Chủ tịch SmartPay - Marek Forysiak: Mang đến các giải pháp công nghệ tài chính giúp tiểu thương có thể tiến xa hơn trong công cuộc đổi mới ngành bán lẻ là một phần trong sứ mệnh của Smartpay. - Ảnh 1.

Chủ tịch SmartPay - Marek Forysiak: Mang đến các giải pháp công nghệ tài chính giúp tiểu thương có thể tiến xa hơn trong công cuộc đổi mới ngành bán lẻ là một phần trong sứ mệnh của Smartpay. - Ảnh 2.

Ông Marek Forysiak: Nhờ vào các điều kiện vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên được duy trì ở mức cao và thuộc nhóm dẫn đầu thế giới, Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển trong mọi lĩnh vực. 

Bên cạnh đó, với tỷ lệ dân số trẻ, lượng người sử dụng điện thoại thông minh cao lên đến 72%, dư địa để phát triển theo xu hướng số hóa và hiện đại là rất lớn.

Trong nhiều năm gần đây, chính phủ cũng đã dành không ít sự quan tâm đến vấn đề chuyển đổi số, đặc biệt là trong hoạt động thanh toán qua thiết bị di động. Nhà điều hành cũng đã có các chính sách hỗ trợ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này nói riêng và công nghệ tài chính (Fintech) nói chung. 

Vì lẽ đó, nhu cầu đối với lĩnh vực này thời gian tới sẽ vẫn rất lớn và là một mảnh đất màu mỡ đối với các doanh nghiệp Fintech.

Chủ tịch SmartPay - Marek Forysiak: Mang đến các giải pháp công nghệ tài chính giúp tiểu thương có thể tiến xa hơn trong công cuộc đổi mới ngành bán lẻ là một phần trong sứ mệnh của Smartpay. - Ảnh 3.

Việt Nam cũng đã có một số kỳ lân lớn trong lĩnh vực tài chính số. Tuy nhiên, các đơn vị này hay các định chế tài chính chỉ đang chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề của các doanh nghiệp có quy mô lớn. 

Trong khi đó, có đến hơn 70% doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cùng các tiểu thương và đang chiếm khoảng 50% doanh số bán lẻ. 

Chúng ta cần nhìn nhận rằng việc kinh doanh của tầng lớp này là một động lực phát triển quan trọng. Các tiểu thương cũng cần có cơ hội được tiếp cận vốn và phát triển. 

Vạch xuất phát của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tiểu thương đã ở sau các ông lớn rất nhiều, nếu tiếp tục không tiếp cận được nguồn tài chính, đây sẽ là một cuộc cạnh tranh không cân sức. 

Thấu hiểu điều này, tháng 5/2019, SmartPay chính thức được thành lập với sứ mệnh mang đến các giải pháp tài chính giúp khai phá tiềm năng, thúc đẩy và nâng cao chất lượng cuộc sống của tiểu thương.

Chủ tịch SmartPay - Marek Forysiak: Mang đến các giải pháp công nghệ tài chính giúp tiểu thương có thể tiến xa hơn trong công cuộc đổi mới ngành bán lẻ là một phần trong sứ mệnh của Smartpay. - Ảnh 4.

Chủ tịch SmartPay - Marek Forysiak: Mang đến các giải pháp công nghệ tài chính giúp tiểu thương có thể tiến xa hơn trong công cuộc đổi mới ngành bán lẻ là một phần trong sứ mệnh của Smartpay. - Ảnh 5.

SmartPay đang đem đến đa dạng giải pháp kinh doanh cho SMEs, phù hợp cho mọi đối tượng bất kể ngành nghề và quy mô lớn hay bé. Hai giải pháp cụ thể nhất mà chúng tôi đang cung cấp đến các khách hàng của mình đó là: 

Các giải pháp thanh toán: Giải pháp này sẽ giúp tiểu thương chấp nhận được mọi hình thức thanh toán như ví điện tử, thanh toán chạm, thanh toán nhận diện khuôn mặt, thẻ ngân hàng, chuyển khoản và quét mã QR bằng gần 40 ứng dụng ngân hàng trên thị trường.

Đặc biệt, tháng 9/2022, SmartPay cũng đã cho ra mắt thiết bị thanh toán đa chức năng SmartPOS với khả năng chấp nhận mọi hình thức thanh toán.

Chủ tịch SmartPay - Marek Forysiak: Mang đến các giải pháp công nghệ tài chính giúp tiểu thương có thể tiến xa hơn trong công cuộc đổi mới ngành bán lẻ là một phần trong sứ mệnh của Smartpay. - Ảnh 6.

Các giải pháp tăng thu nhập: Mua trước trả sau, Trả góp 0% lãi suất, các dịch vụ tiện ích như thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, bảo hiểm xe máy và thanh toán khoản vay… 

10 năm qua là giai đoạn khá đặc biệt khi tiểu thương và doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến hơn 50% doanh số bán lẻ tại Việt Nam. 

Đây cũng là đối tượng thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển nền kinh tế tại Việt Nam trong 5 đến 10 năm tới. Do đó, họ cần những giải pháp tài chính điện tử phù hợp để tự tin cạnh tranh trong nền kinh tế đang số hóa mạnh mẽ. 

Hơn nữa, thị trường cũng đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong thói quen thanh toán tiêu dùng, người dân ngày càng ưa chuộng các hình thức thanh toán không tiền mặt. Đồng thời, đây cũng chỉ mới là giai đoạn khởi đầu trong kế hoạch hướng đến xã hội không tiền mặt, tiềm năng vẫn còn rất lớn. 

Thời gian tới, SmartPay sẽ tiếp tục đem đến những giải pháp kinh doanh thiết thực, đưa các dịch vụ tài chính chỉ có ở những chuỗi bán lẻ lớn đến gần hơn với từng tiểu thương. 

Những nỗ lực của SmartPay cũng đã được thể hiện rất rõ khi chỉ sau hơn 3 năm hoạt động, chúng tôi đã thành công kết nối mạng lưới 700.000 nhà bán hàng với 40 triệu người dùng. Đồng thời, SmartPay đã xử lý hơn 70 triệu giao dịch thanh toán trị giá hơn 4,5 tỷ USD.

Chủ tịch SmartPay - Marek Forysiak: Mang đến các giải pháp công nghệ tài chính giúp tiểu thương có thể tiến xa hơn trong công cuộc đổi mới ngành bán lẻ là một phần trong sứ mệnh của Smartpay. - Ảnh 7.

Mức độ tăng trưởng mạng lưới nhà bán hàng và người dùng của SmartPay sau hơn 3 năm hoạt động

Chủ tịch SmartPay - Marek Forysiak: Mang đến các giải pháp công nghệ tài chính giúp tiểu thương có thể tiến xa hơn trong công cuộc đổi mới ngành bán lẻ là một phần trong sứ mệnh của Smartpay. - Ảnh 8.

Điều làm nên sự khác biệt của SmartPay đó là giá trị tận tâm, tận tụy nỗ lực hết mình, nhằm mang đến giá trị cao nhất cho các khách hàng của mình. 

Ngoài ra, một điểm nổi bật khác của SmartPay đó là sự tập trung và chuyên môn hóa cao hơn so với các định chế tài chính khác trong việc đưa ra các giải pháp thiết thực nhất cho khách hàng SMEs và tiểu thương. 

Trong năm 2022, chúng tôi đã có những nước đi mang tính chiến lược như đạt được thỏa thuận đầu tư 240 tỷ đồng từ SMBC và ra mắt thiết bị thanh toán đa chức năng SmartPOS.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã được sự đồng thuận của Be Group trong việc phân phối 24.000 SmartPOS vào hệ thống BeCar và BeFood. 

Đây là một bước ngoặt giúp SmarPay đến gần hơn với mục tiêu cung cấp 160.000 máy, nhằm mang lại sự hỗ trợ tốt nhất có thể cho tiểu thương Việt vào cuối năm nay.

Trong vòng 3 năm tới, mục tiêu của SmartPay là đạt hơn 8 tỷ USD tổng giá trị giao dịch hàng năm. 

Chúng tôi dự định thực hiện điều này bằng cách tạo dựng và cung cấp một kênh tích hợp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tài chính. 

Bên cạnh đó, SmartPay sẽ tiếp tục mở rộng điểm chấp nhận thanh toán, lên đến hơn 2 triệu điểm vào năm 2025. Đồng thời công ty cũng sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ ưu việt có khả năng giải quyết các vấn đề thiết thực của nhà bán hàng. 

Tôi kỳ vọng rằng những giải pháp của SmartPay sẽ góp phần giúp các tiểu thương bắt kịp với nhịp độ chuyển đổi số của quốc gia và nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. 

Bên cạnh đó, thời gian qua không ít cá nhân và tổ chức đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết để trục lợi và gây thiệt tài sản của người tiêu dùng. Sự xuất hiện của SmartPay được kỳ vọng sẽ đem đến những dịch vụ công nghệ tài chính dễ tiếp cận và an toàn hơn. Qua đó, các hiện tượng tiêu cực như lừa đảo, tín dụng đen, cho vay nặng lãi,… cũng sẽ được hạn chế và ít gây tác động không tốt đến người tiêu dùng. 

Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của ông!


Văn Tuệ
Hương Xuân