5 xu hướng tăng trưởng cho mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2023

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự nhanh chóng, hiệu quả, tiện lợi trong giao dịch chưa bao giờ là đủ. Thành công trong hoạt động kinh doanh của họ được quyết định bởi khả năng quản lý dòng tiền hiệu quả và bảo mật. Tất cả những vấn đề đó đều có thể được giải quyết bởi các công nghệ số hoá.

 

5 xu hướng tăng trưởng cho mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2023 - Ảnh 1.

Số hoá là một phương pháp cho phép các mô hình kinh doanh vừa và nhỏ (SMBs) tái định hình xây dựng và điều hành doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này là trụ cột quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu - chiếm 90% số lượng doanh nghiệp và hơn 50% lực lượng lao động trên toàn thế giới - Trong năm 2023, Visa cho rằng đây là 5 xu hướng nghiên cứu sẽ là chìa khóa tăng trưởng của các doanh nghiệp tiềm năng:

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể giành lợi thế trong việc tìm kiếm nhân tài

Trong quá trình tuyển dụng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những bất lợi về công tác tổ chức hậu cần. Thế nhưng, họ vẫn có ưu thế cạnh tranh ở một số khía cạnh khác, bằng cách nỗ lực đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và đời sống cho đội ngũ nhân viên tốt và ý thức rõ ràng về mục đích cá nhân - hai yếu tố quan trọng mà một ứng viên đánh giá ngang hàng với tiêu chí lương bổng. Với các nền tảng giao diện trực tuyến, xu hướng thực hiện nội dung cá nhân hoá kết hợp chia sẻ câu chuyện nội bộ từ đội ngũ nhân viên, các doanh nghiệp sẽ có thể khác biệt hoá với các đối thủ cạnh tranh - và thu hút nguồn lực nhân tài ổn định.

Thu hẹp khoảng cách về khoa học công nghệ kỹ thuật nhằm củng cố ưu thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các chuyên gia dự đoán rằng trong vòng 10 năm tiếp theo, 70% giá trị kinh doanh mới được tạo ra sẽ dựa trên các sáng kiến khoa học kỹ thuật. Quá trình chuyển đổi công nghệ cao mang lại cơ hội tốt hơn dành cho mọi người, ở bất cứ đâu. Đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhờ vào các phương tiện kỹ thuật số, việc tiếp cận khách hàng mới, vận hành và tăng trưởng sẽ hiệu quả hơn, cũng như khả năng phục hồi của các doanh nghiệp sau quãng thời gian dịch bệnh vừa qua. Trong năm 2020, Visa đã đặt mục tiêu hỗ trợ quá trình chuyển đổi số cho 50 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ trước cuối năm 2023. Như bằng chứng cho việc hiện thực hóa mục tiêu, Visa cùng chương trình SMB Acceptance Fast Track đã cho phép hơn 60.000 nhà bán lẻ trên 8 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chấp nhận các hình thức thanh toán kỹ thuật số.

Uy tín và độ bảo mật cao là mục tiêu hàng đầu

Dựa trên mối quan hệ với khách hàng, khả năng tiếp cận và định hướng cộng đồng, phần lớn khách hàng tin vào độ uy tín của các doanh nghiệp nhỏ hơn là các đơn vị tên tuổi lớn. Giá trị niềm tin rất dễ lung lay và luôn cần được củng cố. Với khả năng phòng thủ chưa đủ vững vàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chủ động đảm bảo hệ thống bảo mật được tích hợp công nghệ bảo vệ phù hợp. Chẳng hạn, việc mã hoá các khoản thanh toán hoặc tuân thủ các tiêu chuẩn trong ngành có thể hạn chế khả năng lừa đảo thông qua cơ chế bảo vệ giao dịch thanh toán trực tuyến và tại các điểm bán hàng.

Số hóa doanh nghiệp trên mọi phương diện là một tài sản quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các giải pháp số hóa giúp doanh nghiệp tự động hóa, theo dõi các giao dịch từ đối tác và góp phần vận hành hoạt động kinh doanh một cách thuận tiện hơn. Ví dụ, đối với các sàn thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến cần được đẩy mạnh, tích hợp cùng các công cụ đo lường và ứng dụng tài chính một cách đồng bộ đối với cả hệ thống vận hành, có thể giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ gia tăng khả năng kiểm soát và điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

Khả năng nắm bắt xu hướng là chìa khóa trong môi trường nhiều biến động

Tương tự năm 2022, tỷ lệ lạm phát cao, hạn chế về nguồn nhân lực, và những thách thức về chuỗi cung ứng sẽ là bài toán cho tất cả các doanh nghiệp. Dựa trên nghiên cứu của Visa, sự bất ổn khó lường của kinh tế là nỗi đe dọa lớn nhất của các doanh nghiệp. Điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và các công cụ số hóa, vấn đề tài chính trong kinh doanh, có thể hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ điều chỉnh phương hướng bền vững hơn. Những công cụ tích hợp AI như Chat GPT khi được ứng dụng thực tiễn khiến bạn cảm thấy choáng ngợp trong dữ liệu thông tin, vì vậy nhà thầu và các bên cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán - đội ngũ chuyên hỗ trợ tối ưu hóa tài chính của doanh nghiệp, sẽ luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, chia sẻ: "Ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực cải tiến kỹ thuật số nhanh nhất, tuy vậy họ đang quá chú trọng việc cải tiến sản phẩm. Với cam kết của Visa trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại địa phương, họ có thể tự tin sử dụng tài chính kỹ thuật số một cách tối ưu và hiệu quả. Như một nguồn lực hỗ trợ bền vững, Visa sẽ tiếp tục sứ mệnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh kinh tế đầy biến động".

Là công ty công nghệ thanh toán điện tử với mạng lưới rộng lớn trên toàn thế giới, Visa cam kết đồng hành lâu dài cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hàng ngàn cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và nâng cao khả năng phục hồi các hoạt động kinh doanh.

Tin mới