3 yếu tố khẳng định Viettel Construction có thể tăng trưởng nhảy vọt

(Tổ Quốc) - Dựa trên khái niệm con nhím trong việc đánh giá các Công ty, Viettel Construction là đơn vị có nhiều yếu tố mang dáng dấp các Công ty nhảy vọt trên thế giới.

Trên thế giới có rất nhiều Công ty có mức giá cổ phiếu đi ngang trong thời gian dài, nhưng sau đó thị giá cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng nhảy vọt khi trải qua quá trình xây dựng nền tảng và quá trình đột phá đúng đắn.

Ví dụ về Walgreens, suốt 40 năm trời Walgreens có những bước thăng trầm, nhưng cũng chỉ dao động quanh mức của thị trường chung. Tuy nhiên vào năm 1975, không có một điềm báo nào, Walgreens bắt đầu leo lên, ngày càng cao, và cứ tiếp tục lên  cao  mãi.  Trong  khoảng  từ 31/12/1975 đến 01/01/2000,  đầu tư 1$ vào Walgreens bằng đầu tư 2$ vào "ông lớn" khổng lồ công nghệ Intel, gần bằng 5$ vào General Electric, 8$ vào Coca-Cola, và hơn 15$ vào thị trường cổ phiếu chung (tính luôn cả việc lên giá của thị trường NASDAQ vào cuối năm 1999).

Có nhiều tài liệu đã so sánh nếu năm 1965 đầu tư 1$ vào những Công ty nhảy vọt, đồng thời đầu tư 1$ vào chứng khoán trên thị trường chung, giả sử những Công ty nhảy vọt có cùng tỷ lệ lợi nhuận như thị trường chung trước thời điểm nhảy vọt thì đến năm 2000 bạn đã có 471$ từ nhóm nhảy vọt, so với 56$ từ thị trường chung.

Những con số này thật ấn tượng, và càng ấn tượng hơn khi bạn để ý rằng chúng được đầu tư vào những Công ty trước đó hết sức bình thường, sau đó họ có tốc độ tăng trưởng nhảy vọt.

Để xác định những Công ty có tiềm năng tăng trưởng nhảy vọt có thể dựa vào 3 khía cạnh của Công ty (được gọi là khái niệm con nhím). Khái niệm này chỉ ra rằng các Công ty có khả năng xác định được thế mạnh, hiểu được niềm đam mê thực sự và những gì có thể làm tốt hơn so với bất cứ đối thủ nào khác trên thị trường. Tại Việt Nam, Viettel Construction (UPCoM: CTR) là một trong những Công ty có nhiều nét tương đồng với các Công ty nhảy vọt trên thế giới.

CTR được thành lập năm 1995 với tư cách là đơn vị thi công trực thuộc Tập đoàn Điện tử Viễn thông Quân đội (SIGELCO) - tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Kể từ khi thành lập, CTR đã xây dựng hạ tầng viễn thông cho Viettel ở cả thị trường trong và ngoài nước như Campuchia, Lào, Myanmar, Peru và Mozambique.

CTR đã xây dựng hạ tầng viễn thông cho Viettel từ cuối những năm 1990 và được thừa hưởng mảng vận hành viễn thông của Viettel vào năm 2017. Kể từ đó đến nay, Công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu liên tục mặc cho thị trường bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Có thể nói, CTR đã xác định được hướng đi và chiến lược kinh doanh rõ ràng. CTR còn đề ra mục tiêu trở thành Công ty có doanh thu tỷ đô vào năm 2025.

3 yếu tố khẳng định Viettel Construction có thể tăng trưởng nhảy vọt - Ảnh 1.

Vòng tròn số 1: Điều Công ty có thể làm giỏi nhất

Xét về năng lực triển khai, CTR là Công ty số 1 Việt Nam trong việc vận hành khai thác viễn thông và xây dựng. Công ty đóng vai trò quan trọng trong thành công của Tập đoàn Viettel ngày nay, việc CTR xây dựng 120.000 trạm viễn thông ở 10 quốc gia khác nhau và vận hành hơn 35.000 trạm viễn thông là quy mô mà chỉ có một vài Công ty TowerCo toàn cầu có thể đạt được. Điều đó giúp cho CTR sở hữu lợi thế kinh doanh lớn nhất tại thị trường Việt Nam.

Song song hoạt động Vận hành khai thác, CTR còn đẩy mạnh lĩnh vực Đầu tư hạ tầng cho thuê. Dù mới triển khai nhưng doanh thu mảng này năm 2020 đạt hơn 65 tỷ đồng, gấp 7,6 lần năm trước đó. Sau 11 tháng đầu năm 2021, mảng Đầu tư Hạ tầng cho thuê của CTR đạt doanh thu 178,6 tỷ đồng, tăng trưởng 248,9% so với cùng kỳ năm 2020 (51,2 tỷ). Đến năm 2025, có thể kỳ vọng một sự bứt phá rõ rệt từ lĩnh vực này của CTR.

Vòng tròn số 2: Điều Công ty đam mê nhất

CTR là Công ty cung cấp dịch vụ trên nền tảng kỹ thuật, Công ty hướng mục tiêu thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Có thể nói toàn bộ ngành nghề kinh doanh của CTR đều xuất phát từ chính nhu cầu của xã hội, với 5 mảng kinh doanh chính: Đầu tư hạ tầng cho thuê; Xây dựng (bao gồm xây dựng hạ tầng viễn thông, xây dựng dân dụng B2B và B2C); Công nghệ thông tin; Giải pháp tích hợp và Vận hành khai thác.

Công ty đã có nhiều đóng góp lớn cho xã hội, đặc biệt góp phần công cuộc bình dân hóa di động, phủ sóng đến khắp lãnh thổ Việt Nam.

Vòng tròn số 3: Điều chi phối cỗ máy kinh tế của Công ty

Tất cả các Công ty nhảy vọt đều có thể hiểu biết sâu sắc làm thế nào để thu lại dòng tiền và lợi nhuận bền vững. CTR có sự tăng trưởng đều chân ở tất cả các lĩnh vực: Đầu tư Hạ tầng cho thuê, Xây dựng, Giải pháp tích hợp và Vận hành khai thác.

Khi công nghệ 5G được phủ sóng đại trà và sự xuất hiện của 6G vào năm 2030 (theo công bố của Viện Hàn lâm Phần Lan về dự án 6Genesis), vai trò của CTR sẽ càng trở nên quan trọng tại thị trường Việt Nam và một số quốc gia đầu tư.

Chưa kể năm 2021, CTR đang dần chiếm lĩnh thị trường Xây dựng dân dụng (khu nghỉ dưỡng và nhà dân) trên khắp cả nước, doanh thu tăng trưởng 68% so với 2020.

Rất có thể, mảng dịch vụ kỹ thuật Home Services sẽ trở thành một trụ chiến lược tiếp theo cho CTR vào 2022.

Ánh Dương

Tin mới