(Tổ Quốc) - Gan là cơ quan có vai trò rất quan trọng trong cơ thể, gánh vác trách nhiệm "nặng nề" vì vậy mà tác động của gan tới cơ thể tuyệt đối không thể xem nhẹ. Khi xuất hiện 3 dấu hiệu này là gan của bạn đã gặp vấn đề nghiêm trọng, nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Không giống như dạ dày, xuất hiện vấn đề sẽ khó chịu ngay, gan khá "im hơi lặng tiếng", không dễ dàng kêu "đau". Do đó, ở giai đoạn đầu khi gan bị bệnh sẽ khó phát hiện, một khi phát hiện thì đã đánh mất thời gian "vàng" điều trị tốt nhất. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm gan đang có vấn đề? Cơ thể có những bất thường gì nếu gan không tốt?
3 dấu hiệu gan có vấn đề
Chúng ta cần phải "cảnh giác" các dấu hiệu "1 mảnh", "2 đỏ", "3 hơn". Nếu cơ thể bạn mắc một trong các dấu hiệu này đồng nghĩa là gan của bạn có vấn đề, nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt để biết tình trạng của gan như thế nào.
1. Ngón tay trở nên "mảnh mai hơn"
Dấu hiệu đầu tiên là "mảnh", dùng để chỉ các ngón tay. Nếu đột nhiên các ngón tay trở nên mảnh hơn trước, trông có vẻ là một điều tốt khi bàn tay trở nên nhỏ nhắn và trông thật mảnh mai.
Các ngón tay trở nên mảnh hơn trước chưa chắc là điều tốt. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, sự thật lại không lạc quan như vậy, vào giai đoạn đầu của bệnh gan, quá trình trao đổi chất của gan sẽ gặp trục trặc dẫn đến quá trình tổng hợp hemoglobin và albumin bị ảnh hưởng, quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng không thể tiếp cận đến các bộ phận có liên quan, bao gồm ngón tay và các bộ phận khác, do thiếu chất dinh dưỡng, ngón tay sẽ trông mảnh hơn, đó là lý do tại sao bàn tay sẽ ngày càng mảnh khảnh. Vì vậy, nếu các ngón tay của bạn trở nên tho nhỏ lạ thường, bạn nên đi kiểm tra thử lá gan của mình liệu đang có vấn đề hay không.
2. Xuất hiện 2 "đỏ"
Dấu hiệu được đề cập tiếp theo để nhận biết gan bị tổn thương hay không là hai vị trí gồm lòng bàn tay và bụng xuất hiện màu "đỏ". Lòng bàn tay mẩn đỏ, dân gian thường gọi là "bàn tay son", do xuất hiện vấn đề ở gan mà các mạch máu xung quanh không được cung cấp đủ máu dẫn đến một phần da bị biến đổi màu sắc, hiện tượng mẩn đỏ là biểu hiện của việc thiếu máu cục bộ trong cơ thể.
"Bàn tay son" và "Sao mạch" là dấu hiệu liên quan đến bệnh về gan.Ảnh:Internet
Ngoài ra, ở bụng sẽ xuất hiện một số nốt sần đỏ đặc biệt, thường được gọi là "sao mạch" tên tiếng anh là "spider angioma". Đây là hiện tượng u mạch hơi nổi trên bề mặt da, sau đó từ nhánh mạch nhỏ lan tỏa ra xung quanh (giống mạng nhện). Nguyên nhân là do các mạch máu trong ổ bụng bị sưng lên, gây giãn tĩnh mạch và tăng áp lực lên mạch máu. Nếu xuất hiện hai tình trạng này, cẩn thận lá gan của bạn đã bị bệnh.
3. Cơ thể có 3 biểu hiên "hơn"
Khi gan bị bệnh, cơ thể sẽ biểu hiện 3 cái "hơn".
- Cảm thấy buồn ngủ hơn nên dễ vào giấc, xuất hiện hiện tượng ngủ gà ngủ gật với tần xuất gia tăng.
- Dễ chảy máu hơn, vết thương dễ chảy máu do không cẩn thận dẫn đến xước xát nhẹ, và khi đã chảy máu sẽ không dễ cầm máu.
- Đường tiêu hóa xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường hơn, chẳng hạn như khiến bạn hay có cảm giác buồn nôn, thậm chí xuất hiện triệu chứng nôn mửa.
Thực chất, đằng sau những triệu chứng này là "dấu hiệu" của bệnh gan, gan có thể tổng hợp các yếu tố đông máu, nếu gan bị bệnh thì các yếu tố đông máu sẽ giảm đi, do đó máu chảy không ngừng. Ngoài ra, tinh thần mệt mỏi và khó chịu về đường tiêu hóa cũng là do chức năng trao đổi chất của gan suy yếu, dẫn đến các triệu chứng này. Do đó, nếu có biểu hiện 3 "hơn" bạn cũng nên kiểm tra gan kịp thời để xem gan có vấn đề gì không.
Các giai đoạn gan nhiễm bệnh. Ảnh: Internet
Người gan kém có thể bồi bổ và bảo vệ lá gan của mình như thế nào? Hãy thực hiện 3 việc này để giữ cho mình một lá gan khỏe mạnh.
1. Chế độ ăn uống hợp lý
Các thực phẩm nên ăn: các loại tinh bột, đường dễ tiêu hóa như gạo, ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Chất đạm: chọn các loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít béo như lòng trắng trứng, các loại thịt, cá, sữa không béo, đậu hũ.
Đặc biệt nên ăn nhiều rau quả tươi sẽ cung cấp chất khoảng và vitamin cần thiết để gan hoạt động bình thường trở lại.
2. Bổ sung dinh dưỡng
Sự phát triển của các tế bào gan cần bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất selenium (selen). Selen có mặt trong các loại cá, trong đó cá biển có nhiều Selen hơn cả. Selen cũng có ở động vật có vỏ (hàu, sò điệp, tôm hùm), trong nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương, quả hạch, men bia, mầm lúa….
Sự phát triển của các tế bào gan cần bổ sung chất selenium. Ảnh: dienmayxanh.com
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, ngũ vị tử là một loại thuốc tốt để giảm Transaminase (các enzyme nằm bên trong các tế bào, transaminase tăng cao phản ánh tổn thương tế bào thường ở gan). Bổ sung phù hợp có thể hỗ trợ gan giải độc và thúc đẩy tái tạo tế bào gan, nhằm nuôi dưỡng và bảo vệ gan.
3. Tăng cường thể dục
Tập thể dục hợp lý rất tốt cho cơ thể. Nhưng không phải bài tập nào cũng thích hợp để dưỡng gan, vì gan thích vận động nhẹ nhàng, bạn nên tập Thái Cực Quyền, đi bộ, chạy bộ cùng các môn thể thao khác phù hợp hơn để dưỡng gan và bảo vệ gan.
Nguồn: Sohu
Thiên An