(Tổ Quốc) - Hiểu đúng về cách tập thể dục sẽ giúp đem lại hiệu quả cho sức khoẻ.
Tập thể dục là một thói quen rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tập thể dục không đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể của việc tập luyện, thậm chí còn gây hại sức khỏe.
Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi tập luyện để không gây phản tác dụng.
1. Tập thể dục quá sức
Việc tập thể dục đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tuy nhiên, không phải vì thế mà lượng vận động càng lớn thì càng tốt.
Tập thể dục gắng sức hoặc quá sức không có lợi cho việc kiểm soát bệnh tật, đặc biệt là với bệnh tiểu đường. Thậm chí, điều này có thể làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh, gây căng thẳng dẫn tới tăng lượng đường trong máu.
Ảnh minh hoạ ( Nguồn : Internet)
Ngoài ra, sau 40 tuổi, những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có biến chứng nặng hơn nếu vận động quá mạnh có thể gây ra các tai biến như tim mạch, mạch máu não hay xuất huyết mắt, đe dọa đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần phải chú ý tập luyện khoa học để đạt được hiệu quả trong việc tập luyện.
Nếu bạn muốn tiêu thụ 90 kcal, bạn cần dành ra khoảng 30 phút để đi bộ, tập Thái Cực Quyền; 20 phút cho các bài tập cường độ nhẹ như đạp xe hay khiêu vũ; 10 phút đối với các bài tập cường độ trung bình như đánh cầu lông và chạy bộ; đối với các bài tập cường độ cao như bơi và nhảy cầu, cần 5 phút.
Người bệnh tiểu đường có thể linh hoạt kiểm soát khối lượng tập luyện của mình theo các nguyên tắc trên để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Không tập thể dục sau khi uống thuốc
Ảnh minh hoạ ( Nguồn : Internet)
Thật sai lầm khi nghĩ rằng một khi đã dùng thuốc hạ đường huyết thì bạn không cần phải tập thể dục nữa.
Tập thể dục không chỉ giúp đốt cháy calo mà còn làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, bản thân tập thể dục đã là một liệu pháp hạ đường huyết. Đặc biệt, tập thể dục sau bữa ăn có thể làm giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả, bên cạnh đó cũng có thể hỗ trợ các loại thuốc hạ đường huyết phát huy tác dụng tốt hơn.
3. Tập thể dục khi bị bệnh
Ảnh minh hoạ ( Nguồn : Internet)
Đây sai lầm nguy hiểm nhất mà nhiều người vẫn thường mắc. Khi cảm thấy cơ thể không khỏe, bạn nên tạm ngừng hoặc giảm cường độ tập luyện. Nếu không sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng và gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe.
Đặc biệt với người cao tuổi, khả năng miễn dịch của họ kém đi nhiều, vậy nên tốt nhất là phải dừng các hoạt động thể dục khi cơ thể ở trạng thái không bình thường.
4. Tập thể dục không đều đặn
Ảnh minh hoạ ( Nguồn : Internet)
Tập thể dục không đều đặn chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn mà không giúp kiểm soát đường huyết vào những thời điểm khác. Bên cạnh đó, điều này khiến cho việc kiểm soát đường không thể đạt được hiệu quả như ý, sẽ khiến hiệu quả tập luyện bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi và dễ gây chấn thương.
Trong khi đó, tập thể dục thường xuyên có thể làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, giúp giảm lượng đường trong máu. Đồng thời có thể cải thiện dần chức năng tim phổi, tăng khả năng vận động của hệ cơ xương, phòng chống nhiều bệnh tật.
Do đó, mọi người nên duy trì việc tập luyện đều đặn tùy theo thể trạng của cơ thể. Thời gian tập luyện có thể kéo dài khoảng 40 phút, bao gồm 5-10 phút chuẩn bị trước khi tập; 30 phút khi đạt cường độ tập; 5-10 phút phục hồi sau khi tập.
5. Nhịn ăn tập thể dục
Một số người thích dậy sớm và tập thể dục khi bụng đói, còn được gọi là "tập thể dục buổi sáng". Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, nếu dạ dày trống rỗng, năng lượng của cơ thể chủ yếu sẽ đến từ sự phân hủy chất béo, đồng thời các cơ cũng phân hủy glycogen trong cơ để tiêu hao năng lượng, điều này sẽ tạo gánh nặng cho gan.
Ngoài ra, việc tập luyện khi đói cũng sẽ khiến bạn hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất xỉu. Vì vậy, tốt nhất bạn nên ăn nhẹ trước khi tập luyện, và nên tập sau khi ăn 1 tiếng để tránh bị hạ đường huyết.
( Theo Toutiao)
Ánh Lê