Chẳng phải ngẫu nhiên mà đầu năm người người nhà nhà cầu may. Người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng rất coi trọng Tết Nguyên đán. Người ta quan niệm, để giữ vững sự an yên suốt một năm, ngay từ những ngày đầu đã cần chú ý để rước may về và xua đuổi điều xấu.
Ngày Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng) theo đó là một dịp đặc biệt để chiêu tài lộc, cầu may mắn cho cả năm. Theo chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian, trong các sách cổ có đề cập đến ngày Thần Tài, nhưng không nhắc đến việc nhất thiết phải mua vàng trong ngày này để mang lại may mắn mà tùy theo quan điểm của mỗi người. Nhiều năm trở lại đây, với nhiều người dân, mở một cuốn sổ tiết kiệm cũng là một hình thức chiêu tài lộc vào nhà trong dịp năm mới.
Nhìn rộng ra, những phong tục tập quán lấy may đã được duy trì và không ngừng phát triển xuyên suốt chặng dài lịch sử. Đâu đó, người ta còn thấy được sự lạc quan, yêu đời của người Việt Nam với sự tin tưởng vào một năm mới đầy tươi sáng.
Đó cũng là lý do nhiều ngân hàng tập trung các chương trình lì xì đầu xuân năm mới cho khách hàng, vừa lan tỏa những tín hiệu may mắn vừa chủ động tạo "động lực" cho dòng tiền lưu thông lấy may đầu năm. Thậm chí như ACB, thấu hiểu văn hóa và tâm lý khách hàng, ngân hàng gửi tặng "chuỗi" lì xì từ những ngày đầu xuân năm mới, gửi gắm những tín hiệu may mắn và niềm mong ước về một năm sung túc, phát tài phát lộc cho khách hàng.
Trước đó, ACB đã không bỏ lỡ thời khắc giao thừa đầy hy vọng để lì xì năm mới toàn bộ khách hàng 6868 điểm ACB Rewards với lời chúc "Đại cash, Đại lộc". Chưa dừng lại ở đó, ngày Thần Tài vừa qua ACB cũng mạnh tay lì xì "tiền tươi thóc thật" vào thẳng tài khoản của khách hàng lên tới 6.800.000đ. Vừa tinh tế vừa thực tế, nhiều khách hàng không khỏi bất ngờ khi nhận được "ting ting" từ ngân hàng. Chương trình không giới hạn số lần tham gia nên có nhiều khách hàng nhận tới 50 triệu đồng tiền thưởng, đại diện ACB cho biết.
Bà M.Hương, 55 tuổi, đang kinh doanh trên địa bàn TP.HCM, chia sẻ: "Tết tới nhiều nơi khuyến mãi, rồi tặng quà mà ít nơi tặng tiền lắm. Sáng nay được ACB chuyển gần chục triệu đồng tôi vui lắm. Tính ra gửi tiền tiết kiệm mà lãi thêm gần một chỉ vàng. Tiền tới đúng ngày Thần tài cũng may mắn nữa.".
Chị L.Trinh, 32 tuổi, lại cho biết: "Nhận được chuyển khoản từ ACB mình bất ngờ lắm! Hỏi ra mới biết là do quẹt thẻ rồi được hoàn tiền. Hồi trước Tết biết có khuyến mãi nên mình cũng tích cực quẹt thẻ. Nhưng không ngờ được nhận đúng ngày Thần Tài. Đúng là Thần Tài tới, tiền tài tới. Tính ra hời phết, cả triệu đồng lại còn nhận tiền là thiết thực hơn cả".
Qua đó mới thấy mặc dù được dự đoán là một cái Tết khá tiết kiệm nhưng các chương trình khuyến mãi của các ngân hàng vẫn không hề hạ nhiệt. Việc mạnh tay chi tiền tươi thóc thật vừa là lấy may nhưng cũng đồng thời cho thấy nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Những tín hiệu tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế đã đồng thời củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp. Phân tích từ kết quả Báo cáo Personal Finance Monitor do NIQ thực hiện, nghiên cứu cho thấy có đến 67% người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng tình hình tài chính năm 2025 có đi lên. So với 1 năm trước đây, con số này là hơn 50%. Những dữ liệu nghiên cứu xác thực này trở thành nền tảng vững chắc để các ngân hàng đưa ra giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
Nhiều lãnh đạo các ngân hàng thương mại cho hay, để có thể mở rộng dư nợ vào các phân khúc khách hàng mục tiêu, chìa khoá sẽ nằm ở trải nghiệm của khách hàng, ở việc ngân hàng hiểu khách hàng tới đâu cũng như hệ sinh thái sản phẩm phù hợp thế nào.
Theo đó từ nhiều năm nay, ACB cũng kiên định với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm thông qua việc đầu tư cho các giải pháp công nghệ hay trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, duy trì lãi suất cho vay cạnh tranh, cũng là bài toán ưu tiên trong năm nay, trong bối cảnh áp lực lên tỷ giá do tác động từ bên ngoài vẫn hiện hữu.
Nhằm tăng cường cung ứng vốn hỗ trợ và tạo sức bật cho nền kinh tế, ACB đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm. Cụ thể, nhà băng này cung cấp vốn vay với lãi suất thấp và ưu đãi cho các doanh nghiệp lớn đầu ngành, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất. Đơn cử như gói giải pháp tài trợ doanh nghiệp trong khu công nghiệp của ACB dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp với mức lãi suất ưu đãi vượt trội, phương thức trả nợ gốc lãi linh hoạt, thời gian ân hạn gốc dài đã giúp nhiều doanh nghiệp ổn định dòng tiền giảm áp lực thanh toán gốc để tập trung vào mục đích sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, với các cơ chế tín dụng đặc thù, lãi suất cho vay cạnh tranh cùng các sản phẩm ngoại hối với tỷ giá ưu đãi, các giải pháp phái sinh phòng vệ rủi ro tỷ giá,... tạo đà tăng trưởng cho dòng chảy FDI vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc giảm lãi suất cho vay đã được ACB cùng nhiều ngân hàng khác triển khai nghiêm túc, mang lại hiệu quả thiết thực, thể hiện sự đồng hành và chia sẻ với khách hàng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn.
Riêng đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh, ACB đưa ra các chương trình thúc đẩy giải ngân vốn vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn dễ dàng và thuận lợi. Đồng thời ngân hàng cung cấp thêm các công cụ quản lý toàn diện như Giải pháp quản lý cửa hàng Đồng minh thông thái hay ứng dụng Ngân hàng số ACB ONE xử lý tất cả các nhu cầu tài chính trên một trạm,...
Bên cạnh đó, ACB luôn rà soát và điều chỉnh các chính sách sản phẩm phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo kiểm soát rủi ro, tuân thủ các giới hạn cấp tín dụng và quy định pháp luật.
Song song với các biện pháp trên, ACB cũng tăng cường ứng dụng công nghệ để cung cấp tiện ích cho khách hàng và tiết giảm chi phí vận hành, chẳng hạn như đăng ký thông tin qua xác thực sinh trắc học khuôn mặt, eKYC, giải ngân online, cho vay online…
2025 là thời điểm tăng tốc và bứt phá của cả nền kinh tế, với mục tiêu tăng trưởng đạt trên 8%, hướng tới tăng trưởng kinh tế 2 con số. Tín dụng ngân hàng, do đó sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ đà tăng trưởng. Và năm 2025 được kỳ vọng sẽ là một năm khởi sắc hơn với ngành ngân hàng.
Đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) nhận định: "Bức tranh tổng quan của nền kinh tế cho thấy rất nhiều điểm sáng. Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạo cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài cũng như sự đổi mới và hoàn thiện thể chế là động lực quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao.
Tăng trưởng tín dụng, chuyển đổi số và dòng vốn quốc tế mang lại động lực lớn cho sự phát triển. Tuy nhiên, áp lực từ tỷ giá, lãi suất và sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi ngành ngân hàng phải linh hoạt ứng phó và bền bỉ vươn lên. Chúng tôi tin rằng sự đổi mới và chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả sẽ là chìa khóa để ngành ngân hàng vượt gió rẽ sóng".
Năm 2024, ACB cũng ghi nhận sự tăng trưởng đồng bộ cả về tín dụng và huy động, trong đó, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng đạt 15,08%, riêng ACB đạt 19,1%, liên tiếp 9 năm vượt trên mức trung bình của ngành. Tổng quy mô huy động của ACB trong năm 2024 gồm tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đạt 639 nghìn tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2023, phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng.