(Tổ Quốc) - Bệnh nhân tiểu đường thường đặc biệt hạn chế các đồ ăn ngọt. Tuy nhiên có 3 loại thực phẩm tưởng chừng không nhiều đường, thậm chí khi ăn không có vị ngọt nhưng lại chứa lượng đường cao ngất ngưởng.
Cô Tống năm nay 38 tuổi, làm việc tại một ngân hàng vùng Sơn Đông. Bình thường khi đi làm, cô sẽ ngồi trong quầy cả ngày, sau khi tan ca cũng không hứng thú tập thể dục hay vận động. Vừa mới năm ngoái, cô Tống đi khám sức khỏe thì phát hiện bản thân mắc bệnh tiểu đường, đường huyết lúc đói của cô đạt 9,8mmol/l, (chỉ số đường huyết lúc đói của người bình thường là 5,6 mmol/l).
Bởi tình trạng bệnh, cô Tống đã cải thiện chế độ ăn uống, loại bỏ những món ăn ngon, đồ ngọt mà cô yêu thích khỏi thực đơn hàng ngày. Cô nghĩ rằng làm như vậy thì lượng đường trong máu đã được kiểm soát rất tốt rồi, nhưng không ngờ một hôm cô đang làm việc thì bị ngất xỉu.
Khi được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ đã chẩn đoán cô Tống bị đái tháo đường nhiễm toan ceton. Đây là biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường đặc trưng bởi tăng đường huyết, tăng ceton trong máu và nhiễm toan chuyển hóa.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Sau 3 tiếng cấp cứu, cô Tống cuối cùng cũng đã qua cơn nguy kịch. Lúc này, sau khi hỏi chuyện thì các bác sĩ mới biết, hàng ngày vì để kiểm soát lượng đường trong máu nên cô Tống đã ăn chay. Tuy nhiên không phải cứ ai ăn chay đều khỏe mạnh, có những người tuy ăn chay nhưng đường huyết lại rất cao.
3 thực phẩm là “quả bom nổ chậm” của bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý lượng đường nạp vào cơ thể, đây là điều mà ai cũng biết. Thế nhưng có nhiều người đã rất chú ý điểm này, rất ít ăn đường hay các đồ ngọt, nhưng lại không ngờ rằng có những loại thực phẩm tuy không ngọt nhưng lại là “quả bom nổ chậm” đối với bệnh tiểu đường.
Có những loại thực phẩm tưởng lành mạnh nhưng lại chưa rất nhiều "đường ẩn", chỉ cần ăn một chút cũng khiến đường huyết tăng vọt, tương đương với việc trực tiếp nạp cả cân đường trắng vào cơ thể, ví dụ như 3 loại thực phẩm dưới đây:
Táo đỏ
Khi chọn thực phẩm, người bệnh tiểu đường vì muốn ăn ít đường nên sẽ tránh xa các loại đồ ăn có vị ngọt, thay vào đó là các loại thức ăn khác ít ngọt hơn hoặc không ngọt. Tuy nhiên có những thực phẩm khi nhìn vào, hoặc thậm chí là khi ăn vào, không ai nghĩ là ngọt nhưng thực chất lại chứa lượng đường cao ngất ngưởng, táo đỏ sấy là một ví dụ.
Táo đỏ chứa lượng đường rất cao (Ảnh: Internet)
Bên cạnh các chất chống oxy hóa và các dưỡng chất tốt cho cơ thể, táo đỏ cũng chứa nhiều đường, đặc biệt là táo đỏ khô hoặc đã được chế biến làm mứt. Do đó, nên dùng táo đỏ với một lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế dùng táo đỏ khô cũng như các loại hoa quả sấy, mứt hoa quả khác để đảm bảo lượng đường huyết ổn định.
Thịt khô
Nhiều người thích ăn đường nhưng không được ăn ngọt đôi khi sẽ mua các loại đồ ăn vặt như thịt bò khô, thịt lợn khô, que cay,...
Trên thực tế, để những loại thịt khô này mềm và thơm ngon hơn, trong quá trình sản xuất sẽ thêm đường, muối và nhiều gia vị khác. Khi ăn nó có thể đánh lừa lưỡi bạn và không có cảm giác ngọt. Nhưng những loại “đường ẩn” này sẽ làm tăng nguy cơ lượng đường trong máu cao.
Các loại thịt khô chứa nhiều "đường ẩn" làm đường huyết tăng cao (Ảnh: Internet)
Đồ uống có axit lactic
Có nhiều người thích các loại nước có axit lactic, khi uống có vị chua chua ngọt ngọt rất ngon miệng. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các loại đồ uống chứa axit lactic trên thị trường đều có lượng đường rất cao, một chai 100ml nước uống có axit lactic có thể chứa lượng đường tương ứng với 2 viên đường.
Vì vậy, khi mua thực phẩm chế biến sẵn, người bệnh tiểu đường cần lưu ý ghi chú trên nhãn mác của thực phẩm, trên đó sẽ ghi rõ lượng đường, đạm, và các thành phần khác trong mỗi trọng lượng tiêu chuẩn của thực phẩm. Có một điều khác cần lưu ý khi nhìn vào bảng thành phần, đó là thành phần nào có thứ tự càng cao hoặc đứng trước thì hàm lượng càng cao.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Đường trắng, đường cát trắng, saccarose, fructose, glucose, dextrin, xi-rô ngô fructose... đều là các loại "đường ngầm", người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý khi chọn thực phẩm.
Những yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường
Trong cuộc sống này nay, càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường. Căn bệnh này chủ yếu được chia thành tuýp 1 và tuýp 2, đa số mọi người đều bị tuýp 2. Có 3 nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh tiểu đường:
- Yếu tố di truyền: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng bệnh tiểu đường có di truyền, vì vậy nếu gia đình có người mắc căn bệnh này thì người nhà cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày.
- Béo phì: Ở những người béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm, kéo theo khả năng chuyển hóa glucose cũng giảm theo, khiến cho những người thừa cân béo phì có nguy cơ cao dư thừa lượng đường huyết. Bên cạnh đó, mô mỡ không thể ức chế quá trình phân giải lipid, dẫn đến nồng độ acid béo tự do trong huyết tương cũng sẽ tăng cao.
- Yếu tố tinh thần: Những người lo lắng, trầm cảm, căng thẳng trong thời gian dài, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn glucocorticoid, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Căng thẳng trong thời gian dài dễ dẫn đến bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)
- Sinh hoạt: Nhiều người có thói quen hút thuốc và uống rượu. Những hành vi này lại không hề tốt cho tuyến tụy và đường huyết. Khi đi vào cơ thể, các chất độc hại trong thuốc lá và rượu bia sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin, dẫn đến tích tụ đường trong thời gian dài, khiến lượng đường trong máu sẽ càng ngày càng cao.
Vì vậy, người bị cao đường huyết phải bỏ thuốc lá, rượu bia, bảo vệ tuyến tụy, duy trì cho tuyến tụy hoạt động tốt. Bằng cách này, lượng đường trong máu sẽ ổn định và cơ thể khỏe mạnh hơn.
Nguồn: Aboluowang
Thiên An