MB trong cuộc cách mạng số: Hành trình vươn tới vị thế tiên phong

Sau 6 năm thực hiện chiến lược chuyển đổi số, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) hiện đang là một trong những ngân hàng số top đầu trên thị trường với tỷ lệ giao dịch trên nền tảng số đạt 97%.

MB - Hình mẫu ngân hàng chuyển đổi số

Chuyển đổi số không phải là xu hướng mà là câu chuyện sống còn, mang đến cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các ngân hàng. Sớm nhận thức được điều này, MB đã tập trung đầu tư bài bản cho hoạt động chuyển đổi số.

Sau hành trình 6 năm, MB được đánh giá là ngân hàng tiên phong trong việc xây dựng mô hình tự phục vụ (self-serving) và siêu ứng dụng (all-in-one-app) mang tính cá nhân hóa cao, linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng với hai sản phẩm nổi bật là App MBBank (dành cho khách hàng cá nhân) và BIZ MBBank (dành cho doanh nghiệp).

MB cũng là một trong số ít ngân hàng tiên phong triển khai nhiều tiện ích số như tạo tài khoản số đẹp theo sở thích, in thẻ lấy ngay, thẻ đa năng MB Hi Collection tích hợp thẻ ATM và thẻ tín dụng trên cùng một chip, tạo mã thanh toán VietQR riêng, ứng dụng công nghệ tích hợp "Thiện nguyện". MB tạo sự quan tâm rất lớn khi tung ra thị trường sản phẩm vòng tay thanh toán MB Stellar – sự kết hợp giữa thời trang và công nghệ, mang lại cho khách hàng trải nghiệm mua sắm sành điệu và nhiều ưu đãi thẻ hấp dẫn.

MB trong cuộc cách mạng số: Hành trình vươn tới vị thế tiên phong - Ảnh 1.

Được ra mắt vào tháng 11/2023, MB Stellar là vòng tay thanh toán tiên phong tại thị trường Việt Nam. Với 18 mẫu mã và gam màu đa dạng, cùng bộ charm được thiết kế độc quyền, vòng thanh toán MB Stellar giúp khách hàng dễ dàng thanh toán chỉ bằng một chạm, không cần kết nối mạng và không cần sạc pin. Đây được xem là một lựa chọn hoàn hảo cho những người yêu công nghệ - thời trang, đặc biệt là những ai ưa chuộng các sản phẩm có tính ứng dụng cao và sẵn sàng trải nghiệm những điều mới mẻ, thể hiện cá tính và phong cách của bản thân.

Dịch vụ Banking as a Service (BaaS) - một mô hình do MB xây dựng nhằm cho phép các đối tác thứ ba kết nối với hệ thống của ngân hàng thông qua API để cung cấp trực tiếp các dịch vụ tài chính - ngân hàng tới khách hàng trên hệ thống ứng dụng/nền tảng của đối tác đó, cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực.

Nói về lợi ích của BaaS, ông Nguyễn Anh Việt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH SLT, một trong những đơn vị sử dụng dịch vụ BaaS của MB cho biết: "Thông thường, thời gian thực hiện thanh toán trực tiếp tại quầy cho mỗi hóa đơn của container được giao nhận tại cảng sẽ tốn từ 30 - 60 phút. Tuy nhiên, từ khi thực hiện thanh toán trực tuyến trên nền tảng cảng biển số tích hợp BaaS, khách hàng chỉ mất từ 1 - 2 phút để hoàn thành toàn bộ quá trình từ nhận thông tin, lên biểu cước, tính tiền, đến in hóa đơn, cấp chứng từ. Nền tảng thanh toán số không chỉ giúp các đơn vị vận tải, doanh nghiệp logistics tiết kiệm thời gian mà còn giúp đơn vị cảng biển tiết kiệm nhân lực, tăng năng lực quản trị dòng tiền và tối ưu hóa lượng hàng hóa lưu thông tại cảng."

MB trong cuộc cách mạng số: Hành trình vươn tới vị thế tiên phong - Ảnh 2.

Với hơn 1000 doanh nghiệp đối tác từ đa dạng các lĩnh vực như tài chính, logistics, chứng khoán, MB thuộc top ngân hàng có mạng lưới API đa dạng trên thị trường.

MB hiện cũng là ngân hàng có số lượng khách hàng cực lớn với hơn 26 triệu khách hàng, tổng số lượng giao dịch trên kênh số vượt trên 2,3 tỷ giao dịch. Riêng App MBBank có thời điểm đạt 20 triệu giao dịch/ngày. MB cũng là ngân hàng có quy mô giao dịch qua Napas số 1 thị trường.

Trong năm 2023, Fitch Ratings cũng nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc tế đối với MB từ B+ lên BB- dựa trên đánh giá khả năng sinh lời, chất lượng tài sản được cải thiện và quá trình chuyển đổi số quyết liệt của ngân hàng.

Thành tích kinh doanh nổi bật đã đưa MB tới nhiều giải thưởng danh giá. Năm 2023, MB là ngân hàng duy nhất đạt đồng thời 5 giải thưởng quan trọng nhất tại Hội nghị Ngân hàng thành viên của Napas: Ngân hàng hiệu quả nhất, Ngân hàng có số lượng giao dịch chuyển tiền lớn nhất, Ngân hàng có mạng lưới VietQR lớn nhất, Ngân hàng có số lượng giao dịch VietQR lớn nhất và Ngân hàng năng động nhất. Đồng thời, MB cũng là đơn vị được vinh danh Giải thưởng Sao Khuê 2023 tại hạng mục ‘Các nền tảng chuyển đổi số’ & top Thương hiệu Mạnh - Phát triển bền vững 2022 - 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times trao tặng. Bên cạnh giải thưởng trong nước, MB còn vinh dự nhận giải thưởng ‘Corporate Excellence Award’ (Doanh nghiệp xuất sắc châu Á) do tổ chức Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) tổ chức.

3 trụ cột trong quá trình chuyển đổi số của MB

Định nghĩa chuyển đổi số là sự thay đổi toàn diện, từ tầm nhìn, tư duy của người làm cho đến cơ sở hạ tầng nên ngay khi bắt tay thực hiện chuyển đổi số, MB đã tập trung nguồn lực vào 3 trụ cột: hạ tầng công nghệ thông tin, đội ngũ nhân sự công nghệ và quy trình quản lý doanh nghiệp.

Đặt mục tiêu làm chủ công nghệ để đảm bảo tốc độ và lợi thế cạnh tranh trên thị trường, MB dành khoảng 50 triệu USD mỗi năm để đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ, đào tạo nhân sự và triển khai hàng loạt dự án về tự động hóa, ứng dụng Robotics vào quy trình vận hành, cải thiện hệ thống.

MB trong cuộc cách mạng số: Hành trình vươn tới vị thế tiên phong - Ảnh 3.

Quyết tâm trở thành ngân hàng số nên MB cũng tự xây dựng đội ngũ nhân sự giống như một công ty công nghệ để không phụ thuộc vào bên thứ ba. Với 2000 nhân sự công nghệ thông tin (chiếm khoảng 10% tổng nhân sự toàn ngân hàng), trong đó có nhiều chuyên gia hàng đầu, MB có thể chủ động phát triển, nâng cấp các tính năng ngay khi nhận được phản hồi từ khách hàng.

Lấy phương châm "Hấp dẫn khách hàng" làm mục tiêu hành động, MB cũng thay đổi quy trình vận hành, kinh doanh tại doanh nghiệp, ưu tiên sự thích ứng linh hoạt, nhanh nhạy lên hàng đầu - Agile. Các quy trình hay dịch vụ sản phẩm của MB không bị áp đặt mà được phát triển từ những trải nghiệm thực tế của khách hàng, từ đó đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn tại mỗi điểm tiếp xúc của khách hàng.

Khi cuộc đua chuyển đổi số chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, kế hoạch của MB là tiếp tục đầu tư vào công nghệ để tối ưu trải nghiệm theo từng phân khúc người dùng, đảm bảo hiệu năng hệ thống lên đến 50 triệu khách hàng.

Đồng thời, nhà băng sẽ xây dựng hệ thống chat GPT nội bộ, áp dụng Semantic Search (PV tạm dịch: tìm kiếm theo ngữ nghĩa) để tìm kiếm thông tin và xử lý nhanh thắc mắc của khách hàng, phát triển Voice Emotion giúp nhận diện sự hài lòng/không hài lòng của khách hàng với sản phẩm dịch vụ…

Tất cả đều nhằm mục đích giúp khách hàng có cuộc sống thuận tiện và hạnh phúc hơn, hướng tới 3 mục tiêu lớn trong năm 2024: lợi nhuận 30.000 tỷ đồng, sở hữu 30 triệu khách hàng, thuộc Top 3 Ngân hàng về chất lượng hiệu quả và tiếp tục duy trì vị thế trong thời kỳ chuyển đổi số.

Tin mới