(Tổ Quốc) - Chân tay lạnh vào ban đêm và 3 dấu hiệu này có thể là dấu hiệu cảnh báo mạch máu đang bị tắc nghẽn, nguy cơ đột quỵ cao.
Hẹp hay tắc nghẽn mạch máu là cơ sở dẫn đến sự hình thành của các bệnh tim mạch và mạch máu não. Hiện nay, chúng đã trở thành sát thủ số một đe dọa sức khỏe con người với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cực cao, cùng nhiều biến chứng.
Trên thực tế, cơ thể sẽ có những biểu hiện rõ ràng khi mạch máu bị thu hẹp nhưng lại thường bị mọi người bỏ qua. Đặc biệt, đối với người trung niên và cao tuổi, nếu cơ thể có 4 thay đổi sau đây thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt để ngăn ngừa sự hình thành nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim.
Cơ thể sẽ có những biểu hiện rõ ràng khi mạch máu bị thu hẹp nhưng lại thường bị mọi người bỏ qua. (Ảnh: Internet)
Những biểu hiện của bệnh hẹp mạch máu
1. Chân tay lạnh
Người trung niên và cao tuổi hay bị lạnh tứ chi có thể là do bệnh động mạch ngoại biên (PAD) gây ra. Khi các động mạch bị hẹp, mạch máu não bị tắc nghẽn sẽ làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể.
Đặc biệt, tứ chi là phần cuối của cơ thể, là nơi cuối cùng nhận máu nuôi dưỡng. Mạch máu bị thu hẹp có thể làm chậm tốc độ máu lưu thông và giảm nhiệt độ ở các bộ phận này. Người bị lạnh tay chân vì lý do này thì dù bạn có đắp chăn vào ban đêm cũng khó tăng được nhiệt độ ở các chi, nên cần đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
2. Chảy nước dãi khi ngủ
Các bệnh về răng miệng hoặc chứng ngưng thở khi ngủ, tư thế ngủ không tốt,… cũng có thể dẫn đến chảy nước dãi khi ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên chảy nước dãi một cách vô thức khi ngủ thì hãy đặc biệt lưu ý bởi đây là một dấu hiệu điển hình của việc hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu não.
Hẹp mạch máu não, tắc nghẽn mạch máu não sẽ gây thiếu oxy có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho hệ thống trung ương như các vùng vỏ não hai bên, dẫn đến rối loạn chức năng dưới lưỡi, khiến người bệnh bị chảy nước miếng một bên lúc ngủ.
3. Khó thở
Một số người khi ngủ có biểu hiện tức ngực, khó thở và thường xuyên bị ngạt thở nhưng lại thường nhầm với các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, rất có thể hiện tượng này xảy ra còn do hẹp và xơ cứng mạch vành. Hẹp động mạch vành có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu, dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim và thiếu oxy, từ đó gây ra các triệu chứng như đau thắt ngực, tức ngực và rối loạn nhịp tim.
4. Tê và chuột rút ở tay và chân vào ban đêm
Tê và chuột rút ở tay và chân vào ban đêm là một trong những biểu hiện thường gặp của mạch máu tắc nghẽn.
Ban đêm quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn. Nếu mạch máu bị thu hẹp thì quá trình lưu thông máu sẽ càng bị chậm lại dẫn đến thiếu máu cục bộ, thiếu oxy ở các chi, gây ra hiện tượng bị tê yếu và chuột rút ở tay và bàn chân.
Làm thế nào để giữ cho các mạch máu trẻ khỏe?
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn
Ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ có thể làm tăng nồng độ lipid trong máu như triglycerid và cholesterol. Những chất này lắng đọng trên thành mạch máu, làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu. Vì vậy, bạn nên chú ý đến một chế độ ăn uống nhẹ nhàng, tránh xa đồ chiên rán và cố gắng chọn các phương pháp nấu ăn như hấp, hầm hoặc salad lạnh.
Nên kiểm soát lượng muối và đường ăn hàng ngày để mạch máu khỏe mạnh. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát lượng muối và đường ăn hàng ngày. Chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, giảm độ đàn hồi của mạch máu, dễ gây xơ vữa động mạch. Ăn quá nhiều đường sẽ gây thừa tiết insulin, làm tăng gánh nặng cho tế bào tiểu đảo, gây kháng insulin, làm tổn thương nội mạc mạch máu, sau đó dẫn đến xơ cứng động mạch.
Lượng muối ăn hàng ngày nên kiểm soát trong vòng 6 gam; Lượng đường bổ sung hàng ngày của người lớn không được vượt quá 25 gam.
2. Tập thể dục nhiều hơn
Ít vận động có thể làm suy yếu chức năng cung cấp máu của tim, làm chậm quá trình lưu thông máu, dễ tích tụ cholesterol và mỡ thừa trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng chống oxy hóa và chức năng nội mô mạch máu, từ đó làm suy yếu tính đàn hồi của mạch máu.
Vì vậy, việc tập thể dục thường xuyên là rất cần thiết. Khi tập, nên chọn các bài tập thể dục vừa sức như chơi bóng, bơi lội, đi bộ nhanh,... mỗi lần tập ít nhất 40 phút và duy trì đều đặn 4-5 ngày/tuần để đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra, việc giữ một tâm trạng thoải mái, vui vẻ cũng là cách đơn giản và hiệu quả giúp đẩy lùi tắc nghẽn mạch máu mà mọi người nên ghi nhớ.
Ngoài ra, máu đặc có thể gây hẹp và tắc nghẽn mạch máu và nước là chất làm loãng máu tốt nhất. Vì vậy, bạn nên hình thành thói quen uống nhiều nước mỗi ngày, từ đó có thể làm giảm độ nhớt của máu và tăng tốc độ lưu thông máu. Nếu không thích uống nước đun sôi, bạn cũng có thể thêm trà xanh. Polyphenol trong trà có thể làm sạch mạch máu và bảo vệ sức khỏe của mạch máu.
(Theo Toutiao)
Ánh Lê