(Tổ Quốc) - Số hóa thông tin sản phẩm, quy trình thu thập dữ liệu và chương trình chăm sóc khách hàng Loyalty là những xu hướng số hóa được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay.
Số hóa thông tin sản phẩm trên bao bì
Giãn cách xã hội khiến 90% các điểm bán offline - điểm chạm truyền thống phải tạm đóng cửa để chống dịch. Do đó lúc này doanh nghiệp cần tập trung hơn vào việc khai thác sức mạnh những điểm chạm khác như bao bì sản phẩm để kết nối trực tiếp với khách hàng.
Bằng việc đưa thông tin sản phẩm lên nền tảng điện tử - số hóa thông tin sản phẩm, doanh nghiệp có thể khai thác những điểm chạm tiềm năng như bao bì sản phẩm. Thay vì nhồi nhét thật nhiều thông tin trên diện tích hạn chế của bao bì sản phẩm, giờ đây doanh nghiệp chỉ cần có mã vạch là có thể truyền tải đầy đủ, trực quan những thông tin đó. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, hình thức này sẽ giúp thông tin sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận đúng và trúng những khách hàng đang có nhu cầu mà không lo bị các thông tin về Cô-vy làm gián đoạn.
Số hóa chương trình chăm sóc khách hàng Loyalty
Giữa làn sóng thông tin ồ ạt trên tất cả các kênh social, nền tảng di động là điểm sáng để doanh nghiệp dễ dàng kết nối riêng với khách hàng của mình mà không bị ảnh hưởng bởi các tin tức khác. Trong khi đó tại Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động lên đến 70% (Appota, 2020), trong đó tỷ lệ người sử dụng smartphone chiếm hơn 45%. Những con số này cũng cho thấy số hóa chương trình Chăm sóc khách hàng Loyalty trên điện thoại di động sẽ nhanh chóng trở thành phương thức chăm sóc khách hàng phổ biến.
Việc số hóa chương trình chăm sóc khách hàng (Loyalty) trên nền tảng di động khiến cho khách hàng dành nhiều thời gian hơn vào sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu mà họ đang quan tâm, gia tăng sự tương tác qua lại giữa khách hàng và doanh nghiệp. Trong bối cảnh khách hàng không thể tương tác tại các điểm offline việc giữ được mối liên kết online qua nền tảng di động có thể giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng tốt hơn và sẽ là đòn bẩy tăng doanh thu khi cửa hàng được mở cửa trở lại.
Số hóa quy trình thu thập dữ liệu bằng QR code
Mặc dù đa phần các hàng quán đã đóng cửa, tuy nhiên các địa điểm như công sở, bến xe, siêu thị, cửa hàng thiết yếu vẫn được hoạt động, do đó doanh nghiệp đứng trước bài toán đảm bảo an toàn chống dịch cho nhân viên, khách hàng trước sự lây lan của dịch bệnh. Những công việc đòi hỏi nhân viên phải giao tiếp gần như check-in, khảo sát khách hàng… cũng cần phải thay đổi để hạn chế tiếp xúc. Do đó, số hóa các quy trình này bằng mã QR là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Chỉ cần một mã QR kết nối với hệ thống quản lý chấm công hoặc thu thập dữ liệu, là doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra công cụ thay thế cho các quy trình check-in, khảo sát. Nhân viên, khách hàng khi tới văn phòng công sở, hay các điểm công cộng chỉ cần quét mã và tự điền thông tin theo form được gắn với mã là doanh nghiệp đã có thể ghi nhận thông tin của họ mà không cần có sự tiếp xúc trực tiếp với người khác. Bằng cách số hóa thao tác thu nhận thông tin, mã QR cho phép doanh nghiệp hạn chế tiếp xúc tại công sở, đảm bảo an toàn mùa dịch.
Check-in bằng mã QR tại nơi cửa hàng/quán cà phê (Nguồn: iCheck)
Có thể nói COVID-19 đã trở thành cú huých mạnh mẽ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho mọi doanh nghiệp. Điều doanh nghiệp cần làm lúc này là chủ động nắm bắt những xu hướng số hóa tiên tiến nhất và phối hợp với các đơn vị cung cấp giải pháp uy tín như iCheck để thích ứng với các nguy cơ trong đại dịch. Là đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp chuyển đổi số, iCheck đã hỗ trợ hơn 20,000 doanh nghiệp số hóa thông tin sản phẩm. Sứ mệnh của iCheck là trở thành chuẩn mực minh bạch thông tin và nguồn gốc sản phẩm nhằm giúp doanh nghiệp chân chính gia tăng uy tín, tăng sức cạnh tranh, đồng thời kết nối hiệu quả với khách hàng. Tìm hiểu thêm về hình thức số hóa thông tin sản phẩm của iCheck tại đây.
Ánh Dương