Tiến sĩ Alan Phan: “Kiến tạo người trẻ Việt toàn cầu từ long tự hào dân tộc” - Ảnh 1.

Ông có thể chia sẻ hành trình giáo dục khiến ông quyết định quay về Việt Nam và đưa triết lý giáo dục công dân toàn cầu vào ngôi trường North London Collegiate School (NLCS) TPHCM?

Tôi rời Việt Nam khi tròn tám tuổi và đến nước Mỹ, khi đó cha mẹ tôi không biết nói tiếng Anh và rất nghèo. Họ đã làm việc vất vả để chúng tôi được đi học, trưởng thành và làm việc có ích ở khắp nơi trên thế giới. Tiếng Anh khi ấy như một "tấm vé hòa nhập" mà bất cứ người nhập cư nào cũng cần đến. Nhưng dù có hòa nhập đến đâu, tôi vẫn không thể quên được tiếng mẹ đẻ.

Khi trở về Việt Nam, tôi lập tức cảm thấy thương quen như được về nhà. Tôi thích cảm giác mình hòa vào đám đông, dạo quanh phố phường và nói tiếng Việt tự nhiên. Tôi biết đồ ăn ở đây, không cần suy nghĩ gì nhiều khi chọn các món ăn ngon của mảnh đất này. Tôi muốn gìn giữ nguồn gốc và ngôn ngữ của mình sau khi rời xa quê hương quá nhiều năm. Và tôi muốn ươm mầm cho niềm tự hào đó trong những học trò của tôi, biết tự hào về xuất thân của mình, một nền văn hóa giàu bản sắc, có lịch sử lâu dài, tuy nhiều biến cố nhưng Việt Nam vẫn ở đây, hồi phục và phát triển. 

Ở đây, khi làm giáo dục chúng tôi chứng kiến một quan điểm nhầm lẫn phổ biến là trẻ phải biết nói tiếng Anh và chỉ tiếng Anh thôi mới có thể trở thành công dân toàn cầu. Có nhiều bé là người Việt, sống ở Việt Nam, cha mẹ là người Việt, nhưng các em không nói tiếng Việt giỏi vì cha mẹ chỉ muốn nói tiếng Anh để "luyện" cho con. Ông bà nội ngoại không thể chuyện trò gì cùng trẻ nữa vì bất đồng ngôn ngữ, dù cả gia đình đang sinh sống ở Việt Nam. Trẻ dần mất ngôn ngữ mẹ đẻ, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Vì ngôn ngữ chính là cầu nối để chúng ta thấu hiểu những giá trị tinh hoa của văn hoá dân tộc.

Tiến sĩ Alan Phan: “Kiến tạo người trẻ Việt toàn cầu từ long tự hào dân tộc” - Ảnh 2.

Rất nhiều cha mẹ chọn tiếng Anh cho con vì ưu thế cạnh tranh mà ngôn ngữ này đem lại, ông nghĩ sao về chọn lựa này?

Tại sao cha mẹ không nghĩ bé sẽ sở hữu cả hai ngôn ngữ cùng lúc? Nếu bé chỉ biết tiếng Anh, rồi đến khi các con cần quay trở lại Việt Nam để làm ăn, để lãnh đạo công ty gia đình thì sao?

Những bạn trẻ đó không thể làm việc trong môi trường có hai ngôn ngữ Anh - Việt được nữa, mà chỉ có thể làm cho công ty nước ngoài. Hoặc ngay cả khi bạn trẻ ấy sẽ tự sáng lập công ty riêng, nhiều nhân viên của bạn vẫn là người Việt, bạn vẫn cần hiểu họ. Nếu chỉ biết mỗi tiếng Anh, bạn có lẽ đã mắc kẹt khi phải sống ở nước ngoài, hoặc chỉ có thể làm cùng công ty nước ngoài. Vậy có phải ta đã loại bỏ một cơ hội của trẻ vì chỉ có một ngôn ngữ không? 

Ở NLCS TP.HCM, tất cả các bài học đều được giảng dạy bằng 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh do 2 giáo viên (giáo viên Việt Nam và giáo viên nước ngoài) cùng phụ trách. Chúng tôi đảm bảo rằng, học sinh của chúng tôi sẽ xuất sắc như những học sinh NLCS quốc tế, đặc biệt là các con sẽ thành thạo tiếng Việt và giỏi tiếng Anh hơn cả những học sinh học trường Quốc tế đơn ngữ. Khi ứng dụng mô hình song ngữ từ trường NLCS Jeju (Hàn Quốc) vào giảng dạy.

Nhiều gia đình thống nhất cho con nhỏ chỉ nói mỗi tiếng Anh với con để bé biết nói nhanh hơn. Ông có nghĩ liệu khi học hai ngôn ngữ cùng lúc như tại trường NLCS TP.HCM sẽ xảy ra tình trạng bé nói chậm hơn không?

Tiến sĩ Alan Phan: “Kiến tạo người trẻ Việt toàn cầu từ long tự hào dân tộc” - Ảnh 3.

Tôi nghĩ ba mẹ đã đánh giá thấp con trẻ. Nếu chỉ có một phụ huynh nói tiếng Việt, người còn lại chỉ nói tiếng Anh, bé sẽ nhanh chóng học cả hai ngôn ngữ cùng lúc. Thậm chí, nếu trong môi trường của bé có thêm một ngôn ngữ thứ ba, bé sẽ học luôn cả ngôn ngữ thứ ba. Tất cả những hiểu biết này đều đã có nhiều đề tài nghiên cứu chứng nhận. Não của trẻ nhỏ cực kỳ dễ thích nghi, ngay lập tức tiếp nhận bất cứ ngôn ngữ xung quanh và bé sẽ học tất cả các ngôn ngữ này cùng lúc. 

Phần mà cha mẹ thấy bé "chậm" là phần phát triển tiếng nói. Khi nhìn thấy vậy cha mẹ nghĩ ồ con mình chậm quá rồi, nhưng điều này rất bình thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Cháu của tôi có cha là người Mexico, cháu sống với ba mẹ tôi nói tiếng Việt, và người lớn trong nhà nói tiếng Anh với nhau. Cháu nói chậm hơn các bạn cùng lứa. Nhưng ngay khi vừa tròn ba tuổi, lập tức cháu nói cả ba ngôn ngữ cùng lúc. Vì bé đang tìm cách kết nối trong đầu và xem mình nên nói tiếng gì với ai đây. 

Đúng là về mặt kỹ thuật, bé sẽ có thể nói chậm hơn. Có những nghiên cứu cho thấy khi bé phải chọn ngôn ngữ để nói, về mặt nhận thức bé phát triển sớm hơn so với khi chỉ có một ngôn ngữ. Não của bé phải làm việc để chọn lựa liên tục giữa hai ngôn ngữ. Não của bé cần tìm kiếm từ vựng, và sẽ tốn thời gian hơn một chút. Nhưng điều này thực ra là tốt cho bé. Bé đang học xử lý hai ngôn ngữ. Tôi lớn lên ở California, sống trong môi trường hai hoặc nhiều ngôn ngữ đã hơn 30 năm. Không có vùng cấm nào cả.

Tiến sĩ Alan Phan: “Kiến tạo người trẻ Việt toàn cầu từ long tự hào dân tộc” - Ảnh 4.

Phương pháp dạy hai ngôn ngữ cùng lúc của NLCS TPHCM có gì khác với phương pháp mà các trường dạy song ngữ khác đang áp dụng? 

Song ngữ là khi bạn học thêm một ngôn ngữ thứ hai. Ở Việt Nam, mô hình song ngữ được áp dụng tại hầu hết các trường đó là dạy tiếng Việt buổi sáng, và tiếng Anh buổi chiều, nội dung học có khi chỉ lặp lại qua hai ngôn ngữ. 

Ngâm ngôn ngữ [Dual language immersion] là khi bạn dạy cả hai ngôn ngữ cho trẻ trong cùng một lớp học. Ví dụ, khi bé học môn địa lý, thầy giáo nước ngoài sẽ nói "So in HCMC we have districts. How many districts are there in the city?", rồi ngay lúc đó, cô giáo nói tiếng Việt có thể hỏi bé luôn: "Các con có biết vì sao thành phố mình lại chia thành nhiều quận không? 

Có thành phố nào giống như vậy không?" Hai giáo viên không "dịch" lại câu nói của nhau, mà hai ngôn ngữ cùng đối thoại với bé với nội dung bổ trợ cho nhau, để tạo ra giao tiếp giàu nội dung và tự nhiên. Bé nghe thấy cả hai từ "quận" và "district" cùng lúc và cùng biết hai từ đó đề cập đến một khái niệm mà bé sẽ tìm hiểu trong bài học. Thầy cô giáo không cần dạy kiểu học thuộc lòng từ vựng "quận" nghĩa là "district".

Cách này gọi là phương pháp "chung thủy với ngôn ngữ", giáo viên sử dụng ngôn ngữ của họ khi giao tiếp với bé, mô phỏng một môi trường ngôn ngữ thông suốt như trong gia đình đa ngôn ngữ. Bé và thầy cô giáo sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ và quá trình giao tiếp đó trong suốt ba năm đầu tiên đi học bởi vì chúng tôi muốn bé sẽ phát triển hoàn chỉnh ngôn ngữ vào khoảng 8-9 tuổi. Từ sau độ tuổi đó phần phát triển thêm sẽ chỉ là từ vựng. 

Sau đó khi trẻ lớn hơn, chúng tôi vẫn sẽ luôn có giáo viên người Việt dạy các môn như lịch sử, địa lý Việt Nam, và sẽ có phần giảng kết nối tri thức lịch sử, địa lý đó với sự vận hành của thế giới. Bé là người Việt, chúng tôi tin rằng bé nên hiểu về lịch sử và vị trí của Việt Nam trên thế giới, từ đó xây dựng tâm thế vững vàng và bản sắc cho bé để trở thành công dân toàn cầu.

Ngoài việc dạy cho các con về lịch sử, địa lý văn hoá Việt Nam, ông nghĩ chúng ta còn cần phải làm gì để xây dựng cho bạn trẻ Việt tâm thế vững chắc của công dân toàn cầu, hiểu và tự hào về bản sắc của chính mình?

Lớn lên ở miền Nam California – một địa phương với nhiều màu da và sắc tộc. Khi trở thành tiến sĩ giáo dục, tôi đã sống và làm việc ở 9 quốc gia trong thời gian dài. Điều đó giúp tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu để xây dựng sự bình đẳng, tôn trọng cho các con. Và ở NLCS TPHCM, chúng tôi chú ý thực hiện điều đó trong từng việc làm nhỏ nhất.

Ví dụ, ở trường NLCS TPHCM tất cả người Thầy đều bình đẳng trong không gian giảng dạy, dù đó là người Việt hay người nước ngoài. Bởi chúng tôi tin rằng, các con sẽ nhìn thấy hình ảnh của chính mình thông qua cách hành xử của người lớn. Chính vì vậy, chúng tôi cực kỳ chú trọng trong từng việc làm nhỏ nhất để đảm bảo một không gian giáo dục văn minh, tiến bộ để kiến tạo những công dân Việt toàn cầu luôn tự tin vào bản sắc của mình.

Tiến sĩ Alan Phan: “Kiến tạo người trẻ Việt toàn cầu từ long tự hào dân tộc” - Ảnh 6.

Ông có chia sẻ rằng triết lý giáo dục của NLCS TPHCM là "học trò hạnh phúc là học trò thành công". Vậy trường làm thế nào để thực hiện triết lý đó?

Chúng tôi tập trung vào sứ mệnh chăm sóc học trò tận tâm. Các thầy cô gặp các con mỗi buổi sáng khoảng 35 phút. Chúng tôi trò chuyện với trẻ về bản sắc của trẻ, quan hệ với mọi người xung quanh, tình bạn, những điều xảy ra ở nhà và xung quanh bé để chúng tôi hiểu có thể chăm sóc con ra sao. Mỗi lớp học của chúng tôi tối đa chỉ có 20 em học sinh với sự chăm sóc thường xuyên của 3 nhân sự, bao gồm 1 giáo viên chủ nhiệm người Việt, 1 giáo viên chủ nhiệm người nước ngoài và 1 trợ giảng - tỉ lệ Giáo viên/Học sinh trên một lớp cao nhất tại Việt Nam. Đây là điều mà khó trường nào có thể thực hiện được. NLCS TP. HCM làm được điều này vì 100% lợi nhuận thu được sẽ được tái đầu tư vào nhà trường, nhằm tạo nên chất lượng vượt trội trong dạy và học, mang đến những giá trị tốt đẹp nhất cho học sinh. 

Mỗi nhà giáo tại trường thành thật muốn xây dựng tình cảm chân thành với bé. Nếu bé thích một con sâu trong vườn, cô giáo sẽ bảo bé về nhà tìm hiểu thêm đi và kể lại cho cô nghe về cách con sâu sống và lớn lên. Từ những khích lệ, gợi mở đó, bé bắt đầu hành trình tự học đến suốt đời.

Tiến sĩ Alan Phan: “Kiến tạo người trẻ Việt toàn cầu từ long tự hào dân tộc” - Ảnh 7.

Chúng ta biết nhiều cha mẹ ngày nay có kỳ vọng lớn vào tương lai của trẻ, làm sao một ngôi trường có triết lý giáo dục về hạnh phúc có thể giúp trẻ đáp ứng kỳ vọng có thành tích tốt?

Ngôi trường NLCS TPHCM của chúng tôi là trường chọn. Tất cả các bé từ lớp Một, khi sáu tuổi, đều sẽ trải qua bài kiểm tra hai giờ tuyển đầu vào. Các em sẽ được kiểm tra môn Toán, tiếng Anh, tiếng Việt, kiến thức logic, lập trình, sự tò mò, tiềm năng của các em. Nhưng đây không phải là bài kiểm tra các em phải ngồi một chỗ làm trong hai giờ mà là các em sẽ được đưa vào không gian tương tác trong hai giờ với thầy cô và quan sát bé. Các bé vào học tại trường đã có tiềm năng rất tốt, không phải chỉ chuyện điểm số hay bài học, mà còn ở phần hành vi, như việc bé yêu thích học, tò mò muốn biết, tự tin. 

Mức độ học thuật của trường cũng cao hơn. Đa số các trường dạy đến trình độ trung bình. Chúng tôi dạy các bé đến trình độ dẫn đầu. Các bé học ở trường đã có tiềm năng cao, vì vậy chúng tôi phải dạy bé ở mức trình độ cao hơn. Chúng tôi ứng dụng thuật ngữ "Zone of Proximal Development" (Vùng phát triển gần) mà nhà tâm lý học Lev Vygotsky đưa ra, là nếu bạn dạy trẻ tri thức hơi cao hơn một chút so với trình độ của trẻ, trẻ cần phải vất vả một chút, học cách xoay sở, học cách phạm lỗi, bộ não như vậy mới có thể học cái mới.

Chúng tôi muốn chắc chắn bé không thấy chán, không bỏ cuộc, và chúng tôi thách thức bé đi tìm câu trả lời cho những gì bé chưa biết và bé phải học cách suy nghĩ và tìm đến câu trả lời ngay từ khi còn bé. Đó là cách khiến cho các trường NLCS ở Anh quốc, Jeju, Dubai tạo dựng những học sinh có kết quả học tập cực kỳ tốt thuộc top 1% thế giới. Tại NLCS Jeju, 95% học sinh mang quốc tịch Hàn Quốc đã đạt điểm IB là 39/45 trong năm năm 2021 – vượt chuẩn trung bình của thế giới ở mức 33/45 điểm. Chúng tôi muốn sẽ ứng dụng mô hình này tại Việt Nam với tỷ lệ học sinh người Việt là 99%. Và các em cũng sẽ đạt những kết quả đáng tự hào như vậy, để làm nền tảng đưa các em với các trường đại học, các học viện hàng đầu thế giới.

Tiến sĩ Alan Phan: “Kiến tạo người trẻ Việt toàn cầu từ long tự hào dân tộc” - Ảnh 8.

Để dạy các bé đến trình độ này, nhà trường tìm kiếm đội ngũ giáo viên ra sao? 

Quá trình tuyển dụng giáo viên của chúng tôi khá dài. Đầu tiên tôi và phó hiệu trưởng phỏng vấn tất cả các giáo viên. Mỗi chúng tôi có hai buổi phỏng vấn với họ. Đến vòng cuối, các thầy cô sẽ phỏng vấn trực tiếp với lãnh đạo NLCS ở Anh Quốc. Sau khi trúng tuyển, các thầy cô sẽ tham dự một khoá đào tạo nghiệp vụ tại trụ sở của trường tại Anh để đảm bảo chất lượng đạt chuẩn toàn cầu của NLCS. 

Với giáo viên tiếng Việt, dạy các môn về Việt Nam, họ sẽ dạy theo phương pháp sư phạm từ trường ở Anh Quốc, với yêu cầu cao hơn về nghiệp vụ. Như khi văn học, các thầy cô sẽ dạy song song cả hai nhóm tác phẩm. Ví dụ khi học về cổ tích, giáo viên nước ngoài sẽ dạy cổ tích phương Tây, nhưng thầy cô Việt Nam sẽ dạy bé truyện cổ tích Việt Nam. Các em sống ở Việt Nam, các em cần biết đọc sách tiếng Việt và có kiến thức về văn hóa Việt.

Tiến sĩ Alan Phan: “Kiến tạo người trẻ Việt toàn cầu từ long tự hào dân tộc” - Ảnh 9.

Một ngôi trường đặc biệt như vậy sẽ tìm kiếm và mong muốn gì ở phụ huynh để có thể đem lại chất lượng giáo dục tốt nhất cũng như hạnh phúc cho trẻ. 

Chúng tôi cũng khao khát tìm gặp những phụ huynh mong muốn con trẻ của mình có thể khám phá về thế giới và bản thân bé, nhưng vẫn để bé được làm trẻ con. Nhiều gia đình đăng ký quá nhiều thứ cho bé học ở trường và học thêm ngoài giờ. Tôi không tin vào chuyện học thêm, vì tôi nghĩ nếu bé học chưa tốt ở trường, đó là trách nhiệm của trường học chứ không phải của bé. 

Ở trường tôi, các bé tan trường lúc 16 giờ chiều. Sau đó, xin phụ huynh hãy để bé chơi nhạc, vẽ vời hay chơi thể thao tùy thích, những thứ khuyến khích sự sáng tạo hơn là học thuật. Khi chơi thể thao như môn đá bóng, bé sẽ học về cách chơi cùng đồng đội, cách phối hợp, thậm chí học về sự khó chịu khi phải ứng phó với bạn cùng chơi có tính cách khác biệt hay gây hấn. Bé nên được dần học cách ứng phó với những hoàn cảnh đó. Nếu ba mẹ chỉ tìm cách bảo bọc bé quá kỹ, bé sẽ học kỹ năng này trễ hơn, phải vật lộn nhiều hơn, dễ nổi nóng hơn, hoặc không biết cách phải xử trí tình huống không như ý.

Cuộc sống ngoài kia sẽ có rất nhiều hoàn cảnh khiến ta khó xử, đầy những người khiến ta vất vả, và nếu bé phát triển kỹ năng đó từ sớm, điều đó sẽ giúp bé rất nhiều trong tương lai. Tất cả những va chạm, bài học đó sẽ khích lệ thêm tình yêu tự học ở trẻ. Bài học đó sẽ theo con suốt đời, dù là ở Việt Nam hay bước vào một trường đại học ở Mỹ, Canada hay Anh Quốc, và đó là điều chúng tôi muốn dành cho bé. Một bạn nhỏ hạnh phúc sẽ là bạn nhỏ thành công.

Tiến sĩ Alan Phan: “Kiến tạo người trẻ Việt toàn cầu từ long tự hào dân tộc” - Ảnh 10.
Tiến sĩ Alan Phan: “Kiến tạo người trẻ Việt toàn cầu từ long tự hào dân tộc” - Ảnh 11.
Hồng Đăng
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ