164 mã giảm sàn trên toàn thị trường, VN-Index mất hơn 26 điểm, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021

(Tổ Quốc) - Chiều ngược lại, nhóm Dầu khí giao dịch có phần khởi sắc với nhiều mã đóng cửa trong sắc xanh như PGC, PGS, PGD, PVC, PVD, PVT. Bên cạnh đó, nhóm Phân bón cũng thu hút dòng tiền khá tốt với DCM, DPM, BFC, LAS, VAF tăng điểm.

Càng về cuối phiên, diễn biến thị trường càng trở nên kém tích cực với áp lực bán tăng mạnh. Hàng loạt nhóm ngành bị "xả không thương tiếc" như Chứng khoán, Ngân hàng, Bất động sản, Thép…khiến hàng loạt mã giảm sâu, thậm chí giảm sàn "trắng bên mua".

Các cổ phiếu "họ Gelex" như GEX, IDC, VGC, GEE…cũng giảm sàn, trong đó VGC giảm sàn xuống 48.000 đồng/cp. Bên cạnh đó, các cổ phiếu "họ Louis", "họ FLC", "họ DNP"…cũng hầu hết giảm sàn trong phiên hôm nay.

Nhóm Thủy sản sau những phiên tăng mạnh gần đây cũng chịu áp lực chốt lời, loạt cổ phiếu như CMX, FMC, ABT, ANV, IDI, MPC…giảm điểm, trong đó CMX giảm sàn.

Ở nhóm Bluechips, nhiều cổ phiếu lớn như BVH, GAS, FPT, MSN, REE, VIC, VNM, SAB, HVN, MWG, VHM, POW…cũng đồng loạt giảm khiến thị trường thiếu đi lực đỡ và dễ dàng giảm sâu.

Chiều ngược lại, nhóm Dầu khí giao dịch có phần khởi sắc với nhiều mã đóng cửa trong sắc xanh như PGC, PGS, PGD, PVC, PVD, PVT. Bên cạnh đó, nhóm Phân bón cũng thu hút dòng tiền khá tốt với DCM, DPM, BFC, LAS, VAF tăng điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 26,15 điểm (-1,83%) xuống 1.406,45 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2020. Các chỉ số khác như HNX-Index cũng giảm 2,59% xuống 392,69 điểm và UPCom-Index giảm 1,72% xuống 108,32 điểm.

Dù thị trường giảm mạnh nhưng thanh khoản vẫn khá thấp, giá trị giao dịch 3 sàn chỉ đạt gần 26.000 tỷ đồng. Số mã giảm trên cả 3 sàn chiếm áp đảo với 760 mã giảm, bao gồm 164 mã giảm sàn, áp đảo hoàn toàn so với 298 mã tăng.

Giao dịch khối ngoại là điểm sáng hiếm hoi khi họ mua ròng 278 tỷ đồng trên sàn HOSE, lực mua tập trung vào các cổ phiếu như DPM, GEX, KBC, DCM, NLG…

Trên TTCK Phái sinh, cả 4 HĐTL đóng cửa với basis dương từ 13,5 đến 19,4 điểm cho thấy kỳ vọng của giới đầu tư về sự hồi phục của thị trường trong những phiên tới.

=========================================

Áp lực bán càng lúc càng mạnh, ngay trước khi bước vào phiên ATC, chỉ số VN-Index đã mất hơn 22 điểm và lùi về 1.410 điểm.

Trên sàn HoSE hiện có 81 mã giảm sàn.

==============================

Phiên giao dịch chiều diễn ra với áp lực bán tăng mạnh trên toàn thị trường. Các cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, bất động sản đã không trụ được và hầu hết đảo chiều giảm khá mạnh.

Nhiều cổ phiếu lớn như GAS, FPT, MSN, VNM, VIC, SAB…cũng đồng loạt giảm khiến thị trường thiếu đi lực đỡ và càng giảm sâu.

Tại thời điểm 14h17’, chỉ số VN-Index giảm 11,95 điểm (0,83%) xuống 1.420,49 điểm; HNX-Index giảm 0,79% xuống 399,94 điểm. Dù vậy, thanh khoản thị trường vẫn khá thấp với giá trị giao dịch 3 sàn đạt chưa tới 20.000 tỷ đồng.

====================================

Phiên giao dịch sáng diễn ra khá tích cực với sắc xanh hiện diện trên các chỉ số. Loạt cổ phiếu Dầu khí, Phân bón hay "họ Viettel" đang thu hút dòng tiền và tăng khá tốt.

Trong khi đó, nhóm ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thép giao dịch có sự phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen.

Chiều ngược lại, các cổ phiếu có tính đầu cơ cao như "họ FLC", "họ DNP", "họ Apec", "họ Louis" đang bị bán mạnh với nhiều cổ phiếu giảm sàn "trắng bên mua".

Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 6,92 điểm (0,48%) lên 1.439,51 điểm; HNX-Index tăng 0,45% lên 404,92 điểm. Dù vậy, thanh khoản thị trường ở mức thấp với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 12.000 tỷ đồng.

=======================================

Sau ít phút rung lắc buổi sáng, thị trường đã tăng tốc lấy lại đà tăng. Tại thời điểm 11h, chỉ số VN-Index tăng 8,06 điểm (0,56%) lên 1.440,6 điểm. Dù vậy, thanh khoản thị trường vẫn khá thấp với giá trị giao dịch trên cả 3 sàn vỏn vẹn 10.000 tỷ đồng.

Loạt cổ phiếu Dầu khí, Ngân hàng, Phân bón hiện tăng khá tốt giúp thị trường trở nên tích cực hơn. Bên cạnh đó, các cổ phiếu lớn như BVH, GAS, HPG, HVN, VJC, BID, VRE, VHM, POW…giúp thị trường củng cố đà tăng.

=======================================

Sau khoảng 1h giao dịch đầu tiên tích cực, dòng tiền đã không còn duy trì đủ mạnh để "kéo" thị trường tăng điểm, trong khi lực cung luôn thường trực ở vùng giá xanh đã khiến VN-Index mau chóng đảo chiều.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng đã thu hẹp đà tăng, trong khi loạt cổ phiếu chứng khoán như BVS, CTS, VIX, FTS, đã quay đầu giảm.

Tại thời điểm 10h12’, chỉ số VN-Index đảo chiều giảm 0,9 điểm (0,06%) xuống 1.432 điểm; HNX-Index giảm nhẹ 0,02% xuống 403 điểm.

===================================

Sau phiên giảm sâu hôm qua, thị trường đã hồi phục trở lại ngay từ những phút mở cửa phiên 19/4. Các cổ phiếu ngân hàng hiện đang hồi phục khá tốt với loạt mã tăng điểm như BID, CTG, EIB, MBB, STB, VCB, VPB, TCB…dù vậy, mức tăng nhìn chung không quá mạnh cho thấy sự thận trọng của giới đầu tư với nhóm này.

Diễn biến tương tự, nhiều cổ phiếu bất động sản, xây dựng, thép, chứng khoán cũng hồi phục trong sáng nay, dù mức tăng không quá mạnh.

Trong khi đó, nhóm Dầu khí giao dịch có phần sôi động hơn với loạt mã tăng khá tốt như PVB, PVC, PVD, PVS, PVT, CNG, GAS, PGC…Nhóm Bảo hiểm BVH, PVI, MIG, BIC…cũng tăng khá tốt với kỳ vọng KQKD sẽ tích cực khi lãi suất có xu hướng tạo đáy. Bên cạnh đó, các cổ phiếu phân bón như BFC, DCM, DPM, LAS…cũng duy trì đà tăng khá tốt.

Ở nhóm Bluechips, loạt cổ phiếu như BVH, HPG, MSN, VNM, SAB, HVN…cũng tăng điểm giúp sắc xanh thị trường được củng cố.

Tại thời điểm 10h, chỉ số VN-Index tăng 6,02 điểm (0,42%) lên 1.438,62 điểm; HNX-Index tăng 0,63% lên 405,64 điểm và UPCom-Index tăng 0,33% lên 110,56 điểm. Thanh khoản toàn thị trường ở mức thấp với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 5.000 tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại hiện không có nhiều điểm đáng chú ý, họ mua ròng nhẹ hơn 17 tỷ đồng trên HoSE.

Bảo Sơn

Tin Cùng Chuyên Mục
ĐHĐCĐ MSB thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỷ đồng

ĐHĐCĐ MSB thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024 với 2 kế hoạch lớn của năm 2024 được đồng thuận là kế hoạch kinh doanh năm và phương án tăng vốn lên 26.000 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%.
Tin mới