Thống kê cho thấy tăng trưởng lợi nhuận đã chững lại ở đa số ngân hàng. Ba tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ nhỉnh hơn mức 2%, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, hàng loạt thách thức khác cũng tiếp tục tác động đến toàn ngành như lãi suất tăng cao, thị trường bảo hiểm có tranh chấp, phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn chậm…

Dù không nằm ngoài xu hướng, tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý 1 của Techcombank lại hé lộ nhiều điểm sáng. Theo báo cáo tài chính, quý 1/2023, lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt hơn 5.600 tỷ đồng, tuy thấp hơn so với quý 1/2022 nhưng tăng 18% so với quý gần nhất là quý 4/2022. Với kết quả này, Techcombank đã vượt kế hoạch quý 1, và nằm trong Top 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống, bên cạnh 3 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, VietinBank, BIDV) và MB.

Hé lộ bức tranh sáng ngân hàng trong bối cảnh thách thức của Quý 1/2023 - Ảnh 1.

Trên thực tế, kể từ khi thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp bước vào giai đoạn khó khăn từ giữa năm 2022 đến nay, Techcombank là một trong những ngân hàng nhận được nhiều chú ý nhất bởi đây vốn là 2 thế mạnh của Techcombank. Song các con số và phân tích của giới chuyên gia cho thấy, Techcombank vẫn đứng vững trước thách thức, và củng cố nội lực. Đó chính là năng lực kiên định đã được Techcombank nhiều lần kiểm thử, trong những giai đoạn thách thức trước đây và hiện nay.

Kết thúc quý 1, tỷ lệ nợ xấu (NPL) của Techcombank được đảm bảo ở mức 0,85%, thuộc nhóm thấp nhất hệ thống. Hiện chỉ còn Techcombank và một vài ngân hàng niêm yết khác còn duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới 1%. Từ năm 2017 đến nay, ngân hàng đã liên tục duy trì tỷ lệ này ở dưới mốc 1%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tiếp tục ở mức cao, đạt 134%, tức cứ 1 đồng nợ xấu thì ngân hàng đã dự phòng đến 1,34 đồng.

Hé lộ bức tranh sáng ngân hàng trong bối cảnh thách thức của Quý 1/2023 - Ảnh 2.

Đây là điểm sáng của Techcombank trong bối cảnh nợ xấu đồng loạt tăng tại nhiều ngân hàng khác những tháng đầu năm nay do khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống đến cuối tháng 2/2023 đã lên 2,91%, tăng mạnh so với 2% hồi đầu năm. Nợ xấu bao gồm cả nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống ước chiếm tỷ lệ 5% so với tổng dư nợ.

Ông Phan Thanh Sơn - Phó Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng Giao dịch toàn cầu của Techcombank cho biết, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank tăng nhẹ trong 3 tháng đầu năm liên quan đến các khoản vay qua thẻ tín dụng, song vẫn được kiểm soát chặt chẽ ở mức thấp dưới 1%. Doanh mục cho vay các khách hàng doanh nghiệp tiếp tục duy trì chất lượng tốt.

Các hệ số về an toàn hoạt động của Techcombank cũng được đảm bảo theo đúng quy định của cơ quan quản lý. Trong đó, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động (LDR) ở mức 81%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 33,5%, đều đáp ứng yêu cầu của NHNN.

Một điểm sáng đáng chú ý khác khi Techcombank tiếp tục duy trì bộ đệm tài chính vững chắc, với vốn chủ sở hữu cuối tháng 3 đạt 118 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 15%, dẫn đầu ngành và cao hơn gần gấp đôi so với yêu cầu tối thiếu 8% của trụ cột I, Basel II. Lãnh đạo Techcombank cho rằng, việc duy trì nền tảng vốn vững chắc là yếu tố cốt lõi giúp ngân hàng vượt qua các giai đoạn khó khăn nhiều rủi ro của thị trường.

Hé lộ bức tranh sáng ngân hàng trong bối cảnh thách thức của Quý 1/2023 - Ảnh 3.

Trong bối cảnh thu nhập hoạt động bị ảnh hưởng do thị trường kém thuận lợi, Techcombank tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chi phí vốn, dù ngân hàng vẫn đang đẩy mạnh đầu tư công nghệ cho chiến lược chuyển đổi số. Tỷ lệ CIR trong quý 1/2023 của ngân hàng ở mức 33,8%, giảm mạnh so với mức 42,3% của quý 4/2022. Trong những năm gần đây, Techcombank gần như không tăng số cán bộ công nhân viên mà tập trung vào việc nâng cao hiệu quả vận hành. Hiện nhân sự Techcombank thuộc top dẫn đầu về năng suất lao động trên thị trường.

Hệ số sinh lời  ấn tượng với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA (12 tháng gần nhất) đạt 2,9%, duy trì ở mức hàng đầu thị trường. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE ở mức 17,8%.

Hé lộ bức tranh sáng ngân hàng trong bối cảnh thách thức của Quý 1/2023 - Ảnh 4.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tháng 4/2023, lãnh đạo Techcombank khẳng định, những phân khúc quan trọng như cho vay mua nhà, trái phiếu doanh nghiệp vẫn sẽ được ngân hàng chú trọng, và chú trọng kiểm soát tốt chất lượng tài sản. Theo lý giải của ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank, tỷ trọng cho vay bất động sản của ngân hàng phần nhiều nằm ở cho vay cá nhân có nhu cầu mua nhà để ở. Đối với các dự án, Techcombank không rót vốn dàn trải mà tập trung chọn những khách hàng tốt, pháp lý đầy đủ. Những dự án này vẫn tiếp tục được triển khai kể cả trong giai đoạn khó khăn vừa qua.

Hé lộ bức tranh sáng ngân hàng trong bối cảnh thách thức của Quý 1/2023 - Ảnh 5.

Đối với trái phiếu, Techcombank quản lý như một khoản vay, từ góc độ sức khoẻ khách hàng, khả năng trả nợ cho đến tài sản đảm bảo. Vì vậy, 2 thị trường trên gặp khó khăn chỉ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng thu nhập của ngân hàng trong ngắn hạn mà không gây áp lực về rủi ro nợ xấu. Khi thị trường phục hồi, Techcombank sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn các đối thủ, từ đó giúp ngân hàng bứt phá mạnh trở lại.

Theo đánh giá của Công ty chứng khoán KB (KB Securities), năng lực tư vấn phát hành và phân phối trái phiếu của Ngân hàng này

Ở góc độ khác, Techcombank là một ngân hàng đặc biệt tại Việt Nam trong việc tạo dựng được hệ sinh thái khách hàng theo chuỗi giá trị, từ các nhà cung cấp lớn đến người tiêu dùng cuối cùng. Điều này giúp họ không chỉ mở rộng tập khách hàng bán lẻ mà còn giảm thiểu được rủi ro tín dụng bởi ngân hàng hiểu rõ dòng tiền của doanh nghiệp đang luân chuyển ra sao. Chẳng hạn khi cung cấp dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp, Techcombank có thể theo dõi tình hình tài chính của họ, đảm bảo khả năng các nghĩa vụ trả nợ mới giải ngân cho vay. Điều này cũng lý giải vì sao chiến lược rủi ro thấp, lợi nhuận cao luôn đúng với Techcombank trong nhiều năm qua.

Hé lộ bức tranh sáng ngân hàng trong bối cảnh thách thức của Quý 1/2023 - Ảnh 6.

Xét theo phân khúc khách hàng dựa theo thu nhập, Techcombank chiếm thị phần lớn ở nhóm khách hàng thu nhập khá và cao. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp ngân hàng tự tin có thể đẩy tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trưởng mạnh trở lại, thúc đấy bán chéo các sản phẩm tài chính và phát triển mảng tư vấn gia sản.

Hé lộ bức tranh sáng ngân hàng trong bối cảnh thách thức của Quý 1/2023 - Ảnh 7.

Tình hình thanh khoản hệ thống ổn định đang giúp các nhà băng tối ưu chi phí vốn dễ dàng hơn, đặc biệt trong nửa sau của năm 2023.

Tại Techcombank, ông Ngô Hoàng Hà - Giám đốc cao cấp Tài chính Doanh nghiệp cho biết, lãi suất đã bắt đầu có xu hướng giảm và dự báo chi phí vốn nửa cuối năm nay của Techcombank sẽ giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng kỳ vọng nguồn vốn rẻ - tiền gửi không kỳ hạn (CASA) sẽ tăng trở lại trong thời gian sắp tới tín dụng và nhu cầu đầu tư của khách hàng hồi phục. Ông Phan Thanh Sơn - Phó Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng Giao dịch toàn cầu cho biết, việc đầu tư công nghệ cho chuyển đổi số, phát triển App khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp thời gian qua đang cho những kết quả ấn tượng. Điều này giúp ngân hàng có lượng hách hàng mới tăng trưởng ổn định và góp phần nâng CASA trở lại vị thế từng có.

Hé lộ bức tranh sáng ngân hàng trong bối cảnh thách thức của Quý 1/2023 - Ảnh 8.

Cuối quý 1/2023, tỷ lệ CASA của Techcombank ở mức 32, nhưng vẫn đứng thứ 2 hệ thống. Trước đó, Techcombank từng đưa CASA lên mức kỷ lục 50,5% vào đầu năm 2022.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành 2 thông tư quan trọng. Cụ thể, Thông tư 02 cho phép các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ từ 24/4/2023 đến hết 30/6/2024. VNDirect đánh giá, thông tư này sẽ phần nào tháo gỡ những vấn đề về thanh khoản của các doanh nghiệp, cứu lấy các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt (đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản) và theo đó tác động tích cực lên một số ngân hàng.

Thông tư 03 hiệu lực từ 24/4 đến 31/12/2023, cho phép các ngân hàng được hoãn thi hành Khoản 11 Điều 4 Thông tư 16/2021, đồng nghĩa với việc tiếp tục cho phép ngân hàng được quyền mua lại trái phiếu doanh nghiệp với một số điều kiện kèm theo. Thông tư được đánh giá sẽ giúp tăng cầu trái phiếu và kỳ vọng sẽ có lợi cho các ngân hàng hoạt động mạnh trên thị trường này, trong đó có Techcombank.

Hé lộ bức tranh sáng ngân hàng trong bối cảnh thách thức của Quý 1/2023 - Ảnh 9.

Ngoài ra, một điểm đáng chú ý khác là thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu có những chuyển biến tích cực sau khi Chính phủ có các giải pháp tháo gỡ khó khăn một cách đồng bộ, quyết liệt. Quý 1/2023 thị trường ghi nhận có 14 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp  thành công, với tổng giá trị hơn 28.330 tỷ đồng, tăng tới 59% so với quý trước. Có 9 đợt phát hành riêng lẻ diễn ra sau khi NĐ 08 ban hành (ngày 5/3), chiếm hơn 97% tổng giá trị phát hành riêng lẻ trong quý đầu năm. Khi thị trường hồi phục, Techcombank sẽ là một trong những bên tận dụng được cơ hội tốt nhất do đã có sự chuẩn bị và nền tảng tốt từ trước.

Hé lộ bức tranh sáng ngân hàng trong bối cảnh thách thức của Quý 1/2023 - Ảnh 10.

Tại Đại hội đồng cổ đông ngày 22/4, ông Jens Lottner, CEO Techcombank cho rằng, ngân hàng đã vượt qua được khó khăn quý 1 và ở nửa sau năm 2023, ngân hàng sẽ có tăng trưởng tốt hơn. "Lợi nhuận mà Techcombank đặt ra năm nay khá thận trọng, 22.000 tỷ đồng. Tuy nhiên thực tế là 3 năm qua, chúng tôi đều đưa ra mục tiêu thận trọng nhưng kết quả đều cao hơn đáng kể so với kế hoạch ban đầu. Tôi tin rằng kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc hơn từ nửa cuối năm, từ đó Techcombank cũng có điều kiện cải thiện các chỉ số tốt hơn".

An An
Hương Xuân