Làm giàu từ “nghề nông”, tại sao không?

Hiện nay, việc lựa chọn khởi nghiệp bằng lĩnh vực nông nghiệp không còn quá xa lạ. Bên cạnh những lĩnh vực khoa học hay công nghệ, nông nghiệp cũng được đánh giá là lĩnh vực tiềm năng được giới trẻ quan tâm.

 

Làm giàu từ “nghề nông”, tại sao không? - Ảnh 1.

Với niềm đam mê, ưa thử thách và chút máu liều, nhiều sinh viên hiện nay đã làm giàu ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Rất nhiều bạn đã chọn nghề nông để cất cánh cho sự nghiệp của chính mình.

Làm giàu từ nông nghiệp là điều hoàn toàn có thể và thực tế đã chứng minh có rất nhiều tấm gương thành công

Một trong những tấm gương thanh niên điển hình, khởi nghiệp thành công từ nông nghiệp chính là Đoàn Thu Trà (sinh năm 1991, Cao Bằng), cựu sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam - cô gái trẻ kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ khởi nghiệp nông nghiệp sạch.

Cụ thể, mô hình của Thu Trà đã ứng dụng việc trồng dưa lưới, dâu tây trên giá thể, sử dụng các máy móc thông minh như: hệ thống tưới châm phân tự động fertikit kết nối wifi, 3G với người dùng; hệ thống cảm biến dự báo thời tiết trên vườn; các loại máy, bút đo chỉ tiêu của đất và dung dịch thuỷ canh cho cây trồng...

Nhờ những định hướng đó đã giúp Thu Trà giảm chi phí đầu tư. Cô chỉ tiêu tốn 1/5 chi phí so với sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ cao mà hiệu quả đem lại vẫn đạt đến 80 - 90% so với áp dụng công nghệ cao hoàn toàn.

Từ những thành công trong khởi nghiệp bằng nông nghiệp, vừa qua thạc sĩ Đoàn Thu Trà đã vinh dự là một trong 34 thanh niên tiêu biểu toàn quốc, nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2019.

Mô hình du lịch nhà vườn của cô gái trẻ Đoàn Thu Trà như một điểm nhấn mới cho du lịch Cao Bằng. Giờ đây, du khách đến với Cao Bằng không chỉ bởi hấp dẫn của vẻ đẹp non nước hữu tình, mà còn được trải nghiệm mới tại những nông trại, nhà vườn.

Tấm gương tiếp theo về khởi nghiệp là chị Trịnh Thị Thanh Hoà, với việc quyết định trở về quê hương sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam với việc khai thác và trồng những cây "lạ" và giúp dân làm giàu.

Với mô hình trồng và chế biến cây gai, chị đã tạo việc làm cho nhiều thanh niên, phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa phương. Các sản phẩm từ cây gai tiếp tục bảo vệ môi trường bởi phụ phẩm sau sơ chế, chế biến được tận dụng trồng nấm và ủ phân hữu cơ vi sinh bón trở lại cho cây trồng. Đồng thời, cây gai có tác dụng che phủ bề mặt đất, hạn chế xói mòn rửa trôi, tận dụng được đất đồi, chịu hạn khá tốt thích ứng biến đổi khí hậu.

Làm giàu từ “nghề nông”, tại sao không? - Ảnh 2.

Đến nay, tổng doanh thu từ cây gai do chị Hòa làm chủ đã đạt khoảng 1,6 tỉ đồng. Dự kiến sau khi vùng nguyên liệu đi vào ổn định doanh thu bình quân/năm/vùng 50 ha đạt 4,2 - 4,5 tỉ đồng. Sau khi hoàn vốn đầu tư ban đầu, dự kiến lợi nhuận từ năm thứ 2 trở đi là 1,35 tỉ đồng; các hộ tham gia có thu nhập bình quân từ 80 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 lần trồng các nông sản khác.

Và còn rất nhiều gương sáng khởi nghiệp thành công trong nông nghiệp. Cụ thể, với con số 57 nhà nông trẻ xuất sắc nhận Giải thưởng Lương Định Của năm 2021. Trong đó, có 1 mô hình đạt doanh thu 144 tỷ đồng/năm; 1 mô hình đạt doanh thu 120 tỷ đồng/năm; 7 mô hình đạt doanh thu từ 10-30 tỷ đồng/năm; 48 mô hình có doanh thu từ 1 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng/năm. Đã khẳng định ý chí, nghị lực, khát vọng vượt khó, không cam chịu đói nghèo, quyết tâm vươn lên lập thân, lập nghiệp; tiên phong ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, là chủ các mô hình khởi nghiệp nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, doanh thu và lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm; tạo việc làm cho nhiều lao động là thanh niên, đặc biệt là thanh niên yếu thế, người dân tộc thiểu số… của các bạn trẻ hiện nay thật đáng ngưỡng mộ. Đây sẽ là thế hệ làm chủ tương lai của nông nghiệp Việt Nam trong thời đại mới.

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại nhà trường. Tiến tới mở rộng biên độ khởi nghiệp

Ở các nước Châu Âu, khi nói đến nghề nông người ta rất tự hào khi có một anh con rể là "nông dân" chính hiệu. Vì anh ấy là một kỹ sư nông nghiệp, trồng trọt bằng khoa học và ứng dụng công nghệ, chứ không phải là "nông dân" sáng ra đồng rồi tối mịt mới về. Hi vọng trong tương lai tư duy thế hệ trẻ thay đổi về "nghề nông" đúng nghĩa để có khai thác hiệu quả đất trồng tốt nhất .

Tư duy và thái độ sẽ tỷ lệ thuận với tri thức. Nên nếu có tri thức thì hiệu quả càng tăng. Muốn có tri thức thì việc đào tạo đóng vai trò quan trọng. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải từ giáo dục. Vì thế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665-QĐ-TTg, ngày 30 tháng 10 năm 2017 về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025", với ba nội dung lớn là: Hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp; Tạo môi trường khởi nghiệp; Hỗ trợ vốn cho các dự án khởi nghiệp.

Thành công của doanh nghiệp và các bạn trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua đã khẳng định chủ trương khuyến khích, tạo dựng tinh thần khởi nghiệp là hướng đi đúng.

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nhiều lần chia sẻ về khởi nghiệp nông nghiệp - một phương thức hiệu quả và thiết thực để thúc đẩy nông nghiệp nước nhà phát triển.

danghiep

prlayout.cnnd.vn

Tin mới