Bạn có đang mắc sai lầm tài chính tuổi 20?

Thế nào là sai lầm tài chính? Bạn có đang mắc phải những sai lầm "đáng lo ngại" không? Cùng tham khảo bài viết sau để nhanh chóng tìm ra câu trả lời nhé!
Bạn có đang mắc sai lầm tài chính tuổi 20? - Ảnh 1.

Không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Một sai lầm thường thấy nhất ở các bạn trẻ là tư duy cho rằng kế hoạch chi tiêu không thực sự cần thiết. Song, thực tế chứng minh, nếu không có phương án chi tiêu hợp lý thì thu nhập của bạn có cao bao nhiêu vẫn có thể "lâm" vào cảnh nợ nần.

Thực chất, lên kế hoạch tài chính không quá phức tạp như bạn tưởng tượng, bạn có thể áp dụng các công cụ hỗ trợ: sổ chi tiêu, phương pháp 6 chiếc lọ tài chính, quy tắc 50/20/30 hay các ứng dụng công nghệ thông minh,..để kiểm soát chi tiêu của mình, từ đó ra quyết định hợp lý và định hướng cho kỳ tiêu dùng mới.

Mua nhà vượt quá khả năng tài chính

"An cư lập nghiệp" - chân lý muôn đời của người dân Việt. Song, mua nhà là một trong những mục tiêu dài hạn, cần xem xét, cân nhắc kỹ càng và lên kế hoạch chi tiết.

Dĩ nhiên, sở hữu một căn nhà khang trang, rộng rãi là niềm ao ước của không riêng mình bạn, tuy nhiên, mua nhà ngoài khả năng tài chính rất dễ khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn do áp lực tiền bạc dồn nén, ngân sách suy yếu.

Ngoài ra, điều này cũng khiến bạn dễ dàng rơi vào các "bẫy nợ", các chuyên gia cho rằng, lý tưởng nhất, bạn chỉ nên dành ⅓ thu nhập của mình cho nhu cầu nhà ở mà thôi.

Bỏ qua quỹ khẩn cấp và quỹ hưu trí

Người trẻ tuổi hay "mơ mộng" các mục tiêu tài chính xa hơn mà đôi khi lại bỏ qua vấn đề nhỏ nhặt này.

Trên thực tế, các khoản hưu trí giá trị thực sự ở thời gian tích lũy. Do đó, bắt đầu tiết kiệm tiền ngay từ bây giờ sẽ giúp bạn xây dựng nguồn tài chính dư dả, đảm bảo chi tiêu phát sinh khi có kế hoạch nghỉ hưu sớm ở tuổi 40. Ít nhất, bạn cũng nên dành quan tâm đến các khoản bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp chi trả hay bảo hiểm hưu trí cá nhân.

Bên cạnh đó, tiền dự phòng khẩn cấp cũng là một danh mục tối quan trọng trong kế hoạch chi tiêu của bạn. Đề ứng phó với những biến động bất ngờ, đảm bảo an toàn cho tương lai, nền tảng tài chính vững chắc và quỹ dự phòng khẩn cấp nên được xây dựng ngay từ hôm nay.

Trì hoãn tiết kiệm

Tiết kiệm ngay từ tuổi đôi mươi có thể chuyển thành một ngôi nhà, một chiếc xe,... khi bạn lớn tuổi. Song, sai lầm tài chính cá nhân hay gặp ở các bạn trẻ lại xem nhẹ và trì hoãn vấn đề này.

Tiết kiệm sớm giúp bạn nhanh chóng đạt được các mục tiêu tài chính, tự do tài chính, tận dụng sức mạnh của lãi kép để luỹ kế số tiền bạn có. Tối ưu nhất, danh mục tiết kiệm nên chiếm 10 - 20% tổng thu nhập của bạn.

Xem nhẹ các khoản nợ

Khi gặp bất trắc trong các vòng xoáy tài chính, vay vốn luôn là giải pháp được đề xuất đầu tiên.

Đa phần người trẻ luôn có thói quen chi tiêu "quá tay", tiêu xài vào những thú không cần thiết, lạm dụng vay nợ để rồi bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần đau đầu.

Thu nhập chỉ đến từ một nguồn

Trên thực tế, những người tự do tài chính sớm hay có kế hoạch nghỉ hưu sớm không bao giờ chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập. Hài lòng với mức lương ổn định thực chất là một sai lầm tài chính nghiêm trọng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Thử tưởng tượng, nếu bạn đa dạng hóa nguồn thu nhập, bạn cũng sẽ có cơ hội mở ra được nguồn dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp, hỗ trợ bạn mở rộng phạm vi tiếp cận, tạo thu nhập thụ động, để đồng tiền làm việc cho mình: tiền đẻ ra tiền.

Không chú trọng đầu tư cho sự nghiệp

Sự nghiệp nên được chú trọng đầu tư thay vì tính "an nhàn, ổn định" trong tư duy nhiều người trẻ tuổi 20.

Có nhiều cách giúp nâng cao sự nghiệp bản thân, chẳng hạn như kết giao với những người giỏi, tham gia các khóa học nâng cao về kiến thức tài chính ngân hàng quản trị kinh doanh, học một ngôn ngữ mới hay đơn thuần chỉ là một kỹ năng mới.

Bỏ quên các kế hoạch tài chính dài hạn

So với việc đưa ra quyết định một cách "ngẫu hứng", kế hoạch tài chính dài hạn sẽ giúp bạn theo dõi, đánh giá năng lực tài chính, chủ động điều chỉnh và thích nghi với các thay đổi, gia tăng hiệu quả quản lý "ngân sách" cá nhân.

Nạn nhân bẫy chi tiêu

Ngay cả khi nào quản lý chi tiêu tốt, bạn cũng có thể dễ dàng "dính bẫy" chi tiêu. Một số bẫy chi tiêu thường gặp:

Bẫy giảm giá và khuyến mãi: Ban đầu bạn không có ý định mua nhưng lại bị thu hút khi nó giảm giá, đại đa số mọi người sẽ có xu hướng mua vì cho rằng mình có lợi. Đây là một thói quen không tốt, dễ khiến bạn tiêu dùng những món đồ không thực sự cần thiết.

Bẫy phút chót: Khi không có nhiều thời gian để chọn lựa, vào phút chót, bạn thường chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn hơn để có được món hàng đó.

Trên đây, bài viết đã đề cập đến 9 sai lầm tài chính thường gặp nhất ở tuổi 20. Bạn có thể đọc thêm nhiều thông tin ngân hàng, kiến thức tài chính hay khác tại blog: https://www.tcqtkd.edu.vn/. Mong rằng các bạn trẻ sẽ sớm nhận ra các "bẫy chi tiêu" này, thay đổi tư duy cá nhân để nhanh chóng đạt được ngưỡng cửa tự do tài chính trong tương lai.

prlayout.cnnd.vn

Tin mới