3 cách rửa rau củ sai lầm khiến càng rửa càng bẩn, làm mất đi các chất dinh dưỡng của thực phẩm: Rất nhiều gia đình Việt vẫn duy trì mỗi ngày

(Tổ Quốc) - Thói quen rửa rau củ sai cách không những không đảm bảo vệ sinh mà còn có thể làm mất chất dinh dưỡng của thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Để biết cách rửa rau củ sạch nhất, đừng quên những nguyên tắc đối với từng loại rau củ.


Ăn nhiều trái cây và rau củ có thể bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể con người, đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, rau quả lại là loại thực phẩm có nguy cơ chứa mầm bệnh cao gây hại cho sức khỏe nếu không được rửa sạch đúng cách. Một số chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm việc rửa rau có nhiễm kí sinh trùng qua 3 lần với nước sạch nhưng sau khi xét nghiệm lại tỉ lệ ký sinh trùng vẫn còn ở mức trên 50,1%.

Vì sức khỏe của gia đình, hãy cùng tìm hiểu như thế nào là cách rửa rau quả đúng cách.

1. 3 sai lầm phổ biến khi rửa rau củ

Ngâm rau trong nước quá lâu

Nhiều người nghĩ rằng ngâm rau trong nước lâu sẽ có thể loại bỏ sạch các loại đất, cát, chất bẩn bám trên bề mặt hay thậm chí làm mất đi các hóa chất độc hại có trong rau. Tuy nhiên trên thực tế, việc ngâm rau thật lâu trong nước sẽ làm cho rau mất hết dinh dưỡng, các vitamin có trong rau sẽ bị hòa tan trong nước. Như vậy khi chúng ta ăn rau chỉ là ăn chất xơ chứ không còn dinh dưỡng nữa. Bên cạnh đó, việc ngâm rau lâu trong nước có thể sẽ tạo điều kiện cho một số vi khuẩn, các loại chất bảo quản thực vật ở mặt ngoài xâm nhập ngược lại vào rau, gây ra nguy hiểm cho sức khỏe.

Thay vì ngâm rau lâu trong nước, chúng ta chỉ nên rửa rau dưới vòi nước, cọ nhẹ những phần có bám bùn đất cho đến khi rau sạch hẳn, làm như vậy vừa giúp loại bỏ chất bẩn và một phần dư lượng thuốc trừ sâu, vừa có thể hạn chế khiến rau bị mất chất.

3 cách rửa rau củ sai lầm khiến càng rửa càng bẩn, làm mất đi các chất dinh dưỡng của thực phẩm: Rất nhiều gia đình Việt vẫn duy trì mỗi ngày - Ảnh 1.

Ngâm rau vào nước muối

Chúng ta không thể phủ nhận được khả năng loại bỏ vi khuẩn bám dính trên các loại rau quả khi rửa bằng nước muối. Tuy nhiên, việc ngâm rau trong nước muối lại không có hiệu quả nhiều trong việc loại bỏ các hóa chất độc hại có trong rau, cũng không giúp diệt giun, sán hiệu quả bằng rửa rau dưới vòi nước chảy.

Ngoài ra, việc ngâm rau củ quả trong nước muối quá lâu hoặc trong nước muối quá đặc còn gây ra tác dụng ngược là nước muối hút lại các chất độc hại gây ảnh hưởng cho sức khỏe hay làm rau bị nhiễm mặn. Để sử dụng nước muối đúng cách khi rửa rau củ quả, chúng ta nên pha loãng nước muối ở nồng độ khoảng 5% đặc biệt là với rau ăn sống, dung dịch muối loãng sẽ giúp loại trừ những độc tố có trong rau.

Cắt rau trước khi rửa

Không ít người có thói quen cắt rau thật nhỏ rồi mới mang đi rửa. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo chúng ta chỉ nên rửa rau xong rồi mới được cắt thành khúc nhỏ. Bởi nếu cắt rau xong mới rửa sẽ làm mất một lượng lớn vitamin ở dạng nước, làm hao hụt đi 15-20% giá trị dinh dưỡng, thậm chí còn có thể vô tình tạo điều kiện làm những chất bẩn bên ngoài vỏ thấm vào bên trong lúc rửa.

2. Những nguyên tắc rửa đúng cách đối với từng loại rau xanh

Trái cây và rau ăn củ

    3 cách rửa rau củ sai lầm khiến càng rửa càng bẩn, làm mất đi các chất dinh dưỡng của thực phẩm: Rất nhiều gia đình Việt vẫn duy trì mỗi ngày - Ảnh 2.

Với những loại trái cây và rau ăn củ, mặc dù chúng ta có thể gọt hoặc bóc bỏ đi vỏ của những thực phẩm này, tuy nhiên vi khuẩn từ lớp vỏ bên ngoài vẫn sẽ hoàn toàn có thể lây lan vào phần ăn được bên trong. Vì vậy, chúng ta luôn cần rửa sạch những loại quả như chuối, dưa hấu, cam hay các loại củ như cà rốt, khoai tây trước khi ăn, dù ta không hề tiêu thụ vỏ của chúng.

Đối với rau ăn lá

Rau ăn lá được xếp vào loại ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao bởi dễ bị các loại vi khuẩn E.Coli và Salmonella thâm nhập từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Đặc biệt các nhánh rau và cuống rau là những bộ phận có nhiều dư lượng thuốc trừ sâu nhất.

Do vậy, với các loại rau như bắp cải, cần tây, rau diếp... chúng ta nên cắt bỏ phần ngọn hoặc phần ngoài cùng của chúng, sau đó ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Các cành rau nhỏ như rau muống phải rửa làm nhiều lần. Sau đó rửa lại từng mớ nhỏ dưới vòi nước.

Đối với rau ăn hoa

Những loại rau ăn hoa như súp lơ xanh và bông cải xanh nhìn bề ngoài có vẻ sạch nên nhiều người thường chỉ rửa bằng nước, tuy nhiên phía bên trong các cánh lá lại rất dễ ẩn sâu thuốc trừ sâu và côn trùng mà nếu chỉ rửa nước đơn giản sẽ không làm sạch hoàn toàn được chúng.

Cách tốt nhất là đầu tiên chúng ta cần cọ rửa nhẹ lên bề mặt, sau đó chia thành từng phần nhỏ và ngâm trong nước muối loãng 5 phút, cuối cùng rửa sạch bằng vòi nước. Tốt nhất nên chần qua nước sôi có pha một lượng ít muối trước khi nấu, như vậy màu của rau sẽ xanh và an toàn hơn.

Nấm

Đối với nấm chúng ta nên nhặt bỏ phần cuống cứng ở phía dưới trước khi rửa sạch. Sau đó, hãy ngâm nấm với nước muối loãng một lúc rồi dùng tay khuấy đều theo chiều để tạp chất trong khe tự động rơi ra.

3 cách rửa rau củ sai lầm khiến càng rửa càng bẩn, làm mất đi các chất dinh dưỡng của thực phẩm: Rất nhiều gia đình Việt vẫn duy trì mỗi ngày - Ảnh 3.

Theo Sohu

Phương Thu

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Đi lại vốn là chuyện dễ dàng tựa như hơi thở với bao người nhưng lại là điều vô cùng khó khăn đối với những bệnh nhân mắc tổn thương khớp gối. Hành trình gian nan tìm lại bước chân vững chãi của họ giờ đây trở nên dễ dàng nhờ phương pháp thay khớp gối độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc.
Tin mới