4 lỗi gần như ai cũng mắc phải khi bán hàng trên ứng dụng giao đồ ăn!

(Tổ Quốc) - Hình ảnh các anh tài xế công nghệ xếp hàng trước quán luôn được coi là niềm tự hào của các chủ nhà hàng khi kinh doanh trên các ứng dụng giao đồ ăn, nhưng không phải cửa hàng nào cũng được như vậy.

Để kinh doanh trên ứng dụng giao đồ ăn thành công, nhà hàng cần khắc phục 4 lỗi cơ bản xoay quanh trải nghiệm của khách hàng và tài xế.

Là một người kinh doanh đồ ăn trên nhiều ứng dụng giao đồ ăn, anh Hoàng Tùng - CEO Pizza Home - cho biết qua quan sát và trao đổi với các học viên, có nhiều lỗi phổ biến mà mọi người kinh doanh trên các ứng dụng giao đồ ăn rất hay mắc phải. Chúng tôi xin lược lại dưới đây:

4 lỗi gần như ai cũng mắc phải khi bán hàng trên ứng dụng giao đồ ăn! - Ảnh 1.

Lỗi 1: Tiết kiệm gì thì tiết kiệm, đừng tiết kiệm hình ảnh.

Khách hàng có 2 điểm chạm khi mua hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn. Điểm chạm đầu tiên là hình ảnh.

Với khách hàng offline, điểm chạm là không gian quán, nhưng với khách hàng online, họ chỉ biết quán của bạn qua hình ảnh các món ăn. Vì vậy, cập nhật đủ hình ảnh cho các món ăn trong menu là điều rất quan trọng để giúp khách hàng lựa chọn món.

Lưu ý hình ảnh của bạn phải đủ trau chuốt, chân thực và rõ ràng, để khách hàng khi đặt món có thể biết mình sẽ nhận được gì.

Lỗi 2: Món ăn của bạn còn đủ hấp dẫn khi đến tay khách hàng?

Bỏ qua yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm - một yếu tố bắt buộc khi kinh doanh trên các ứng dụng giao đồ ăn, chất lượng món ăn của bạn phải được đảm bảo không chỉ ngon khi mới ra lò, mà phải giữ được chất lượng món ăn tối thiểu trong 30 phút cho đến khi đến tay khách hàng.

Một trong những tip để đảm bảo chất lượng đồ ăn tới tay khách hàng là chú trọng vào khâu đóng gói, chúng tôi sẽ nói sâu hơn trong phần dưới đây.

4 lỗi gần như ai cũng mắc phải khi bán hàng trên ứng dụng giao đồ ăn! - Ảnh 2.

Lỗi 3: Tôi có chừng này món ăn, sẽ bê hết cả lên online?

Về độ dài menu, không nên quá dài, dễ tác động tiêu cực đến trải nghiệm khách hàng, đồng thời không nên quá ngắn, dễ gây cảm giác nhàm chán. Độ dài menu phù hợp là vừa đủ 2 - 3 lần quẹt màn hình điện thoại của khách, tương ứng với 15 - 40 món.

Về bố cục sắp xếp gian hàng trên ứng dụng, các món ngon nhất phải đẩy lên để chạm vào mắt khách hàng đầu tiên khi mở gian hàng của bạn.

4 lỗi gần như ai cũng mắc phải khi bán hàng trên ứng dụng giao đồ ăn! - Ảnh 3.

Để tối ưu hóa menu phù hợp cho bán hàng trên ứng dụng, cần cân nhắc những yếu tố sau:

- Khách hàng order đồ ăn qua app sẽ chú trọng vào tính nhanh và tiện lợi. Vì vậy, bạn cần lựa chọn cho menu những món ăn có thể chuẩn bị nhanh chóng, tiện lợi. Nếu món ăn rườm rà, xử lý lâu, bạn nên tối ưu hóa quy trình chế biến để giảm thiểu thời gian tài xế và khách hàng phải chờ đợi lâu khi đặt món.

- Món ăn của bạn có tiện để đóng gói mang đi? Bao bì đóng gói có phù hợp với tính chất của món ăn và tiện lợi với nhu cầu của khách hàng? Bạn đã tối ưu hóa chi phí cho bao bì món ăn? Đây là những điều bạn cần đặc biệt lưu ý để cải thiện trải nghiệm của khách hàng khi đặt món.

Một tip nữa cho các bạn bán hàng là cân nhắc làm phong phú thêm thực đơn bằng nhiều topping cho người dùng có thể lựa chọn theo sở thích. Các món có thể áp dụng ngoài trà sữa, rau má, còn có bún, hủ tiếu, mì... Một ví dụ điển hình là quán Mì trộn tên lửa. Một món ăn cơ bản chỉ gồm mì, rau, các loại thịt như gà, heo, bò, nhưng khi order, khách hàng có thể có thêm lựa chọn topping để đổi vị như thêm súp bò viên, súp trứng... Ngoài ra, cũng cần lưu ý việc sắp xếp món ăn sao cho đẹp mắt, và sắp xếp này vừa phải đẹp vừa phải tiện cho việc đóng gói.

Lỗi 4: Bao bì, đóng gói

Đây là điểm chạm thứ 2 của khách hàng khi mua đồ ăn qua App. Nhiều bên không đầu tư cho bao bì, hoặc sử dụng hộp, bao bì không phù hợp với tính chất của món ăn. Khi khách hàng nhận được món, có thể hình thức của món đã không còn ngon miệng, nóng hổi nữa.

Bao bì của bạn không chỉ đẹp về mặt hình ảnh, mà còn phải đảm bảo trật tự cho việc xếp món, tránh các thức lộn xộn trộn vào nhau khi khách hàng mở ra.

Một lưu ý nữa là các món đồ thiết yếu nho nhỏ đi kèm như giấy ăn, tăm. Rất khó khăn cho khách hàng khi đồ ăn có thịt mà lại thiếu tăm đi kèm, hay món có nước mắm mà lại không đóng gói thêm tờ giấy ăn.

"Nếu đã bán hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn thì những yếu tố trên là điều phải đầu tư tỉ mỉ. Chỉ cần các bạn để ý một chút, sẽ tìm ra được cách tối ưu hóa việc bán hàng trên App, nhờ đó tăng hiệu quả doanh thu", anh Hoàng Tùng chia sẻ.

Chương trình "Quán Ăn Triển Vọng" là chương trình do BAEMIN, ứng dụng giao đồ ăn đứng số 1 thị trường về mức độ hài lòng của khách hàng theo khảo sát Q&Me tổ chức nhằm khuyến khích và tôn vinh những nhà hàng "nhỏ mà có võ" luôn không ngừng cải thiện chất lượng menu và chất lượng phục vụ trên BAEMIN. Danh sách Quán Ăn Triển Vọng được cập nhật hàng tuần trên ứng dụng BAEMIN.

Ánh Dương

Tin Cùng Chuyên Mục
“Tết nay phải khác” với Top 5 trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại Sơn Tiên

“Tết nay phải khác” với Top 5 trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại Sơn Tiên

Sơn Tiên – biểu tượng mới của ngành du lịch giải trí Việt Nam, đã và đang tạo nên sự khác biệt nhờ sự kết hợp giữa văn hóa, giải trí, và tâm linh. Với sự phát triển từ thương hiệu Suối Tiên, nơi đây đã trở thành điểm đến lý tưởng cho mọi du khách, sẽ mang đến những trải nghiệm thật khác trong mùa tết năm nay.
Tin mới