(Tổ Quốc) - Với sự góp mặt của các quan chức chính phủ, chuyên gia, nhà nghiên cứu, đối tác và nhà phân tích từ hơn 10 quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), Huawei đã có bài phát biểu về tương lai đổi mới kỹ thuật số và nền kinh tế số của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cùng với những cam kết đồng hành của hãng trong công cuộc này.
Trong hội nghị đồng tổ chức giữa Huawei và Quỹ ASEAN - Hội nghị Đổi mới Kỹ thuật số Huawei APAC 2022, ông Simon Lin, chủ tịch Huawei APAC nhấn mạnh về sứ mệnh của doanh nghiệp: "Tại Châu Á - Thái Bình Dương, vì Châu Á - Thái Bình Dương". Bên cạnh đó, với cam kết tận dụng sự đổi mới sáng tạo sẵn có, Huawei kỳ vọng đóng góp chủ chốt cho nền kinh tế số ở Châu Á - Thái Bình Dương để xây dựng một cuộc sống số xanh tốt đẹp hơn thông qua 3 khía cạnh: cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hàng đầu, một hệ sinh thái ICT cởi mở và một khu vực kỹ thuật số toàn diện.
Kỳ vọng cùng APAC xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hàng đầu
Cơ sở kỹ thuật số hàng đầu sẽ làm nền tảng cho sự phát triển nền kinh tế số tại khu vực. Hiện nay, nhiều quốc gia trong khu vực đang tập trung đẩy mạnh các nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số bằng việc tập trung thúc đẩy chuyển đổi số lên cấp chính sách chiến lược cùng với thực hiện những hành động thiết thực. Trong bài phát biểu khai mạc, ông Ken Hu, chủ tịch luân phiên của Huawei đã có nhận xét: "Hiện nay, các nước APAC đã và đang làm rất tốt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Theo ITU, vùng phủ sóng di động trong khu vực gần như đạt 100%. Đây là một thành tích đáng kinh ngạc".
Ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei phát biểu tại Huawei APAC 2022.
Nhiều quốc gia hiện đã có những chính sách kỹ thuật số cụ thể, và ghi nhận những tác động mạnh mẽ lên trải nghiệm sống của người dân. Chiến lược Số hoá đề ra năm 2008 của Bangladesh đã có những thay đổi đáng kể lên cuộc sống người dân khi phạm vi phủ sóng di động băng thông rộng đã tăng vọt từ 0% lên 98,5%.
Bên cạnh đó, các nước khác như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc đã xây dựng các chính sách số hoá như Digital Indonesia, My Digital, Digital Hub và Digital New Deal. Cách đây 10 năm vẫn có một số quốc gia APAC chưa được xây dựng bất kỳ cơ sở hạ tầng 3G hoặc 4G nhưng với tốc độ phát triển hiện nay, GSMA ước tính năm 2025 sẽ có 1,2 tỷ kết nối 5G tại khu vực APAC.
Với hơn 90 triệu hộ gia đình và 1 tỷ người dùng di động ở APAC đang sử dụng kết nối của Huawei, Chủ tịch Simon Lin nhấn mạnh: "Huawei kỳ vọng sẽ giúp APAC xây dựng cơ sở hạ tầng xanh và hàng đầu, tạo ra hệ sinh thái công nghiệp phát triển mạnh mẽ và trao quyền cho một APAC số hóa toàn diện và bền vững". Bên cạnh đó, với vị thế thứ 4 tại thị trường APAC mới nổi cho ngành Cơ sở hạ tầng như một Dịch vụ (IaaS), Huawei đang tích hợp các công nghệ điện tử lẫn kỹ thuật số vào số hóa năng lượng, vì tương lai xanh hơn.
Xây dựng một hệ sinh thái toàn diện và cởi mở
Hoạt động lâu dài tại APAC trong suốt 30 năm qua, Huawei đã thiết lập quan hệ hợp tác với gần 10.000 doanh nghiệp và đối tác đám mây, 7.900 đối tác doanh nghiệp, 2.000 đối tác trong lĩnh vực đám mây và 200 trường đại học tại Châu Á Thái Bình Dương. Nhằm hỗ trợ đổi mới sáng tạo của từng địa phương, Huawei đã trợ giúp Singapore trong việc xây dựng Phòng thí nghiệm Mở (Open Lab) và Thái Lan thành lập Trung tâm Đổi mới Hệ sinh thái 5G. Bên cạnh đó, hãng đã xây dựng kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào chương trình Spark trong ba năm tới nhằm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp CNTT-TT ở khu vực. Trong tương lai, Huawei sẽ tiếp tục hỗ trợ đổi mới sáng tạo, đáp ứng cho từng nhu cầu của từng khách hàng dựa trên năng lực R&D toàn cầu của mình. Huawei đặt ra mục tiêu đồng hành và xây dựng một hệ sinh thái toàn diện và cởi mở..
Bên cạnh đó, Huawei cũng đã giới thiệu về loạt các giải pháp đa năng campus giúp đơn giản hoá mạng campus và các kịch bản kết nối mạng đến văn phòng lẫn thiết bị. Trong lĩnh vực đám mây, việc công bố các sản phẩm và giải pháp mới như GaussDB và DevCloud, Huawi kỳ vọng sẽ giúp khu vực phát triển phần mềm hiệu quả hơn.
Ông Simon Lin, chủ tịch của Huawei APAC chia sẻ: "Với cam kết cùng với các khách hàng và đối tác xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp cởi mở và lành mạnh, chúng tôi hy vọng sẽ giúp khách hàng và đối tác của mình sử dụng hiệu quả các cơ sở hạ tầng và mở rộng khả năng CNTT-TT cho chuyển đổi kỹ thuật số".
Ông Simon Lin, Chủ tịch Khu vực APAC của Huawei chia sẻ về các chiến lược và cam kết của Huawei tại khu vực
Xây dựng một khu vực kỹ thuật số toàn diện
"Chỉ có đội ngũ tài năng số hùng mạnh mới có thể chinh phục được mục tiêu xây dựng APAC số hóa toàn diện và bền vững", Bà Yang Mee Eng, Giám đốc Điều hành Quỹ ASEAN nhấn mạnh tại sự kiện. Tuy nhiên, báo cáo của Korn Ferry chỉ ra rằng năm 2030, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ đối mặt với khoảng cách về 47 triệu nhân tài. Nhưng với tiềm lực ẩn mình cùng năng lượng trẻ của khu vực, Quỹ ASEAN cùng với Huawei sẽ đẩy mạnh kiến tạo nên hệ sinh thái đào tạo tập trung vào phát triển nhân tài số, giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt kỹ năng số trong khu vực".
Trong quá trình tìm kiếm các giải pháp và bước đột phá mới để tăng tốc chuyển đổi các ngành công nghiệp ở Indonesia, Huawei đã cùng đồng hành để mở rộng lực lượng tài năng số của quốc gia và thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp địa phương. Huawei đã đào tạo kỹ năng số cho 170.000 công dân địa phương và sẽ gia tăng quy mô này lên 500.000 người trong 5 năm tới, thể hiện nỗ lực phát triển hệ sinh thái nhân tài nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế số.
"Huawei đã hoạt động lâu năm tại APAC. Chúng tôi đã phục vụ các khách hàng ở đây hơn 30 năm và tự hào đóng góp hỗ trợ khu vực phát triển số. Trong tương lai, Huawei sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới để giúp các đối tác trong khu vực đạt được các mục tiêu phát triển chiến lược của họ. Năm 2022, chúng tôi sẽ tăng cường đổi mới vì một APAC Xanh và Số hóa bằng cách thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng số, carbon thấp và hội nhập số", Ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei nhấn mạnh tại hội nghị.
Đức Nam