(Tổ Quốc) - Trên thế giới có tới 55 triệu người cao tuổi đang phải đồng hành với chứng bệnh sa sút trí tuệ. Để có thể cải thiện tỷ lệ mắc bệnh trong tương lai, người cao tuổi hãy từ bỏ 3 thói quen ăn uống này ngay lập tức.
Sa sút trí tuệ là một hội chứng thường gặp ở những người qua 60 tuổi. Bệnh có tính chất mãn tính hoặc tiến triển theo thời gian, dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức, ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy, định hướng, hiểu, tính toán, năng lực học tập, ngôn ngữ và khả năng phán đoán của con người.
Theo số liệu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra, hiện tay trên thế giới có khoảng 55 triệu người bị chứng sa sút trí tuệ, với hơn 60% sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Hơn nữa, con số này được dự kiến sẽ tăng lên 78 triệu người vào năm 2030 và 139 triệu người vào năm 2050. Trong đó, bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu của chứng sa sút trí tuệ, có thể chiếm đến 60-70% các trường hợp mắc bệnh.
Alzheimer là nguyên nhân gây nên sa sút trí tuệ lớn nhất với tỷ lệ chiếm đến 60-70%. (Ảnh: Aiudo)
Bệnh Alzheimer được đặc trưng bởi sự suy giảm nhận thức và thường bắt đầu với suy giảm khả năng hình thành những ký ức gần đây. Biểu hiện bệnh lý của bệnh bao gồm các mảng amyloid ngoại bào lan tỏa vào dây thần kinh, hình thành những đám rối sợi thần kinh nội bào kèm theo các vi khuẩn phản ứng, cuối cùng sẽ làm mất đi tế bào thần kinh và các khớp thần kinh.
Theo thống kê y học hiện nay, các nguyên nhân chính gây ra bệnh Alzheimer có thể được chia thành các loại sau:
Đầu tiên là căn nguyên ở cấp độ di truyền. Hầu hết các nghiên cứu dịch tễ học đều nói tiền sử gia đình là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng gây nên bệnh Alzheimer và được tạo ra bởi các gen trội autosomal. Nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh Alzheimer thì tỷ lệ mắc bệnh những người thân của họ sẽ cao hơn nhiều so với các gia đình khác.
Nguyên nhân quan trọng tiếp theo đó là chấn thương sọ não. Nếu đầu bị chấn thương mạnh sẽ gây chấn động não, tụ máu nội sọ, phù não,… kéo theo chứng suy giảm trí tuệ nhẹ, rồi dần dần mắc đến các hội chứng của sa sút trí tuệ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh Alzheimer như: Di truyền, chấn thương sọ não, trạng thái tâm lý, thói quen ăn uống,.. (Ảnh: Cinfa Salud)
Ngoài ra, một số yếu tố xã hội hay tâm lý trong cuộc sống cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer cho người cao tuổi. Chẳng hạn như góa phụ, sống một mình, khó khăn về tài chính, lo âu trong cuộc sống,...
Bên cạnh đó, thói quen ăn uống hàng ngày cũng là yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 3 thói quen ăn uống của người già có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ:
1. Ăn nhiều muối và đồ ngọt
Tạp chí Geriatric Neurobiology nổi tiếng của Mỹ đã công bố một nghiên cứu đến từ nhóm nhà khoa học Canada rằng: việc ăn nhiều muối đối với người già có thể gây hại rất nhiều cho não, gây suy giảm nhận thức, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Còn khi ăn quá nhiều ngọt, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người cao tuổi sẽ tăng cao. Lượng đường trong máu cao liên tục sẽ làm giảm kích thước của vùng hải mã trong não. Hiện tượng này gây nên co rút hồi hải mã, ảnh hưởng trực tiếp đến vỏ não, kéo theo nhiều triệu chứng như rối loạn trí nhớ hay rối loạn cảm xúc…Những trở ngại được thiết lập này chính là nguyên nhân quan trọng gây bệnh Alzheimer.
2. Thường xuyên không ăn tinh bột
Bắt theo xu hướng giới trẻ hiện nay ủng hộ việc ăn uống lành mạnh, không ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột để giảm cân, nhiều người cao tuổi cũng cũng đã bị ảnh hưởng. Họ bắt đầu thực hiện các chế độ ăn kiêng nhằm cải thiện trọng lượng cơ thể bằng cách giảm lượng tinh bột trong bữa ăn hằng ngày và đôi khi còn không ăn.
Tuy nhiên, để có thể duy trì nhu cầu năng lượng, người cao tuổi cần cung cấp 1700-1900 calo/người/ngày, trong đó tỷ lệ năng lượng từ ngũ cốc (tinh bột) chiếm tới 68% tổng khẩu phần ăn hằng ngày. Vì vậy, việc hạn chế không ăn tinh bột rất có hại đến người cao tuổi.
Mỗi bữa người cao tuổi nên ăn 1 - 2 bát cơm, kết hợp các thực phẩm giàu tinh bột khác như bánh mì, khoai tây, mì ống, khoai, sắn,.. vừa để cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón vừa cung cấp năng lượng ổn định cho cả ngày dài.
Đảm bảo những thực phẩm chủ yếu hằng ngày (tinh bột, đạm) đối với người cao tuổi. (Ảnh: Dailycare)
Một cơ thể thường xuyên không cung cấp đủ tinh bột sẽ thiếu carbohydrate, khiến tế bào thần kinh không được sự hỗ trợ của glucose, não hoạt động uể oải, lượng hoạt động cũng giảm đi. Từ trường hợp này, khi phản ứng của não chậm dần lại, bệnh Alzheimer sẽ nhân cơ hội xảy ra.
3. Ăn thực phẩm giàu chất béo
Nếu người cao tuổi tiêu thụ thức ăn quá nhiều dầu mỡ hàng ngày, hàm lượng cholesterol trong mạch máu cũng sẽ tăng lên và có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp 3 lần so với người cao tuổi bình thường.
Bên cạnh đó, các hợp chất có hại trong thực phẩm giàu chất béo sẽ tạo ra một loại protein nguy hiểm, làm tổn thương não người và gây ra bệnh Alzheimer. Để hạn chế nguy cơ phát bệnh Alzheimer và các bệnh khác, người cao tuổi phải chú ý chế độ ăn phù hợp, không ăn quá nhiều các thực phẩm giàu chất béo như thịt chiên, thịt nướng, bánh mì bơ, trứng, pho mát, thịt mỡ, nội tạng động vật...
Niềm vui trong cuộc sống là liều thuốc tốt nhất để cải thiện căn bệnh Alzheimer. (Ảnh: Internet)
Ngoài việc chú ý đến thói quen ăn uống, người cao tuổi cần để não bộ hoạt động hằng ngày, học hỏi thêm nhiều điều mới để kích hoạt não bộ tiếp tục suy nghĩ, cải thiện khả năng tiếp nhận và rèn luyện trí nhớ, đây đều là những cách rất tốt giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Việc phát triển thói quen ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tuân thủ các bài tập thể dục hàng ngày và giữ cho não ở giai đoạn "trẻ" là rất có ý nghĩa.
Nếu là những người trẻ, chúng ta nên chú ý đến việc thường xuyên giao tiếp và đưa những người lớn tuổi trong gia đình đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm nhất những bệnh lý và khám chữa bệnh kịp thời.
Theo Aboluowang
Lưu Ly