(Tổ Quốc) - Với bậc phụ huynh, sau khi sinh con, con cái chính là trung tâm cuộc sống. Trong quá trình trưởng thành của con trẻ, bố mẹ luôn muốn giáo dục con một cách tốt nhất để tương lai của con đầy triển vọng nhưng không phải ai cũng làm đúng cách.
Bố mẹ luôn yêu thương con cái hết mực, muốn trao cho con những điều tốt nhất mình có được. Chính vì vậy, đôi khi họ vấp phải những sai lầm khi nuôi dạy trẻ, khiến con lớn lên dựa dẫm vào bố mẹ, không thể làm chủ cuộc đời mình.
Với bậc phụ huynh, sau khi sinh con, con cái chính là trung tâm cuộc sống của họ. Trong quá trình trưởng thành của con trẻ, bố mẹ luôn muốn giáo dục con một cách tốt nhất để tương lai của con đầy triển vọng.
Nếu bố mẹ thường giúp con mình ba việc dưới đây, tương lai con trẻ sẽ mờ mịt, tăm tối. Mong các bậc phụ huynh cân nhắc điều chỉnh để con trẻ có một tương lai xán lạn.
1. Chuyện gì cũng làm giúp con
Con đang tự lần mò đóng cúc áo, bạn chạy đến vừa nói “để bố/mẹ đóng cho, con chậm quá!” vừa nhanh nhanh đóng cúc cho con. Khi con đang chơi ghép hình, bạn giành lấy miếng ghép và nói: “Con ghép thế này không đúng. Miếng này phải để ở đây!”
Ảnh: The Special Education
Rất nhiều bố mẹ thích chỉ đạo con cái hoặc con làm gì cũng giúp con hoàn thành trước tiên. Bạn nghĩ rằng mình đang giúp con, yêu thương bảo vệ con. Thật ra đó là làm phiền con trẻ hình thành khả năng tự mình tìm tòi, khám phá, tự mình hoàn thành công việc. Sự tập trung dần dần được nâng cao chính trong những lần tự mình khám phá, hoàn thành công việc đó.
Cho nên, khi con trẻ đang chơi đùa hay tự làm một việc gì đó, bố mẹ chỉ cần lặng lẽ bên cạnh con, đợi đến khi con thật sự cần lời chỉ bảo rồi bạn mới giúp đỡ con cũng không muộn.
2. Dung túng mọi hành vi vô lý của con
Bậc phụ huynh tôn sùng tự do chắc chắn sẽ để con cái mình tự do thoải mái. Đây là chuyện rất bình thường. Nghe tự do thoải mái có vẻ rất tốt cho con trẻ, nhưnglàm bất cứ việc gì, con cũng sẽ hành xử một cách “bung xõa” như vậy.
Không có quy tắc thì không làm được gì. Chúng ta cần đặt cho con một vài quy định để con có khả năng phân biệt phải trái, đúng sai. Nhưng vẫn phải cho con sự tự do cần có, nếu không con sẽ trở nên cứng nhắc, không linh hoạt. Đây hẳn là điều bất hạnh đối với mọi gia đình.
Chúng ta nên cân bằng giữa tự do và nguyên tắc, lập ra phương pháp giáo dục con trẻ tốt hơn, ít nhất không bóp chết tư tưởng của con trẻ trong khi chúng tuân thủ nguyên tắc.
3. Vô tư thỏa mãn mọi yêu cầu của con
Yêu thương vô điều kiện nghĩa là quan tâm đến cảm xúc và yêu cầu của con vô điều kiện, không phải thỏa mãn tất cả yêu cầu của con. Chúng ta không thể đáp ứng cho con mọi thứ, con cũng không cần cuộc sống luôn luôn thuận theo ý muốn. Trên thực tế, con trẻ rất cần một ranh giới mang đến cảm giác an toàn.
Nếu bản thân không tự đặt một giới hạn, nghĩa là người khác có thể đối xử với mình không có chừng mực.
Con trẻ sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi có một ranh giới rõ ràng, hợp lý và những “chính sách” ổn định. Chúng sẽ hiểu rằng mình có được mọi thứ trong giới hạn đó. Điều này làm con trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm. Những quy tắc nhất định bên trong con trẻ cũng từ đó mà hình thành.
Sau khi chúng ta cho con sinh mạng, điều quan trọng nhất là dạy con làm người thế nào, hành sự ra sao để con trưởng thành hơn, trở thành một người ưu tú, có trách nhiệm, biết gánh vác; đừng để con vì tuổi nhỏ chưa hiểu biết mà hình thành thói quen xấu, ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai, thậm chí là hạnh phúc cả đời của con.
Bố mẹ không nên thỏa mãn cho con tất cả, phải để con hiểu rằng không phải thứ gì mình muốn đều sẽ có được. Bố mẹ chỉ yêu con là không đủ, quan trọng hơn cả là dạy con biết yêu thương người khác.
Theo Sohu
Lưu Ly