5 trường hợp cần rất cẩn trọng khi uống nước: Thói quen uống nước sai lầm chẳng đem lại lợi ích mà còn tổn hại tới sức khỏe!

(Tổ Quốc) - Uống nước là điều cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh, thế nhưng nếu bạn đang bị rối loạn chức năng thận, hoặc sau khi uống thuốc... thì đừng nên uống nhiều nước, tránh tổn hại tới sức khỏe.

Trong cơ thể con người có tới 75% là nước, kết cấu của não có 85% là nước. Ccác chuyên gia dinh dưỡng đã nhận định, giá trị dinh dưỡng của nước thật sự không hề kém đồ ăn. Là chất cấu tạo nên cơ thể con người, nước không chỉ xuất hiện khắp các cơ quan mà còn có tác dụng duy trì nồng độ chất lỏng trong cơ thể ở mức bình thường. 

Bên cạnh đó, quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng đều có sự tham gia của nước. Uống nước có thể làm sạch khoang miệng, điều hòa lượng máu lưu thông trong cơ thể, từ đó giúp bạn vận động linh hoạt hơn. 

Theo cuốn "Hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp" bản mới nhất, với một người trưởng thành khỏe mạnh, làm công việc nhẹ nhàng, mỗi ngày cần uống từ 1500-1700ml, tương đương với 3 chai nước. Còn với những người phải lao động tay chân cực nhọc, lượng nước càng phải nhiều hơn nữa. Thế nhưng khi nào nên uống nước, uống nước như thế nào mới hợp lí và đúng cách?

Tuyệt đối đừng đợi khát rồi mới uống nước

Khát nước là tín hiệu cuối cùng để báo hiệu cơ thể đang thiếu nước, cũng tức là khi bạn cảm thấy khát thì thật ra cơ thể bạn đã thiếu nước được một khoảng thời gian rồi. Nhất là vào mùa hè, mùa rất dễ mắc bệnh sỏi thận. Nếu như không uống đủ nước, sỏi thật phát tác sẽ khiến con người đau không chịu nổi. Sỏi thận tập trung ở đường tiết niệu có vô vàn kiểu loại, cũng có vô vàn nguyên nhân khác nhau. Nhưng thiếu nước, lượng nước tiểu không đủ chính là một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất tạo nên bệnh sỏi thận.

Vậy nên uống nhiều nước, đi tiểu nhiều rất có lợi cho việc phòng ngừa bệnh sỏi thận. Ngoài ra, uống đủ nước vào mùa hè sẽ giúp ích cho việc ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, điều tiết huyết áp, phòng ngừa béo phì...

5 trường hợp cần rất cẩn trọng khi uống nước: Thói quen uống nước sai lầm chẳng đem lại lợi ích gì mà còn tổn hại tới sức khỏe! - Ảnh 1.

(Ảnh: Internet)

Uống đủ nước là chuyện rất quan trọng, nhưng trong 5 trường hợp dưới đây, đừng nên uống nhiều nước:

1. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Thông thường, trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ đầy đủ có thể không cần uống nước nữa. Thế nhưng khi trẻ nhỏ bị bệnh, uống rất ít sữa hoặc nhiệt độ quá cao khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy, nôn tháo, phụ huynh có thể đưa trẻ đi khám, hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể cho trẻ uống ít nước không. 

Nhưng cần phải chú ý, với trẻ sơ sinh, do dạ dày chưa phát triển hoàn toàn, cho nên lượng nước uống không được quá nhiều, phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Người bị rối loạn chức năng thận

Người bị rối loạn chức năng thận, nhất là những người xuất hiện tình trạng đi tiểu ít, phù nề... cần khống chế lượng nước uống vào trong một ngày. Đồng thời, bạn cần phải xem lượng nước ngày hôm trước, kết hợp với mức độ phù nề để quyết định lượng nước nên uống vào ngày tiếp theo. 

Nếu như lượng nước tiểu của ngày hôm trước khá ít, vậy thì tới ngày thứ hai lượng nước uống vào nên ít đi một chú. Bạn có thể đi khám bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất về tình trạng của mình.

3. Sau khi vận động mạnh

5 trường hợp cần rất cẩn trọng khi uống nước: Thói quen uống nước sai lầm chẳng đem lại lợi ích gì mà còn tổn hại tới sức khỏe! - Ảnh 2.

Sau khi vận động hoặc làm việc nặng nhọc, mồ hôi sẽ tiết ra rất nhiều. Lúc này nếu như bạn uống một lượng nước lớn trong khoảng thời gian ngắn, nồng độ các chất điện giải trong máu sẽ giảm mạnh, nặng hơn sẽ dẫn tới trúng độc.

Để khắc phục tình trạng này, 2 tiếng trước khi vận động cần chú ý tới việc bổ sung nước cho cơ thể, phòng ngừa tình trạng mất nước sau khi vận động. Khi đổ mồ hôi quá nhiều không nên ngay lập tức uống một lượng nước lớn. Có thể uống từng ngụm nhỏ một để thấm ướt cổ họng, sau đó lại uống thêm khoảng 50-100 ml nước. 

Bạn cũng có thể thay nước bằng những loại nước ngọt thể thao (nước bao gồm các chất điện giải như natri, kali, lượng natri khoảng 5-120g/100ml nước). Kế tiếp bạn cần nghỉ ngơi khoảng 30 phút, cuối cùng là uống từng ngụm nước một. Chú ý là không được uống nước lạnh!

4. Sau khi uống thuốc

Ví dụ như khi bạn đang uống thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, sau khi uống thuốc mà uống nhiều nước sẽ làm loãng thuốc, giảm tác dụng điều trị. Vậy nên sau khi uống thuốc, thậm chí là cả trong quá trình uống thuốc cũng không nên uống quá nhiều nước, như vậy thuốc mới phát huy hết được tác dụng.

Kkhông phải ai cũng thích hợp với việc uống 8 ly nước mỗi ngày, cho nên mọi người cần biết rõ được tình trạng của bản thân, từ đó điều chỉnh lượng nước uống sao cho phù hợp.

5. Sau bữa ăn

5 trường hợp cần rất cẩn trọng khi uống nước: Thói quen uống nước sai lầm chẳng đem lại lợi ích gì mà còn tổn hại tới sức khỏe! - Ảnh 3.

Hầu hết mọi người có thói quen uống nước sau khi ăn vì nghĩ rằng như vậy có thể làm sạch khoang miệng, giúp tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến rằng, đừng nên uống nước khi vừa ăn xong. 

Bởi uống nước tại thời điểm này sẽ khiến dịch dạ dày bị pha loãng, ảnh hưởng không tốt đến thời gian và quá trình tiêu hóa thức ăn. Uống nước ngay sau khi ăn sẽ khiến bạn cảm thấy đói nhanh hơn bình thường, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều calorie hơn, làm tăng nguy cơ bị đầy hơi.

Các chuyên gia khuyên bạn nên chờ khoảng 30 phút sau khi ăn rồi mới uống nước. Trong khoảng thời gian này, cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn tiêu hóa tiếp theo, việc uống nước sẽ không làm xáo trộn quá trình tiêu hóa.

Nguồn: Abolouwang

Lưu Ly

Tin mới