Tại Nhật Bản, không khó để bắt gặp những cụ ông, cụ bà ở ngưỡng 80-90 tuổi nhưng vẫn hết sức minh mẫn. Thậm chí, những người vượt mốc 100 tuổi ở đất nước này cũng là điều bình thường.
Trên thực tế, không phải ngẫu nhiên mà người Nhật sống thọ.
Bên cạnh chế độ ăn uống và luyện tập điều độ, họ còn có một bí kíp khác là kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát và phát hiện sớm bệnh tật. Nhờ được theo dõi và thăm khám thường xuyên, người Nhật không những duy trì được sức khỏe tốt mà còn cải thiện chất lượng sống và nâng cao tuổi thọ.
Hiểu rõ điều này, TS.BS. Matsuoka Yoshinori đã sáng lập Emergency Medical Service (EMS) - hệ thống cấp cứu 24/7 suốt 365 ngày, góp phần thay đổi cách thức người Nhật tiếp cận với y tế trong suốt gần 10 năm qua. Giờ đây, ông mong muốn đem đến điều tương tự cho người Việt, thông qua T-Matsuoka Medical Center tại Hà Nội.
Thật ra, cơ duyên đưa tôi đến với ngành y và sau này là EMS, đều rất tình cờ. (cười)
Vào đại học năm thứ 5, trường tôi có khá nhiều chương trình thực tập tại các bệnh viện nhưng do không cố gắng nên tôi không nhận được lời mời thực tập nào. Lúc đó, một người anh làm việc tại khoa cấp cứu đã nói với tôi, thay vì lãng phí thời gian vào việc đi chơi với bạn bè thì hãy đến khoa cấp cứu làm việc. Khi tới đó, tôi có chút thất vọng và không muốn ở lại vì thấy công việc vô cùng vất vả, bận rộn. Tuy nhiên, ngay khi ấy, tôi đã tận mắt chứng kiến các y bác sĩ tại đây cứu chữa kịp thời cho một người bị tai nạn xe máy, trong đầu tôi liền quyết định, đây sẽ là mục tiêu của mình - nhất định mình sẽ trở thành một bác sĩ cấp cứu.
Kể từ đó, tôi không ngừng học hỏi với mong muốn trở thành một bác sĩ cấp cứu thực thụ. Đến tận bây giờ, tôi vẫn luôn cố gắng nỗ lực bởi kiến thức là vô hạn. Tôi muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho nền y học Nhật Bản và vươn xa hơn là ra thế giới rộng lớn ngoài kia, để có thể giúp đỡ nhiều người hơn nữa.
Tôi còn nhớ, cách đây 9 năm, ở thành phố phía Nam Kyushu thuộc tỉnh Kagoshima, khu vực nông thôn, có diện tích tương đối nhỏ với vỏn vẹn 30.000 dân, điều kiện y tế còn nhiều hạn chế. Chưa kể vào thời điểm đó, hệ thống cấp cứu ở Nhật khá yếu nên thường xảy ra tình trạng đùn đẩy, từ chối bệnh nhân. Chứng kiến điều này, tôi đã quyết định thành lập EMS với mong muốn người dân nào cũng có thể tiếp cận hệ thống y tế một cách dễ dàng.
Tôi đã áp dụng mô hình phòng khám hoạt động 24/7 trong suốt 365 ngày tại các vùng dân cư thưa thớt. Nhờ vậy, EMS đã giải quyết được khoảng trống liên quan tới cấp cứu và chăm sóc ban đầu, đồng thời góp phần giảm tải áp lực cho các bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận.
Chúng tôi cảm thấy may mắn khi mô hình của mình nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân và Chính phủ Nhật Bản. Từ đó, EMS có cơ hội nhân rộng quy mô hoạt động ra khắp đất nước với 9 phòng khám và 200 nhân viên như hiện tại.
Trụ sở chính của EMS nằm ở tỉnh Kagoshima - nơi đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số cao. May mắn thay, chúng tôi có thêm sự hỗ trợ của lực lượng lao động trẻ đến từ Việt Nam - những người đã đóng góp rất nhiều vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực.
Không riêng gì Kagoshima mà trên toàn nước Nhật, người Việt cũng chiếm đa số trong lực lượng lao động đến từ nước ngoài. Vì vậy, chúng tôi nghĩ mình cần phải làm gì đó để có thể đền đáp nỗ lực đáng trân trọng này.
Mấu chốt vẫn nằm ở việc người dân có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhờ đó có thể phát hiện rất sớm các dấu hiệu bất thường của sức khỏe. Các bác sĩ sẽ kịp thời đưa ra biện pháp điều trị phù hợp để tăng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân lên, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ của họ.
Bên cạnh đó, tầm soát và phát hiện bệnh sớm cũng là bước quan trọng nhất trong việc điều trị ung thư - vấn đề hàng đầu mà một quốc gia dân số già như Nhật Bản đang phải đối mặt. Từ đó, bệnh nhân có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập vận động và thay đổi lối sống khoa học hơn.
Theo thống kê năm 2021 của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 85.03, liên tục nằm trong top đầu thế giới trong một thời gian dài. Đây là kết quả từ sự nỗ lực rất lớn của nền y tế Nhật Bản trong suốt nhiều năm qua. Còn ở Việt Nam, theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Ung thư Toàn cầu (Globocan) 2020, tỷ lệ mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 9 bậc, xếp thứ 90/185 quốc gia, còn tỷ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc, xếp thứ 50/185 chỉ sau 2 năm.
Như tôi đã nói, việc tầm soát và phát hiện ung thư sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ung thư là bệnh xảy ra khi cơ thể xuất hiện tế bào bất thường, phát triển không kiểm soát và tập hợp tạo thành khối u. Khối u này phát triển nhanh sẽ xâm lấn và phá hủy các mô cơ thể, bắt đầu từ cơ quan nguyên phát cho đến toàn cơ thể. Mạch máu nuôi khối u lớn lên và chính mạch máu là kẻ dẫn đường cho khối u di căn đến các cơ quan khác.
Một khi ung thư đã di căn thì rất khó chữa, tỷ lệ sống sót lúc này ở Việt Nam hay Nhật Bản đều như nhau. Việc phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư quyết định rất lớn đến kết quả điều trị và tiên lượng bệnh. Ở giai đoạn sớm khi tổn thương còn nhỏ và chưa di căn, bằng biện pháp can thiệp xâm lấn, những tổn thương này được loại bỏ, cộng thêm việc tuân thủ theo đúng phác đồ sẽ giúp cho việc điều trị ung thư đạt hiệu quả và kiểm soát tốt đến 80%.
Nhờ vào ý thức tầm soát sức khỏe sớm kết hợp với mô hình kiểm tra sức khỏe Ningen Dock, các bác sĩ có thể phát hiện những nguy cơ tiền ung thư và bệnh ung thư ở giai đoạn sớm, giúp việc điều trị ung thư ở Nhật Bản đạt được nhiều thành tựu khả quan. Theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Nhật Bản, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của các bệnh nhân điều trị ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư tuyến tụy,... của Nhật Bản thậm chí còn cao hơn Mỹ.
Không riêng gì ung thư, tỷ lệ mắc bệnh về tim mạch, đột quỵ, suy giảm trí nhớ... cũng sẽ giảm đáng kể nếu bệnh nhân được tầm soát sớm. Bác sĩ có thể theo dõi và nhận ra các chỉ số bất thường trong cơ thể, từ đó đề ra phương án điều trị kịp thời.
Đúng là người Việt hiện chưa có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và tầm soát để phát hiện bệnh sớm. Việc bỏ lỡ thời điểm vàng khiến cho công tác chữa trị của các bác sĩ trở nên khó khăn hơn.
Bản thân tôi hiểu rõ điều này hơn ai hết. Hơn chục năm làm việc trong môi trường cấp cứu, tôi rất đau lòng khi phải chứng kiến vô số trường hợp đến viện khi bệnh đã trở nặng. Nhiều khi, bác sĩ muốn cứu nhưng lực bất tòng tâm. Chẳng hạn, nếu bệnh nhân mắc nhồi máu cơ tim thì tỷ lệ tử vong là 50%: cứ 2 người bị thì 1 người không qua khỏi.
Chính vì lẽ đó, người dân Nhật Bản khi đến độ tuổi nhất định sẽ được khuyến khích kiểm tra sức khỏe chuyên sâu để tầm soát các bệnh nguy hiểm. Các công ty cũng yêu cầu nhân viên phải khám sức khỏe định kỳ hàng năm, thậm chí còn hỗ trợ thêm về mặt kinh phí.
Chúng tôi hy vọng rằng có thể giúp người Việt hình thành thói quen chăm sóc sức khỏe bằng việc chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, tương tự như ở Nhật Bản. Đây cũng là một trong những điều chúng tôi cần cố gắng hơn trong thời gian tới.
Việc tầm soát cũng như phát hiện sớm ung thư và các bệnh lý mãn tính không chỉ đơn giản là làm các xét nghiệm, chụp chiếu một cách mù quáng. Ở Nhật Bản, chúng tôi có mô hình khám sức khỏe mang tên Ningen Dock. Ningen Dock bắt đầu được triển khai từ năm 1954, theo PubMed – Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ, cập nhật tháng 4/2022, hằng năm mô hình Ningen Dock thu hút khoảng 3,7 triệu người sử dụng dịch vụ tại hơn 1.700 cơ sở y tế trên khắp Nhật Bản.
Thông qua mô hình kiểm tra sức khỏe Ningen Dock, bệnh nhân sẽ được kiểm tra sức khỏe theo 5 tiêu chí: toàn diện, chi tiết, chuyên sâu, chính xác và hiệu quả. Mô hình này có khả năng phát hiện hơn 500 hội chứng, bệnh lý nguy hiểm đã có phương pháp kiểm soát và điều trị hiệu quả (số mặt bệnh theo FDA) như đột quỵ, tim mạch, rối loạn chuyển hóa, ung thư… giúp mọi người có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như dự đoán được tình trạng bệnh tật trong tương lai.
Quy trình kiểm tra sức khỏe theo mô hình Ningen Dock tại T-Matsuoka Medical Center được tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn Nhật Bản. Trước khi thăm khám, khách hàng sẽ được nhận một bộ câu hỏi chi tiết khai thác tiền sử bệnh, thói quen, lối sống hàng ngày… Đồng thời, các bệnh nhân cũng sẽ được các bác sĩ hướng dẫn điều chỉnh chế độ ăn, ngưng sử dụng thuốc (nếu có), chế độ sinh hoạt và luyện tập để chuẩn bị một thể trạng phù hợp trong ngày thực hiện khám. Sau khi thăm khám, hồ sơ y khoa của khách hàng sẽ được đánh giá tình trạng sức khoẻ, hội chẩn bởi hội đồng chuyên môn là các chuyên gia hàng đầu tại Nhật Bản và Việt Nam. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, khách hàng sẽ được tư vấn chuyên sâu, kiểm tra chi tiết hơn. Cuối cùng, các bác sĩ và chuyên gia sẽ đưa ra kết luận và tư vấn thêm các giải pháp chăm sóc sức khoẻ chủ động dài hạn bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, luyện tập vận động thể thao, chế độ sống khoa học.
Hiện tại, T-Matsuoka Medical Center đang là thành viên của Hiệp hội Ningen Dock Nhật Bản. Ngoài Ningen Dock, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ quan trọng khác là Bác sĩ riêng, giúp khách hàng kiểm soát các chỉ số, điều chỉnh thói quen sống và tư vấn dinh dưỡng để loại trừ những nguy cơ gây bệnh hoặc kiểm soát tốt bệnh của mình. Đối với T-Matsuoka Medical Center, sức khỏe của người Việt luôn là ưu tiên hàng đầu.
Khi mới thành lập, EMS tuy là phòng khám nhỏ nhưng chúng tôi đã cố gắng đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại như CT, MRI,... không thua kém gì các bệnh viện công lập và bệnh viện đại học. Nhân lực của chúng tôi không nhiều, nhưng được tuyển chọn kỹ càng về mặt chuyên môn để hỗ trợ mọi vấn đề về sức khỏe của bệnh nhân.
EMS cam kết đảm bảo cả về cơ sở vật chất lẫn đội ngũ nhân lực nhằm mang lại dịch vụ y tế với chất lượng cao nhất cho người dân. Đây chính là bí quyết làm nên thành công của chúng tôi tại Nhật Bản và cũng sẽ là tôn chỉ hoạt động của T-Matsuoka Medical Center tại Việt Nam.
Đội ngũ nhân viên y tế ở T-Matsuoka Medical Center bao gồm các bác sĩ người Nhật, các bác sĩ và điều dưỡng Việt Nam được đào tạo tại Nhật Bản, cũng như các bác sĩ và điều dưỡng ưu tú ở Việt Nam. Chúng tôi làm việc bằng thái độ tận tâm, chân thành để khách hàng yên tâm trông cậy, đúng như triết lý Omotenashi - biểu trưng của tinh thần chân chính Nhật Bản.
Ngoài ra, T-Matsuoka Medical Center cũng luôn mong muốn và cố gắng mang về Việt Nam những máy CT, MRI đời mới có tính năng ghi nhớ chuyên sâu (deep learning) mà ngay cả ở Nhật Bản cũng ít cơ sở y tế dám đầu tư. Kỹ thuật viên vận hành máy đều là những người ưu tú, được đào tạo và huấn luyện theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Lúc này, mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là hướng T-Matsuoka Medical Center trở thành điểm tựa về sức khỏe cho người dân Việt Nam và chắc chắn rằng, trong tương lai khi nhắc tới T-Matsuoka Medical Center mọi người sẽ nhớ tới một bệnh viện chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, một nơi đáng tin cậy để người dân có thể gửi gắm sức khỏe của mình trong tương lai. Đồng thời, chúng tôi cũng tiếp tục mong rằng chính T-Matsuoka Medical Center sẽ là cây cầu nối vững chắc cho nền y tế của cả hai nước Việt Nam - Nhật Bản ở cả hiện tại và trong tương lai.
Bằng việc đem đến một hệ thống chăm sóc sức khỏe chủ động cho người dân cùng mô hình kiểm tra sức khỏe toàn diện - chuyên sâu - chi tiết chuẩn Nhật Bản, chúng tôi mong muốn có thể giúp đỡ càng nhiều người Việt càng tốt, trở thành chỗ dựa vững chắc và tin cậy về mặt sức khỏe cho mọi người. Việc nhìn thấy khách hàng được chăm sóc tận tình, từ đó nâng cao sức khỏe lâu dài, chính là niềm hạnh phúc và sự tự hào lớn nhất của chúng tôi khi mở cửa mỗi ngày.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Phòng khám Đa khoa Nhật Bản T-Matsuoka trực thuộc Công ty Cổ phần Dịch vụ Y tế Việt Nhật - Chi nhánh Hà Nội tọa lạc tại Tòa nhà VJM, 154 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội. Thông tin chi tiết vui lòng tìm hiểu tại website: www.t-matsuoka.com hoặc liên hệ hotline: 1800 888 616 để được hỗ trợ.