Chúng ta nói nhiều về giấc mơ, khát vọng và những chiến lược để chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Nhưng trước những tác động tiêu cực chưa hồi kết của Covid-19, đâu là con đường để doanh nghiệp thực thi chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu kép vừa "chống dịch" vừa duy trì, thậm chí phát triển được hoạt động kinh doanh?
Là một trong những doanh nghiệp đầu ngành về sản xuất phần mềm và nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ông Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch HĐQT MISA, Viện trưởng Viện Đổi mới doanh nghiệp - MISA Institute for Business Innovation (MIBI) cho biết: "Điều MISA trăn trở là làm sao doanh nghiệp có thể nhận được ngay lập tức giá trị thiết thực từ nền tảng số trong việc giảm nhẹ ảnh hưởng từ Covid."
Thực tế nền tảng quản trị của MISA đang được ứng dụng tại hơn 12.000 doanh nghiệp đã chứng minh rằng dù ở quy mô nào, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng làm việc từ xa, mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là trong giãn cách.
Theo kết quả khảo sát, công nghệ có thế sẽ giúp doanh nghiệp sẽ nâng cao được 47% hiệu suất làm việc và tiết kiệm tới 84% chi phí.
Nếu nói trong nguy có cơ thì có thể thấy, chính dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và thay đổi thói quen của người dân từ offline sang online. Nắm bắt kịp thời xu hướng để thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang đa kênh, tăng cường trải nghiệm trên không gian số và "online hóa" quy trình tác nghiệp sẽ là lời giải cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Theo Ngân hàng Thế Giới World Bank, trong giai đoạn đầu năm 2020 đến tháng 6/2020, có 48% doanh nghiệp Việt Nam chuyển sang nền tảng số. Từ tháng 6 đến tháng 9-10/2020, tỷ lệ này tăng thêm 11%. Tuy nhiên, khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI chỉ ra tới 55,6% doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) lo lắng về chi phí ứng dụng công nghệ, 38,9% thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số, 32,3% thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số…
Chính vì thế cũng dễ hiểu khi có ý kiến cho rằng, chuyển đổi số của các doanh nghiệp SMEs phần lớn chỉ dừng ở chiến lược mà chưa có cách thức thực thi cụ thể. Đa số vẫn loay hoay, không biết bắt đầu từ đâu và khó khăn trong tìm kiếm một nền tảng vững chắc, một điểm tựa để đưa doanh nghiệp lên môi trường số hiệu quả, an toàn.
Ông Hoàng chia sẻ: "MISA đã đồng hành cùng hơn 170.000 doanh nghiệp trong gần 27 năm qua. Đó cũng là hành trình đội ngũ liên tục lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có nhu cầu ứng dụng công nghệ khác nhau. Chuyển đổi số ở doanh nghiệp lớn khác hẳn doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp sản xuất không thể giống lĩnh vực thương mại nên khó có công thức chung nào."
Vì lý do đó, trong nhiều năm trở lại đây, MISA đã phát triển nền tảng quản trị và được hơn 12.000 doanh nghiệp ở nhiều quy mô, lĩnh vực ứng dụng. Đây cũng là nền tảng Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, lựa chọn để triển khai các hoạt động chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt.
Doanh nghiệp được xem như một cơ thể sống gồm các bộ phận: Sản xuất, Marketing – Bán hàng, Tài chính – Kế toán, Nhân sự, Điều hành và các đối tác bên ngoài doanh nghiệp. Trong đó, tài chính – kế toán được xem như xương sống, liên quan chặt chẽ đến số liệu của mọi phòng ban. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp trong ứng dụng công cụ số vì nghiệp vụ phức tạp, khối lượng dữ liệu lớn và yêu cầu độ chính xác cao.
Dựa vào nguyên lý trên, MISA xây dựng nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất tất cả các nghiệp vụ tại một nơi duy nhất là MISA AMIS, gồm 4 mảng chính: Tài chính – Kế toán, Marketing - Bán hàng, Quản trị nhân sự và Quản lý điều hành. "Trong đó, cốt lõi của nền tảng là tài chính – kế toán - trung tâm kết nối dữ liệu toàn hệ thống trong và ngoài doanh nghiệp. Đây cũng là thế mạnh của MISA trong gần 27 năm qua." – Ông Hoàng nhấn mạnh.
Từ 4 mảng chính, nền tảng chia làm hàng chục ứng dụng nhỏ, giúp doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ từ, từng bước với một lộ trình theo sát nhu cầu thực tế. Quy mô đến đâu thì dùng các ứng dụng tới đó, vừa tiết kiệm chi phí vừa sử dụng hết công suất của nền tảng. Nếu doanh nghiệp mở rộng và phát sinh nhu cầu mới, chỉ cần mua thêm ứng dụng tương ứng, thay vì phải sử dụng thêm phần mềm bên ngoài hay đổi hệ thống mới, tốn kém, phức tạp và thiếu sự kế thừa, liên kết dữ liệu.
Tính liên kết dữ liệu của MISA AMIS có thể thấy rõ nhất ở việc tự động ghi nhận dữ liệu chéo. Điển hình như khi kinh doanh cập nhật giao dịch thành công với khách hàng lên hệ thống MISA AMIS Bán hàng, MISA AMIS Kế toán sẽ lập tức ghi nhận doanh thu và phát hành hóa đơn điện tử tự động. Việc này giảm đáng kể thời gian và sai sót so với hạch toán thủ công trước đây.
Hiện nền tảng cũng kết nối với nhiều đối tác bên ngoài như hơn 20 ngân hàng, thuế, bảo hiểm xã hội, sàn thương mại điện tử, kênh tuyển dụng, giao vận.... Đồng thời, thông qua OpenAPI (Giao tiếp lập trình ứng dụng mở), MISA AMIS dễ dàng tích hợp mọi ứng dụng khác của đối tác thứ 3. Nhờ đó, người dùng có thể thực hiện các giao dịch chỉ với một nền tảng. Tất cả dữ liệu được lưu trữ chung tại một trung tâm là MISA AMIS.
Có thể thấy, khi dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, doanh nghiệp cần xây dựng được tính linh động cao nhất. Không chỉ linh động trong sẵn sàng làm việc từ xa mà còn nằm ở những thay đổi kịp thời chiến lược kinh doanh. Với việc hội tụ dữ liệu tại một trung tâm, MISA AMIS sẽ cho nhà quản lý bức tranh chính xác tình hình hoạt động, được cập nhật realtime trên nền tảng mà không cần chờ đợi báo cáo của các phòng ban. Từ đó hỗ trợ việc ra các quyết định kịp thời, chính xác trong bối cảnh thị trường đầy biến động như hiện nay.
Nhờ ứng dụng tư duy thiết kế (Design Thinking), trong 27 năm qua, MISA đã liên tục đổi mới, sáng tạo, phát triển năng lực để phục vụ mạng lưới hơn 250.000 khách hàng tổ chức và hơn 2,5 triệu khách hàng cá nhân. Trên hành trình tiếp tục thực hiện giá trị cốt lõi của mình, mới đây, MISA đã thành lập Viện Đổi mới doanh nghiệp MIBI.
Với cương vị Viện trưởng, ông Nguyễn Xuân Hoàng chia sẻ: MIBI được thành lập xuất phát từ sự thấu hiểu các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là khó khăn khi nguồn nhân lực chưa trang bị đủ kiến thức và sẵn sàng để ứng dụng công nghệ.
Vì vậy, sứ mệnh của MIBI mà ông và các cộng sự hướng tới là nghiên cứu, xây dựng nội dung về kiến thức quản trị đã được thực hành tốt nhất trên thế giới để phổ biến cho doanh nghiệp Việt; Tổ chức đào tạo kỹ năng, kiến thức cho nhân sự trong các doanh nghiệp; và giúp doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả các nền tảng, dịch vụ phần mềm. Đây chính là tiền đề để doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng và tiết kiệm nguồn lực.
Nhìn chung, Covid-19 đã, đang và sẽ còn tác động sâu, rộng đến các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, những doanh nghiệp công nghệ như MISA càng nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các nền tảng số, là điểm tựa để doanh nghiệp "lên mây".
Những nền tảng có tính thiết thực cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu nóng của xã hội như MISA AMIS hay những hoạt động lan tỏa tri thức từ MIBI cũng chính là cam kết cụ thể và mạnh mẽ của MISA trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp thực thi chiến lược chuyển đổi số, "vượt bão Covid" và "ngược dòng" thành công trong giai đoạn bình thường mới.
Tìm hiểu thêm về chuyển đổi số, nền tảng số và các chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp tại đây.