Bộ Công thương đồng ý vụ sáp nhập giữa Vinacomin Power và Nhiệt điện Cẩm Phả

(Tổ Quốc) - Việc DTK và NCP tiến hành sáp nhập đã được 2 bên thống nhất chủ trương trước đó. NCP là công ty bị sáp nhập và DTK là đơn vị nhận sáp nhập.

Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP (Vinacomin Power- mã chứng khoán DTK) vừa công bố thông tin liên quan đến việc Tập trung kinh tế. Theo DTK, Bộ Công thương đã xác định hoạt động sáp nhập doanh nghiệp giữa 2 công ty điện lực không thuộc trường hợp bị cấm. Cụ thể:

Văn bản của Bộ Công Thương thông báo về việc tập trung kinh tế của Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP (mã chứng khoán DTK) và Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV (mã chứng khoán NCP). Theo công văn của Bộ Công thương thì việc tập trung kinh tế giữa Tổng công ty Điện lực TKV-CTCP và Công ty cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả-TKV được xác định là hình thức sáp nhập doanh nghiệp, không thuộc trường hợp bị cấm và được thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Theo dữ liệu của chúng tôi, Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP (mã chứng khoán DTK) và Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV (mã chứng khoán NCP) hiện đang giao dịch trên UpCOM. NCP có vốn điều lệ 2.179 tỷ đồng và DTK có vốn điều lệ 6.800 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh, năm 2020, NCP đạt 4230 tỷ đồng doanh thu nhưng lỗ 583 tỷ; DTK đạt 12.768 tỷ đồng doanh thu và 510 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.  

Việc DTK và NCP tiến hành sáp nhập đã được 2 bên thống nhất chủ trương trước đó. NCP là công ty bị sáp nhập và DTK là đơn vị nhận sáp nhập. Việc sáp nhập sẽ được thực hiện theo hình thức DTK phát hành thêm cổ phiếu hoán đổi cổ phiếu NCT với tỷ lệ 1:0,58 tức mỗi cổ phiểu NCP sẽ được đổi lấy 0,58 cổ phiếu DTK.

Thạch Lâm

Tin Cùng Chuyên Mục
Chứng khoán KIS: Nhà đầu tư không nên "Bắt dao rơi"

Chứng khoán KIS: Nhà đầu tư không nên "Bắt dao rơi"

Theo Chứng khoán KIS, khi thị trường giảm mạnh nhà đầu tư không nên giải ngân ngay mà nên chờ xuất hiện các tín hiệu đảo chiều. Hành động “bắt đáy”, hay còn gọi vui là “bắt dao rơi” có thể mang lại lợi nhuận lớn nếu thành công, nhưng thực tế cho thấy rủi ro thường vượt xa lợi ích, đặc biệt trong bối cảnh thị trường Việt Nam.
Tin mới