(Tổ Quốc) - Người bị đái tháo đường vẫn có thể ăn thịt nhưng cần ăn có chọn lọc. Tiêu thụ thịt đúng cách sẽ giúp ổn định đường huyết, an toàn cho sức khỏe.
Đái tháo đường được mệnh danh là một trong những kẻ sát nhân thầm lặng. Đối với bệnh nhân bị bệnh này, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tập luyện thể dục đều đặn thì một chế độ ăn uống hợp lý cũng cần được thực hiện đúng và duy trì nếu muốn ổn định đường huyết.
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường không dám ăn thịt vì nghĩ rằng ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn, không những thế còn dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác như béo phì và tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Vậy trên thực tế, bệnh nhân đái tháo đường có được ăn thịt hay không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, đối với người bị đái tháo đường, không phải loại thịt nào cũng được phép tiêu thụ, có 3 loại nên ăn và 2 loại nên tránh mà bệnh nhân nào cũng cần ghi nhớ, hãy xem bạn đã ăn đúng chưa!
3 loại thịt giúp kiểm soát đường huyết tốt
3 loại thịt này rất tốt cho người có đường huyết cao nhưng chỉ nên chế biến theo phương pháp đơn giản như luộc và hấp.
1. Thịt gà
Thịt gà hấp và luộc rất thích hợp cho những bệnh nhân có lượng đường trong máu cao. Ảnh:Internet
Thịt gà là loại thịt quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình. Đối với bệnh nhân có đường huyết cao, bạn có thể ăn loại thịt này điều độ.
Thịt gà chứa nhiều chất béo và calo, có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của lượng đường trong máu do đó có nhiều thông tin cho rằng những người có lượng đường trong máu cao không nên ăn thịt gà. Tuy nhiên, những người bị đường huyết cao nếu chọn cách chế biến thịt gà phù hợp thì vẫn có thể tiêu thụ loại thịt này mà không gây ảnh hưởng gì đến đường huyết.
Người bệnh nên tránh ăn thịt gà được chiên xào. Thay vào đó, hấp và luộc được cho là cách chế biến tốt nhất, không những giữ lại được lượng protein dồi dào trong gà mà còn làm cho thịt thơm ngon hơn, rất thích hợp cho những bệnh nhân có lượng đường trong máu cao.
2. Thịt cá
Hàm lượng chất béo trong 100 gam thịt cá chỉ dưới 2 gam, bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn thường xuyên mà không làm đường huyết tăng cao. Ảnh:Internet
Thịt cá là nguồn bổ sung chất đạm chất lượng cao và đặc biệt thơm ngon được nhiều người vô cùng yêu thích.
Theo đo lường, hàm lượng chất béo trong 100 gam thịt cá chỉ dưới 2 gam, bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn thường xuyên mà không làm đường huyết tăng cao.
Hơn nữa, thịt cá cũng rất giàu magie có tác dụng bảo vệ mạch máu và ngăn ngừa cao huyết áp, giảm tắc nghẽn mạch máu rất hiệu quả. Các axit béo không bão hòa trong cá cũng có thể ức chế sự tích tụ của cholesterol nhờ đó có tác dụng bảo vệ nhất định đối với tim mạch và mạch máu não.
3. Thịt bò
Thịt bò rất giàu axit amin, ít béo, có lợi cho người tiểu đường khi tiêu thụ.
Ngoài ra, loại thịt này còn rất giàu kẽm và magie. Kẽm là chất chống oxy hóa giúp tổng hợp protein và thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp. Tác dụng chung của kẽm, glutamate và vitamin B6 là tăng cường hệ thống miễn dịch. Magie hỗ trợ tổng hợp protein, tăng sức mạnh cơ bắp và quan trọng hơn là nâng cao hiệu quả tổng hợp và chuyển hóa insulin.
Phần nạc của thịt bò rất giàu axit amin, ít béo, có lợi cho người tiểu đường khi tiêu thụ. Ảnh:Internet
2 "loại thịt" khiến đường huyết tăng cao
1.Thịt xông khói
Thịt xông khói là loại thịt thơm ngon, được chế biến và bảo quản thực phẩm bằng cách phơi thực phẩm trên khói hoặc những vật liệu gây cháy như gỗ. Trong quá trình chế biến, người ta thường cho thêm muối vào để ướp, vì vậy hàm lượng nitrit trong loại thịt này tương đối cao. Tiêu thụ nhiều sẽ càng làm tăng độ nhớt của máu, không có lợi cho quá trình lưu thông máu, dễ dẫn đến tình trạng huyết áp tăng thêm, dễ gây tai biến. Vì vậy, người có đường huyết cao hay bệnh nhân đái tháo đường nên tránh loại thực phẩm này.
2. Thịt kho
Thịt kho là món ăn có thể khiến đường huyết tăng đột biến. Ảnh:Internet
Thịt kho là món ăn được nhiều người ưa chuộng vì có hương vị thơm ngon và màu sắc hấp dẫn. Tuy nhiên, lượng calo trong món thịt này rất cao, hàm lượng chất béo cũng lớn nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng cân, gây béo phì. Đồng thời, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và chức năng của đường huyết, dẫn đến lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Do đó, muốn đường huyết ổn định thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Khi cơ thể xuất hiện những bất thường dưới đây, bạn phải đi khám sớm kẻo đái tháo đường rình rập
1. Mờ mắt
Nhìn mờ là một triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do khi lượng đường trong máu cao, thủy tinh thể và mắt sẽ bị thay đổi. Đây thường là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bạn nhận thấy mình có biểu hiện này thì nên đi khám sớm để biết bản thân có bị tiểu đường hay không.
2. Da bị ngứa
Khi lượng đường trong máu quá cao, da của chúng ta sẽ bị ngứa. Ảnh: Internet
Khi lượng đường trong máu quá cao, da của chúng ta sẽ bị ngứa. Đó là do lượng đường trong máu trong cơ thể người tăng cao sẽ làm mất cân bằng quá trình bài tiết insulin trong cơ thể. Nồng độ glucose trong máu quá cao có thể gây ra những biểu hiện bất thường trên da như ngứa ngáy thường xuyên, nhiễm nấm… và cũng có thể khiến vết thương chậm lành hơn so với bình thường.
Nếu những triệu chứng này bắt đầu xuất hiện trên da của bạn thì có thể bệnh tiểu đường đã đến cửa, hãy đi khám càng sớm càng tốt để làm rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị trước khi quá muộn.
3. Sụt cân bất thường
Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân rất có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Do quá trình trao đổi chất của bệnh nhân đái tháo đường diễn ra bất thường, dẫn đến cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng, dù ăn bao nhiêu cũng không hấp thu được.
Trong trường hợp không phải bị bệnh đái tháo đường thì giảm cân ngoài ý muốn cũng là dấu hiệu cảnh báo hiệu sức khỏe bạn đang gặp vấn đề, cần phải gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân càng sớm càng tốt.
(Theo 163.com)
Ánh Lê