(Tổ Quốc) - Giáo dục trẻ là một việc khó khăn và lâu dài, cha mẹ cần kiên trì nhẫn nại hãy dùng những phương pháp giáo dục đúng đắn để dạy con, như vậy chúng mới có thể phát triển một cách toàn diện và tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Cô Trương (Trung Quốc) có một cậu con trai 6 tuổi và bắt đầu đi học lớp 1, cậu bé vốn tinh nghịch nên thường xuyên quậy phá đồ đạc trong nhà. Thậm chí cậu còn rất mê chơi game trên điện thoại, hầu hết các loại trò chơi trên di động cậu đều biết.
Trong một lần cô Trương đang thay quần áo trong nhà tắm, cậu con trai lấy điện thoại của mẹ chơi game. Biết điện thoại của cô Trương có thanh toán bằng thẻ ngân hàng tự động, cậu bé đã mua hết đồ trang bị trong game. Đến khi cô phát hiện ra, thì tiền trong thẻ đã “không cánh mà bay”.
Việc này khiến cô Trương vô cùng tức giận, cô đã tát con, đến nỗi cậu bé ngã lăn xuống sàn nhà, chảy cả máu mũi. Sau khi nguôi ngoai cơn giận, nhìn những vết đòn roi trên người con, cô Trương lại vô cùng hối hận. Nếu sự việc đi xa hơn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cậu bé.
Trên thực tế nhiều bậc phụ huynh cũng hiểu việc đánh con không phải là hình thức giáo dục đúng đắn. Tuy nhiên, khi tức giận việc đánh con cái đã trở thành một cách để trút giận.
Điều này không có lợi cho sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý và thể chất của con trẻ.
Các bác sĩ phân tích rằng, cơ thể trẻ nhỏ vẫn còn rất mong manh, một vài bộ phận dễ bị tổn thương, cha mẹ dù giận đến mấy cũng không được dùng lực để đánh sẽ rất nguy hiểm.
1. Đầu của trẻ
Đầu là “đại bản doanh” của cơ thể con người, chỉ đạo các cơ quan trong toàn bộ cơ thể, đồng thời phần đầu cũng rất nhạy cảm. Cha mẹ có xu hướng không kiềm chế được bình tĩnh khi đánh con, nếu không tỉnh táo mà dùng lực đánh vào đầu trẻ sẽ rất nguy hiểm.
Trước hết, cha mẹ đánh vào đầu con cái có thể gây chấn động cơ. Đặc biệt, ở phía sau đầu và thái dương của trẻ có một số lượng lớn các tế bào thần kinh ở hai bộ phận này rất quan trọng. Nếu không may đánh vào sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng như chảy máu não, tổn thương não, tụ máu não...
Ngoài ra, vùng đầu có các cơ quan cảm giác quan trọng nhất là mắt, tai và mũi. Nếu cha mẹ đánh vào đầu, trẻ né tránh và vô tình đánh vào mắt, tai sẽ gây tổn thương thị lực và thính giác lúc đó hối hận thì đã quá muộn.
2. Ngực và bụng
Ngực và bụng của trẻ mập mạp, nhiều thịt nhưng cha mẹ không được đập vào. Khoang ngực và khoang bụng của cơ thể con người có những cơ quan quan trọng nhất của chúng ta, chẳng hạn như tim, phổi, dạ dày.
Lớp mỡ của trẻ tương đối mỏng, xương sườn và cơ giúp bảo vệ các cơ quan này cũng rất mỏng manh. Do đó, nếu cha mẹ nóng nảy đánh trẻ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như tổn thương nội tạng của trẻ.
3. Lưng
Khi bị đánh vào lưng, cột sống của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng, con sẽ bị tác động mạnh về thể chất. (Ảnh: 153.com)
Một số cha mẹ sẽ đánh vào lưng và mông của đứa trẻ, nhưng lưng cũng là bộ phận rất mỏng manh. Cột sống của cơ thể con người chúng ta nằm ở phía sau.
Nếu cha mẹ đánh mạnh vào lưng trẻ, cột sống của con chưa phát triển hoàn thiện, gây tổn thương cột sống hoặc cơ thắt lưng, đây cũng là một vấn đề rất nghiêm trọng.
4. Tay, chân của trẻ
Một số phụ huynh kéo tay trẻ khiến cánh tay bị trật khớp. Tay chân của trẻ tương đối mảnh mai. Nếu cha mẹ quá mạnh tay, cơ và xương của sẽ bị thương.
Các chấn thương ở tay chân có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Có rất nhiều cách tốt để giáo dục trẻ khi con mắc lỗi mà cha mẹ có thể rút kinh nghiệm
Như đã đề cập trước đó, cha mẹ thường xuyên đánh con sẽ khiến mối quan hệ cha mẹ - con cái trở nên căng thẳng, con cái không muốn giao tiếp với cha mẹ, điều này ảnh hưởng đến sự trưởng thành về nhân cách của con cái.
Việc đánh con không những không ngăn được con mắc lỗi tương tự mà còn khiến trẻ có những tư tưởng xấu, thù hằn dễ dẫn đến việc hình thành xu hướng bạo lực về sau.
Cha mẹ hãy bình tĩnh giao tiếp và trao đổi, kiên nhẫn chỉ ra lỗi sai của con và khuyến khích trẻ có ý thức sửa chữa. (Ảnh: 163.com)
1. Nếu trẻ mắc lỗi, cha mẹ có thể phạt trẻ làm việc nhà
Khi trẻ làm sai sẽ bị phạt, nếu không cho trẻ biết hậu quả của việc làm sai thì lần sau con vẫn mắc lỗi, vì vậy cha mẹ có thể phạt trẻ một chút. Chẳng hạn như làm việc nhà, dậy sớm chạy bộ vào buổi sáng, điều này giúp hình thành những thói quen tốt.
2. Hãy phạt bằng cách để trẻ bù đắp lỗi của mình
Khi con đã làm sai chúng ta nên cho đứa trẻ một cơ hội để cải tạo. Ví dụ, nếu đứa trẻ làm vỡ một vật dụng nào đó hãy phạt bằng tiền thưởng tích lũy của chúng để bồi thường, đứa trẻ sẽ trở nên yêu quý thứ đó trong tương lai.
3. Nếu trẻ mắc lỗi, hãy để trẻ suy nghĩ về điều đó
Khi con cái mắc lỗi, người lớn chúng ta thường có xu hướng không kiểm soát được cảm xúc. Hãy yêu cầu bọn trẻ úp mặt vào tường và suy nghĩ về hành động sai trái mà chúng đã gây ra.
Điều này vừa có thể khiến bọn trẻ và cha mẹ bình tĩnh, từ đó sẽ giải quyết một cách lý trí hơn. Chúng ta vẫn nên dùng chính trí tuệ của mình để giáo dục con cái.
*Nguồn: 163.com
Khánh Linh