4 loại rau củ bổ dưỡng nhưng lại khiến đường huyết tăng vọt: Bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều chẳng khác nào ‘tự sát’ dài hạn

(Tổ Quốc) - Đa số chúng ta đều nghĩ ăn nhiều rau củ tươi có thể làm ổn định lượng đường trong máu. Thế nhưng, 4 loại thực phẩm sau có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột, gây ra nhiều biến chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh nhân tiểu đường nên chú ý.

Ông Trương - 48 tuổi, mắc bệnh tiểu đường đã 3 năm. Ông được chỉnh định điều trị theo chỉ định của bác sĩ, mỗi ngày ông đều uống thuốc đúng giờ, ăn đủ ngày 3 bữa cố định, chế độ ăn uống cũng rất chuẩn, bữa ăn nào ông cũng ăn rau cải tươi.. thế nhưng việc kiểm soát đường huyết lại không được khả quan lắm.

Vì vậy, ông đã đến gặp bác sĩ để được tư vấn đặc biệt, mặt khác, ông muốn biết nguyên nhân khiến lượng đường trong máu của ông luôn không ổn định.

Qua tìm hiểu kỹ càng, bác sĩ mới biết ông Trương rất thích ăn rau, và vấn đề chính là ở đây, đúng là ăn nhiều rau thì tốt cho sức khỏe, nhưng có nhiều loại rau không thích hợp cho người bị đái tháo đường ăn chúng với tần suất cao. Ông Trương đặt ra câu hỏi: Tại sao người ta nói ăn nhiều trái cây và rau xanh thì tốt, nhưng lại ngoại lệ với bệnh nhân đái tháo đường?

4 loại rau củ bổ dưỡng nhưng lại khiến đường huyết tăng vọt: Bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều chẳng khác nào ‘tự sát’ dài hạn - Ảnh 1.

Ăn nhiều rau củ là tốt, nhưng điều này không đúng tuyệt đối với người bị tiểu đường. Ảnh: Aboluowang

Các loại rau củ mà chúng ta ăn thường được chia thành 4 loại: lá, thân rễ, quả, địa y. Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn một lượng lớn rau củ thuộc loại thân rễ sẽ rất bất lợi cho tình trạng bệnh.

Nguyên nhân là do rau củ thuộc loại thân rễ rất giàu carbohydrate và chúng có chỉ số đường huyết (hay còn gọi là chỉ số GI - là một chỉ số từ 0 đến 100 được gán cho thực phẩm) cao hơn nhiều so với các loại rau khác.

Dưới đây là 4 loại rau củ tươi phổ biến có chỉ số đường huyết thuộc hàng cao, bệnh nhân đái tháo đường nên chú ý ăn ít đi:

    1. Cà rốt

Một số bạn có thể thắc mắc, cà rốt chứa nhiều carotenoid và vitamin, lại có tác dụng tăng nhu động ruột, lợi ích cho cơ thể vô cùng nhiều, thế tại sao người bệnh tiểu đường không được ăn cà rốt?

Nguyên nhân là do cà rốt chứa nhiều carbohydrate, chỉ số đường huyết của cà rốt lên đến 71 - đây là chỉ số đường huyết tương đối cao so với nhiều loại thực phẩm khác.

Mặc dù carotenoid trong cà rốt có thể bảo vệ mạch máu và giảm mỏi mắt, nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường và đường huyết không thể kiểm soát ổn định, không nên ăn một lượng lớn cà rốt trong một bữa và nên kiểm soát lượng khi ăn.

    2. Bí đỏ (bí ngô)

Bí đỏ từ trước đến nay vốn được coi là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, thậm chí còn có người gọi bí đỏ là “liều thuốc hạ đường huyết”. Nhưng thực tế chúng ta chỉ có thể kiểm soát lượng đường trong máu thông qua việc kết hợp ăn uống một cách cân đối và hợp lý.

Trong bí đỏ chứa một lượng đường hòa tan và tinh bột nhất định, thành phần chủ yếu của đường hòa tan là oligosaccharide và sucrose, hai chất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu cứ tăng giảm không ổn định.

4 loại rau củ bổ dưỡng nhưng lại khiến đường huyết tăng vọt: Bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều chẳng khác nào ‘tự sát’ dài hạn - Ảnh 2.

Ăn nhiều bí đỏ có thể khiến bệnh nhân tiểu đường khó ổn định đường huyết. Ảnh: Aboluowang

Đối với bệnh nhân đái tháo đường có lượng đường trong máu không ổn định, ăn nhiều bí đỏ hoàn toàn không có lợi ích nào trong việc kiểm soát đường huyết.

    3. Khoai lang

Mặc dù chất xơ trong khoai lang có thể  giúp bệnh nhân tiểu đường có thể đi đại tiện đều đặn, thế nhưng lượng tinh bột dồi dào trong nó sẽ nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu sau khi vào cơ thể.

Chỉ số đường huyết của khoai lang cao tới 77. Đặc biệt, món khoai lang sấy dẻo, hàm lượng calo và đường cao hơn nhiều so với khoai lang luộc, nếu ăn quá nhiều món này sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Nếu bạn muốn ăn khoai lang trong hàng ngày, bạn có thể thay thế một phần món chính bằng một lượng khoai lang vừa phải.

    4. Khoai tây

Khoai tây là thực phẩm tinh bột nguyên chất, có lượng carbohydrate tương đương với gạo và bột mì. Chỉ số đường huyết của khoai tây đạt tới 87.

Khoai tây được chế biến theo rất nhiều cách, không ít người rất thích ăn khoai tây chiên, thế nhưng, khoai tây chiên không chỉ có chỉ số đường huyết cao mà còn chứa một lượng chất béo trans nhất định.

Vì vậy, chúng ta không nên ăn một lượng lớn khoai tây được nấu quá chín, cách tốt nhất là ăn khoai tây hấp.

4 loại rau củ bổ dưỡng nhưng lại khiến đường huyết tăng vọt: Bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều chẳng khác nào ‘tự sát’ dài hạn - Ảnh 3.

Hấp là cách chế biến khoai tây tốt hơn cả. Ảnh: Aboluowang

Nếu lỡ ăn quá nhiều 4 loại rau thân rễ trên, bạn nên giảm lượng cơm ăn ngày hôm đó và tăng cường ăn rau loại lá. Bên cạnh đó, chúng ta còn nên chú ý cách nấu chín.

Những ai bị tiểu đường muốn lượng đường trong máu ổn định hơn và trở lại mức bình thường càng sớm càng tốt, có thể ăn 2 loại thực phẩm hàng ngày:

1. Hành tây - kích thích sản sinh insulin

Hoạt chất: Mangan, Magie, Sunfua

Lượng dùng khuyến nghị: 80 gram mỗi ngày

Hành tây rất giàu dinh dưỡng và được mệnh danh là “Nữ hoàng của các loại rau”. Hành tây không chỉ chứa vitamin B và khoáng chất có tác dụng hạ đường huyết, mà còn chứa một chất giống methamphetamine, có thể tăng cường hoạt động của các tế bào B và thúc đẩy quá trình tiết ra insulin để khôi phục chức năng chuyển hóa của insulin.

Ngoài ra, mùi hăng có ở hành tây là một chất sunfua, có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp và bài tiết insulin và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

2. Rau diếp - giảm lượng đường trong máu và huyết áp

Hoạt chất: niacin, chất xơ, kali

Lượng dùng khuyến nghị: 60 gram mỗi ngày

Rau diếp ngồng (diếp thơm, xà lách thơm, diếp gốc, diếp măng, ngó xuân) là loại rau ít đường, ít chất béo và ít calo, bệnh nhân có lượng đường trong máu cao không phải lo lắng về vấn đề lượng đường trong máu tăng cao đột ngột sau khi ăn.

4 loại rau củ bổ dưỡng nhưng lại khiến đường huyết tăng vọt: Bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều chẳng khác nào ‘tự sát’ dài hạn - Ảnh 4.

Rau diếp ngồng

Rau diếp ngồng chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin và niacin có thể tăng cường hoạt động của insulin. Ăn rau diếp ngồng thường xuyên có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và kiểm soát tình trạng bệnh. Loại rau này cũng rất giàu kali, chất này rất tốt cho việc điều chỉnh cân bằng natri trong cơ thể và có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp.

Theo Aboluowang

4 loại rau củ bổ dưỡng nhưng lại khiến đường huyết tăng vọt: Bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều chẳng khác nào ‘tự sát’ dài hạn - Ảnh 5.

Như Ý

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Đi lại vốn là chuyện dễ dàng tựa như hơi thở với bao người nhưng lại là điều vô cùng khó khăn đối với những bệnh nhân mắc tổn thương khớp gối. Hành trình gian nan tìm lại bước chân vững chãi của họ giờ đây trở nên dễ dàng nhờ phương pháp thay khớp gối độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc.
Tin mới