4 thời điểm nguy hiểm KHÔNG được dùng điện thoại nhưng 80% chúng ta đều mắc phải: Dễ phát nổ, gây K não và cướp đi mạng sống bất thình lình

(Tổ Quốc) - Đôi khi chúng ta cũng nên biết buông bỏ "người bạn thân thiết" để cuộc sống lành mạnh và sức khỏe được đảm bảo hơn.

Ngày nay, điện thoại di động gần như được coi là "người bạn thân" không thể thiếu đối với mỗi người. Nhờ có tính năng đa dạng, điện thoại mở ra một thế giới phong phú hơn, thu hút nhiều người đắm chìm vào cuộc sống bên trong thiết bị này.

Tuy nhiên, sử dụng điện thoại quá thường xuyên không những là một thói quen không tốt mà ngược lại còn gây hại cho sức khỏe mỗi người. Trừ những lúc cấp bách, cần hạn chế việc nhìn vào điện thoại để tận hưởng cuộc sống bên ngoài.

Đặc biệt, 4 thời điểm sau đây tưởng như là lúc dùng điện thoại vui nhất nhưng thực chất lại ngầm gieo họa mà bạn không hề hay biết.

1. Trước khi đi ngủ

4 thời điểm nguy hiểm KHÔNG được dùng điện thoại nhưng 80% người đều mắc phải: Dễ phát nổ, gây bệnh ung thư não và cướp đi mạng sống nhưng vẫn lơ là bỏ qua - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Với nhiều người, điện thoại chả khác gì cái "gối ôm" không thể thiếu mỗi khi lên giường ngủ. Lướt điện thoại cập nhật tin tức, nhắn tin, xem phim, chơi game… là hoạt động trước khi đi ngủ mỗi ngày. Thậm chí, những người bị mất ngủ còn phải dựa vào điện thoại để tìm kiếm cảm giác buồn ngủ.

Hành động này tưởng như chỉ mất "một lúc thôi", nhưng thực ra lại tốn rất nhiều thời gian, khiến chúng ta thức rất khuya và gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động ngày hôm sau do ngủ không đủ giấc.

Không chỉ khiến bản thân mệt mỏi, ánh sáng xanh của điện thoại di động còn có thể khiến cơ thể tiết melatonin không đủ. Trong khi melatonin chính là hormone được sản xuất bởi tuyến tùng có tác dụng gây buồn ngủ, vậy nên sử dụng điện thoại trong thời gian dài không những không khiến chúng ta dễ ngủ hơn mà còn gây mất ngủ do thiếu hụt hormone này.

Ngoài ra, ánh sáng xanh của điện thoại di động cũng rất có hại cho mắt. Dùng điện thoại trong bóng tối lâu dễ làm tổn thương võng mạc, từ đó gây mỏi mắt hoặc cận thị.

Hiệp hội Y tế Thế giới cũng cảnh báo việc tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh và chịu ảnh hưởng liên quan đến chu kỳ giấc ngủ sẽ là làm tăng nguy cơ ung thư não.

2. Khi đang ăn

4 thời điểm nguy hiểm KHÔNG được dùng điện thoại nhưng 80% người đều mắc phải: Dễ phát nổ, gây bệnh ung thư não và cướp đi mạng sống nhưng vẫn lơ là bỏ qua - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Ngày nay, nhiều người có thói quen "một công đôi việc", vừa ăn vừa phải xem gì đó trên điện thoại cho đỡ nhàm chán. Thậm chí có lúc họ còn không muốn ăn chỉ vì không tìm được video hay để xem kèm.

Nhưng thực tế, thói quan này rất mất vệ sinh. Chúng ta luôn mang điện thoại di động bên mình bất cứ lúc nào, ở đâu, vậy nên có rất nhiều vi khuẩn bám vào mà không thể nhìn thấy được. Dù cho có rửa tay trước bữa ăn, thì việc chạm vào điện thoại cũng làm vi khuẩn lại bám vào tay, khiến thức ăn được đưa vào cơ thể trong tình trạng nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, việc vừa ăn vừa dùng điện thoại không chỉ kéo dài thời gian ăn uống mà còn có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc đau dạ dày. Nguyên nhân là do sự mất tập trung khi ăn làm giảm tiết axit ở dạ dày nên thức ăn khó tiêu hóa hơn, cơ thể cũng khó hấp thụ dinh dưỡng hơn. Thức ăn lâu tiêu hóa và tồn đọng trong dạ dày sẽ là miếng mồi ngon cho vi khuẩn tại đây sinh sôi và gây bệnh. Dạ dày thường xuyên phải làm việc quá sức cũng dễ bị tổn thương, suy yếu và sinh bệnh nhanh hơn.

3. Khi đang sạc điện thoại

4 thời điểm nguy hiểm KHÔNG được dùng điện thoại nhưng 80% người đều mắc phải: Dễ phát nổ, gây bệnh ung thư não và cướp đi mạng sống nhưng vẫn lơ là bỏ qua - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Khi sử dụng điện thoại đã trở thành một thói quen mọi lúc mọi nơi, nhiều người không thể tách rời "người bạn" này ngay cả khi đang phải sạc pin. Lúc này, điện thoại vừa ở trạng thái tiếp nhận điện, vừa phải tiêu thụ điện năng sẽ bị nóng do bộ vi xử lý không tải kịp. Khi sức nóng đạt đến mức tối đa sẽ làm rò rỉ các chất hóa học có hại trong pin hoặc chạm mạch nguồn. Thậm chí, điện thoại có thể phát nổ, gây hại cho người dùng.

Nhiệt độ điện thoại quá cao do vừa sạc vừa sử dụng còn làm giảm tuổi thọ của thiết bị, chai pin hoặc phồng pin. Cục sạc cũng bị "vạ lây" vì nóng lên, vừa nguy hiểm cho người dùng vừa có nguy cơ bị hỏng.

4. Khi đi vệ sinh

4 thời điểm nguy hiểm KHÔNG được dùng điện thoại nhưng 80% người đều mắc phải: Dễ phát nổ, gây bệnh ung thư não và cướp đi mạng sống nhưng vẫn lơ là bỏ qua - Ảnh 4.

Ảnh: Internet

Dùng điện thoại khi đi vệ sinh là một trong những thói quen xấu nhất mà nhiều người mắc phải. Cứ ngỡ lướt mạng xã hội là để giết thời gian khi "giải quyết vấn đề", nhưng thực chất hành động này còn khiến thời gian đi vệ sinh bị kéo dài hơn. Duy trì tư thế này lâu vừa làm tăng nguy cơ mắc táo bón hoặc tệ hơn là bệnh trĩ, vừa gây ứ máu trong khoang chậu, làm sưng tĩnh mạch và chảy máu hậu môn.

Ngồi xổm lâu còn khiến khí huyết không lưu thông, tê bì chân tay, dẫn đến hiện tượng chóng mặt do máu không kịp lên não khi đứng lên. Tình trạng này tiếp diễn thường xuyên đồng nghĩa với việc thiếu máu lên não liên tục, để lại hậu quả là suy giảm trí nhớ, giảm trí tuệ, thoái hóa não.

Bên cạnh đó, nhà vệ sinh còn là nơi có nhiều vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Ecoli gây tiêu chảy. Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh, vi khuẩn không chỉ có cơ hội bám vào tay, quần áo mà còn nhanh chóng ẩn náu lên điện thoại. Rất ít người có thói quen vệ sinh điện thoại thường xuyên, vì vậy đây sẽ là nơi tích tụ vi khuẩn mỗi ngày và xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào.

(Theo Inf.news)

Ánh Lê

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Đi lại vốn là chuyện dễ dàng tựa như hơi thở với bao người nhưng lại là điều vô cùng khó khăn đối với những bệnh nhân mắc tổn thương khớp gối. Hành trình gian nan tìm lại bước chân vững chãi của họ giờ đây trở nên dễ dàng nhờ phương pháp thay khớp gối độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc.
Tin mới