(Tổ Quốc) - Đau nhức xương khớp chân và phù nề ở chân là 2 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi đã bắt đầu hình thành.
Trong cuộc sống không có cách nào phòng tránh hoàn toàn được bệnh tật. Khi còn trẻ khỏe, chúng ta luôn cảm thấy bệnh tật là thứ ở rất xa ta, nhưng thực ra chúng vẫn luôn ở bên cạnh, âm thầm lặng lẽ mà chờ đợi đến khi cơ thể yếu thế để "tấn công".
Rất nhiều loại bệnh nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm thì khả năng cứu chữa là rất lớn. Bởi vậy, việc phát hiện các dấu hiệu ngay khi bệnh mới chớm là vô cùng quan trọng.
Như chúng ta đã biết, phổi là cơ quan trọng yếu, có nhiệm vụ chính là lọc và trao đổi các khí bên trong và bên ngoài cơ thể, là cánh cửa an ninh không thể thay thế được của cơ thể chúng ta. Ngày nay, một trong những bệnh nguy hiểm, đe dọa đến sự sống còn lá phổi chính là ung thư phổi.
Trong 50 năm qua trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân mắc và tử vong do ung thư phổi ngày càng tăng, đứng thứ nhất trong các loại ung thư ở nam giới, thứ 2 đối với nữ giới. Trường hợp nặng ung thư phổi có thể di căn sang các cơ quan khác, thậm chí di căn lên não.
Do trong giai đoạn đầu, bệnh thường diễn ra âm thầm, hầu như không gây đau đớn, đến khi người bệnh nhận ra sự bất thường đi bệnh viện khám thì ung thư phổi đã tiến triển đến giai đoạn cuối. Trên thực tế, tình trạng đôi chân đã gợi ý khả năng mắc ung thư phổi ngay từ khi bệnh mới chớm, nhưng hầu hết mọi người đều không chú ý hoặc vô tình bỏ qua.
2 bộ phận đau nhức, sưng phù cảnh báo phổi hư hỏng nặng
1. Đau nhức xương khớp ở cả hai chân
Theo số liệu lâm sàng, 10% đến 15% bệnh nhân ung thư phổi sẽ di căn sang xương, di căn xương do ung thư phổi chủ yếu dẫn đến tình trạng xương bị hủy hoại nên người bệnh sẽ có biểu hiện đau xương, đặc biệt đau ở phần khớp chân. Đôi khi người bệnh có thể nhầm triệu chứng này với bệnh viêm đa khớp dạng thấp và bệnh thoái hóa khớp bởi cảm giác đau nhức giống nhau.
Thế nhưng, tình trạng đau nhức xương gây ra bởi di căn xương do ung thư phổi khác với đau xương khớp thông thường. Nhìn chung, các cơn đau chủ yếu về đêm, thường xuyên tái phát và khó thuyên giảm. Do đó, nếu hiện tượng đau nhức xương khớp ở chân thường xuyên xảy ra, bạn đừng chủ quan là đau thông thường mà phải đến bệnh viện để có chẩn đoán kịp thời.
2. Phù chân
Phù nề là hiện thường gặp trong sinh hoạt, uống nhiều nước hoặc ăn quá mặn trước khi đi ngủ sẽ khiến cơ thể phù nề trong ngày hôm sau.
Tình trạng phù nề ở chân thông thường sẽ không kéo dài, sau vài giờ sẽ tự động biến mất, nếu phù chân nặng và kéo dài quá lâu thì cần phải lưu ý.
Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu thường không bị phù ở phần chân. Khi khối u tiếp tục phát triển hoặc di căn, sẽ tiêu thụ một lượng protein nhất định trong cơ thể, dẫn đến việc giảm albumin máu, tắc nghẽn mạch bạch huyết, theo đó chi dưới bị phù.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư phổi xuất hiện?
1. Bỏ thuốc lá
Khói thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, đặc biệt là lá phổi. Nhận thức được việc hút thuốc lá là thói quen có hại cho sức khỏe song vẫn có rất nhiều người không thể cai bỏ, lý do là nicôtin trong thuốc lá quả thực có thể giúp giải tỏa căng thẳng.
Trên thực tế, một bộ phận không nhỏ bệnh nhân ung thư phổi là những người hút thuốc lá lâu năm, đồng thời có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn những người bình thường, đồng thời việc hít phải khói thuốc của những người xung quanh sẽ không tốt cho cơ thể, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
2. Điều tiết cảm xúc
Kiểm soát tâm trạng có vai trò quan trọng đối với việc ngăn ngừa ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. Những người thường xuyên cảm thấy lạc lõng, đầy ắp tiêu cực, hay mắc bệnh trầm cảm sẽ dễ bị rối loạn nội tiết.
Lúc này, chức năng miễn dịch của cơ thể con người thường sẽ suy giảm, các tế bào miễn dịch sẽ không thể phát hiện kịp thời khi các tế bào ung thư phổi xuất hiện.
3. Tránh xa môi trường ô nhiễm
Để ngăn chặn sự xuất hiện của căn bệnh đe dọa đến sức khỏe con người như ung thư phổi, chúng ta cần phải chú ý cân nhắc đến nhiều khía cạnh khác nhau chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng, tập luyện, môi trường sống, trong đó việc tránh xa môi trường ô nhiễm là rất quan trọng.
Nếu chúng ta sống trong môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, lượng khí độc hại hít vào phổi ngày càng nhiều có thể dẫn đến suy giảm chức năng phổi, về lâu về dài có khả năng mắc ung thư phổi.
4. Xây dựng thói quen sống tốt
Nghiên cứu về ung thư phổi cho thấy những người thích ăn đồ chiên, nướng bên ngoài dễ bị ung thư phổi cũng như các bệnh ung thư khác, do nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thường sử dụng dầu nhiều lần để tiết kiệm chi phí. Loại dầu này chứa nhiều chất gây ung thư nên việc ăn nhiều bị ung thư không phải là chuyện đùa. Chính vì vậy cần xây dựng cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh, đúng cách.
Có kiến thức về ung thư phổi cũng như nắm được các biện pháp phòng chống ung thư có thể giúp bản thân và gia đình bạn giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh chết người này. Phát hiện sớm ung thư phổi có vai trò rất lớn trong quá trình điều trị bênh, nên mọi người hãy đừng bỏ qua những dấu hiệu mang tính cảnh báo này.
(Theo Toutiao)
Ánh Lê