3 con đường dẫn đến khổ đau, bạn có đang đi vào lối mòn này hay không?

(Tổ Quốc) - Vì cuộc đời không có nút quay lại, đừng để bản thân rơi vào cái hố do chính mình tạo ra.

Mỗi người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh, đó là tìm kiếm hạnh phúc.

Chính xác thì hạnh phúc là gì?

Có người cho rằng hạnh phúc là kiếm đủ thứ tiền, có địa vị và quyền lực hơn người khác. Có người cho rằng hạnh phúc nghĩa là ngày mai được thăng chức, tăng lương, từ đó sẽ ngày càng thăng tiến...

Vào thời cổ đại, nhà triết học vĩ đại phương Tây Aristotle đã chia hạnh phúc của cuộc sống thành ba loại, loại thứ nhất là hạnh phúc từ bên ngoài, loại thứ hai là hạnh phúc từ tâm hồn, và loại thứ ba là hạnh phúc từ thể xác. Ba mục tiêu hạnh phúc này tạo nên toàn bộ cuộc đời của chúng ta.

Nhà tư tưởng nổi tiếng Schopenhauer cũng bày tỏ quan điểm tương tự trong cuốn sách "The Wisdom of Life" vào những năm cuối đời. Schopenhauer trong những năm cuối đời của mình đã nhận ra rằng cuộc sống vì đi nhầm vào ba con đường mà trở nên vô giá trị, khi đó dù có hối hận thì cũng đã quá muộn. 

Quá tham lam và không kiềm chế

Schopenhauer đã viết trong cuốn "The Wisdom of Life": "Của cải giống như nước biển. Bạn càng uống nhiều, bạn càng khát". Chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng với sự giàu có. Không biết từ bao giờ, trong quá trình theo đuổi của cải vô tận, con người dần bị sa đà vào những phiền muộn, đau khổ.

Đừng để cuối đời mới ngỡ ngàng trong hối hận, có 3 con đường dẫn đến khổ đau: Bạn có đang đi vào lối mòn này hay không? - Ảnh 1.

Mọi người ở mọi tầng lớp đều có nỗi đau của riêng mình. Tuy nhiên, phần lớn mọi người coi tất cả những gì bản thân không nhận được chính là bất hạnh và lại coi những điều nhận được là điều đương nhiên. Mọi người chỉ sống mà không trân trọng hiện tại, sau đó bắt đầu lo lắng, và cuối cùng họ thậm chí không có được một chút hạnh phúc nào.

Lòng tham của con người thực ra là bẩm sinh. Nó giống như bạn có hạt vừng, nhưng bạn muốn có dưa hấu. Và sau khi lấy được dưa hấu, bạn muốn lấy mọi thứ khác. Lòng tham này chỉ khiến con người ta rơi vào một vòng lặp vô tận. Sống vì giàu có, chết vì giàu có, kết quả chúng ta trở thành nô lệ cho của cải, lãng phí cả một đời người.

Luôn chạy theo đám đông, cuộc sống không khác gì một người nô lệ

Con người ta sinh ra đã cô đơn, cho dù bạn có cố gắng hết sức để thoát khỏi sự cô đơn cũng không thể thoát khỏi nó. Bởi vì con đường của mỗi người chỉ có thể tự mình đi, còn người khác thì không thể giúp được gì cả.

Nhưng trong xã hội ngày nay, mọi người phải đối mặt với một câu đố: "Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau". Trên thực tế, tất cả chúng ta đều "ngây thơ", nghĩ rằng nếu được mọi người vây quanh, chúng ta có thể hạnh phúc.

Thực tế cho chúng ta biết rằng nếu bạn muốn đạt được sự nghiệp, bạn phải chịu đựng sự cô đơn; nếu bạn muốn trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình, bạn phải biết cách đối diện với bản thân và làm việc với việc tự giải quyết.

Không thích hòa đồng, hay cô đơn, không có nghĩa là không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bản chất của sự cô đơn thực sự là để mọi người lắng nghe tiếng nói bên trong và sau đó hiểu chính mình. Trên đời này không ít người, sống giống như không có linh hồn, luôn chạy theo người khác để tìm kiếm sự an toàn.

Dưới hiệu ứng bầy đàn, hầu hết những người thích giao du là những con cừu bị người khác dắt đi, đến cuối đời, họ giật mình nhận ra mình đã sống những ngày không có mục đích...

Đừng để cuối đời mới ngỡ ngàng trong hối hận, có 3 con đường dẫn đến khổ đau: Bạn có đang đi vào lối mòn này hay không? - Ảnh 2.

Sống vì người khác là một điều ngu ngốc

Schopenhauer đã viết: "Nếu giá trị của một người chỉ có thể phụ thuộc vào cách người đó xuất hiện trong mắt người khác, thì việc sinh tồn như vậy sẽ rất khổ sở".

Bạn có quan tâm mình trông như thế nào trong mắt người khác không? Bạn có quan tâm những gì người khác nghĩ về bạn? Bạn có quan tâm người khác có ấn tượng như thế nào về bạn không?

Có quá nhiều thứ chúng ta "quan tâm" trên thế giới này, và con người dần dần không quan tâm đến bản thân.

Ở nơi làm việc, chúng ta quan tâm quá nhiều đến những gì đồng nghiệp nghĩ và những gì mà lãnh đạo nghĩ quá nhiều. Kể từ đó, chúng ta dồn tất cả thời gian và công sức chỉ để thăm dò đối phương nghĩ gì về bản thân và bỏ bê chính mình.

Bạn phải nhớ một sự thật rằng những gì người khác nghĩ, chúng ta không thể kiểm soát được, và chúng ta cũng không thể ngăn cản nó. Thử hỏi nếu đồng nghiệp cho rằng bạn có năng lực làm việc tốt và biết cách lấy lòng sếp thì họ sẽ ghen ghét và đố kỵ, vậy bạn nên làm gì? Bạn chủ động làm hòa với anh ấy và chấp nhận từ bỏ cơ hội thăng tiến, hay bạn mặc kệ người khác mà là chính mình? Nhiều người chắc chắn chọn cái sau.

Nhưng trong trường hợp người có ý kiến ​​về bạn là bạn bè hoặc người thân của bạn, bạn nên làm gì? Trên thực tế, chúng ta không phải suy nghĩ quá nhiều và cũng không cần phải suy nghĩ nhiều, chỉ cần là chính mình và có lương tâm trong sáng. Suy cho cùng, húng ta chỉ là những người bình thường, không thể làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng chúng ta có thể thỏa mãn chính mình. Vậy là đủ.

Nguồn: Abolouwang

Thuỳ Anh

Tin mới