa, điện hóa, tự động hóa kết hợp với giải pháp phần mềm và trí tuệ nhân tạo để đóng góp và thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số, phát triển bền vững và hướng tới Net Zero 2050 của Việt Nam.", ông Lâm nói thêm.

Sau 30 năm tái thiết và xây dựng, từ một mảnh đất bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam đang trở thành điểm đến ưa thích của các "đại bàng" – những doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu. Là một phần trong dòng chảy phát triển đó, Schneider Electric luôn thấu hiểu nhu cầu của thị trường Việt Nam và coi việc gia tăng hiện diện ở đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của tập đoàn.

Chọn giải bài toán khó – Lời tự sự của “Impact Makers” vì một Việt Nam bền vững - Ảnh 3.

Bên cạnh những đóng góp trực tiếp thông qua hoạt động kinh doanh, tập đoàn đã cam kết đào tạo 35.000 người về năng lượng vào năm 2025. Schneider Electric đã hợp tác với 20 trường cao đẳng nghề trên toàn quốc để triển khai dự án Trung tâm xuất sắc, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến cho các thế hệ tương lai.

"Schneider Electric được biết đến như một công ty toàn cầu có tính địa phương hóa nhất. Điều ấy có nghĩa là chúng tôi cũng là công dân của Việt Nam. Và việc đóng góp công sức cho sự phát triển của địa phương mình đang sinh sống là nghĩa vụ của một công dân", bà Chris Leong - Phó Chủ tịch Tập đoàn, phụ trách Marketing Toàn cầu (CMO) của Schneider Electric phát biểu./.

Chọn giải bài toán khó – Lời tự sự của “Impact Makers” vì một Việt Nam bền vững - Ảnh 4.

Chặng đường của Schneider Electric tại Việt Nam trải qua 3 thập kỷ có thể được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là tiếp cận và định hướng thương hiệu. Bên cạnh việc cung ứng các dịch vụ, sản phẩm theo phương thức B2B với đối tác là các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam để hỗ trợ họ tạo tác động bền vững, Schneider Electric cũng đồng thời xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu gần gũi với đông đảo người dân, biến những thông điệp phát triển bền vững trở nên gần gũi hơn để tăng cường tính lan tỏa.

Chọn giải bài toán khó – Lời tự sự của “Impact Makers” vì một Việt Nam bền vững - Ảnh 5.

Giai đoạn thứ hai gắn liền với chiến dịch "Người kiến tạo Tác động Bền vững – Impact Maker". Đây được xem là nền tảng lõi để Schneider Electric trao quyền hỗ trợ khách hàng, đối tác, các cá nhân nhằm tạo tác động bền vững qua những giải pháp Schneider Electric đang có, cũng như truyền cảm hứng, lan tỏa giá trị tích cực tới cộng đồng. Giai đoạn ba là hiện tại, Schneider Electric đóng vai trò người chia sẻ, trao quyền và ủng hộ mạnh mẽ cho những cải tiến và đổi mới sáng tạo về công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng.

"Sứ mệnh của Schneider Electric là hỗ trợ doanh nghiệp Việt có tầm nhìn dài hạn, tổng thể về giá trị của công nghệ, từ đó tiếp cận và làm chủ công nghệ, phục vụ cho lợi ích của họ", ông Đồng Mai Lâm nhấn mạnh. Mỗi dự án của Schneider Electric đều hướng đến mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và tài nguyên thông qua công nghệ và hợp tác. "Đây cũng là lời giải cho bài toán cân bằng giữa doanh thu và tính bền vững vốn thường tỷ lệ nghịch với nhau".

Chọn giải bài toán khó – Lời tự sự của “Impact Makers” vì một Việt Nam bền vững - Ảnh 6.

Bà Chris Leong cũng cho rằng, trong tiến trình phát triển, Schneider Electric luôn ưu tiên lợi ích của khách hàng. Chẳng hạn, tập đoàn đang tổ chức những chiến dịch vận động và tuyên truyền không chỉ cho nội bộ mà cho tất cả các đối tác và khách hàng cùng chung chí hướng. "Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Sáng tạo 2024 của Schneider Electric tổ chức tại Việt Nam hồi đầu tháng 8 năm nay là một phần của chiến dịch này," CMO Chris Leong chia sẻ.

Chọn giải bài toán khó – Lời tự sự của “Impact Makers” vì một Việt Nam bền vững - Ảnh 7.

Theo ước tính của Trung tâm Cơ sở hạ tầng Toàn cầu (Global Infrastructure Hub), Việt Nam cần trung bình ít nhất 25 tỷ USD (khoảng 615 nghìn tỷ đồng) mỗi năm cho chi tiêu cơ sở hạ tầng suốt 20 năm tới và năng lượng chiếm gần 45% trong tổng số chi phí (khoảng 276 nghìn tỷ đồng).

Nhu cầu sử dụng điện đang tăng cao do gia tăng dân số. Điều này đặt ra thách thức lớn với nền kinh tế đồng thời gây áp lực lên vấn đề bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu khi 80% lượng phát thải đến từ việc sử dụng năng lượng.

Chọn giải bài toán khó – Lời tự sự của “Impact Makers” vì một Việt Nam bền vững - Ảnh 8.

Các công nghệ hiện nay, theo Schneider Electric có khả năng loại bỏ 70% phát thải CO2 trong chuỗi mắt xích năng lượng. Bên cạnh đó, các nguồn điện phát thải thấp, dẫn đầu là năng lượng tái tạo, đã sẵn sàng để lấn át nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030. Việt Nam cũng định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo sẽ lên tới 67,5 - 71,5%. Vì vậy, Schneider Electric tin rằng tiêu thụ điện thông minh, bền vững là phương án hiệu quả đạt mục tiêu trung hòa cac-bon vào năm 2050, bên cạnh việc phát triển thêm các nguồn năng lượng xanh. Theo bà Chris Leong, tập đoàn Schneider Electric có đầy đủ các giải pháp toàn diện ở cả hai hướng tiếp cận trên, sẽ đóng góp phần quan trọng trong nỗ lực giảm phát thải, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, trong nhiều thập niên tiếp theo.

Ông XingJian Pang, Tổng Giám đốc điều hành Schneider Electric khu vực Đông Á chia sẻ: "Trước những biến động của thế giới trên mọi khía cạnh, công nghệ, đổi mới sáng tạo chính là chìa khóa để chúng ta giảm lượng khí thải và thu hẹp khoảng cách giữa tiến bộ và tính bền vững. Mục tiêu của chúng tôi là hướng đến trao quyền cho các đối tác, khách hàng để họ có thể tạo tác động bền vững mạnh mẽ hơn".

Bà Chris Leong cũng khẳng định chiến lược phát triển của Schneider Electric trong tương lai sẽ tập trung vào việc chuyển đổi tập đoàn trở thành lãnh đạo về công nghệ trong công nghiệp. "Với vai trò là người kiến tạo tác động bền vững – Impact Maker, Schneider Electric sẽ đồng hành để mang đến cuộc sống thăng hoa, bền vững hơn cho mọi công dân trên thế giới và Việt Nam là phần không thể tách rời trong đó", Chris Leong chia sẻ thêm.