7 cách biến kiến thức thành sự bứt phá kinh doanh

Ngày càng nhiều chủ doanh nghiệp nhận thức được rằng: Tầm cao năng lực bản thân họ sẽ quyết định mức độ cực hạn doanh nghiệp. Vậy họ phải nâng tầm bản thân như thế nào để mang lại thành tựu?

 

7 cách biến kiến thức thành sự bứt phá kinh doanh - Ảnh 1.

Cho đến khi không còn kinh doanh nữa, học tập phải là KPI trọn đời của doanh nhân. Bởi một khi bạn dừng lại thì các đối thủ sẽ tranh thủ vượt lên.

Nhưng học thôi chưa đủ. Học tập tạo ra kiến thức. Thực hành mới tạo ra kỹ năng.

Giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard - John Kotter chỉ ra rằng chỉ có 30% các chương trình thay đổi thành công.

Tại sao những nỗ lực của doanh nghiệp Việt thay đổi chỉ thường dừng ở cấp độ 2 (Học tập) mà khó đạt tới mức độ cao nhất (Kết quả) như trong mô hình Kirkpatrick?

7 cách biến kiến thức thành sự bứt phá kinh doanh - Ảnh 2.

Công ty đào tạo tư vấn PDCA đã nghiên cứu, khảo sát trên 30.000 học viên là các chủ doanh nghiệp và tổng kết ra 7 cách chuyển hóa kiến thức thành hành động và kết quả kinh doanh.

1. Hc thc chiến

Tỷ lệ các khóa đào tạo nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn trên thị trường hiện nay vẫn rất nhiều, và các hoạt động đào tạo dường như cũng dừng lại sau "tiếng chuông tan học". Như vậy không lạ gì khi năng lượng có, tư duy có, nhưng thành quả mang về cho doanh nghiệp lại bằng không.

Để khắc phục sự "thay đổi ảo" này, bạn phải nâng cao tiêu chuẩn, chọn thầy để học hỏi, chọn khóa để hành động, đảm bảo tối ưu hóa quá trình chuyển đổi.

Lấy các khóa học của PDCA làm ví dụ. Chủ tịch Hoàng Đình Trọng là doanh nhân có 13 năm kinh nghiệm thực tiễn tự động hoá doanh nghiệp bằng hệ thống, quy trình. Các kiến thức trong khóa học thực chất là case-study của chính ông, nên mỗi module kiến thức đều có phần cách làm từng bước cụ thể, bài tập, biểu mẫu có thể ứng dụng ngay và cho ra kết quả bằng được.

Bên cạnh đó, PDCA luôn có lộ trình tư vấn, thăm khám sau đào tạo cho những học viên còn chưa nắm rõ.

Học viên của PDCA còn có dịp ôn lại bài từ thực tế "trầy vi tróc vảy" của những doanh nhân đã ứng dụng thành công trong Workshop hàng tuần.

7 cách biến kiến thức thành sự bứt phá kinh doanh - Ảnh 3.

Tham khảo review để "tìm mặt gửi vàng"

2. Hc có chn lc bng công thc ATĐ

Luôn học hỏi với khát vọng được rót đầy, tâm thái cởi mở và không định kiến.

Nhưng nếu bạn học gì làm nấy thì lại thành đẽo cày giữa đường. Mà học xong, hoặc là làm ngay hoặc là sẽ không bao giờ làm.

Vậy nên quan trọng nhất sau khi tiếp thu kiến thức là chọn lọc và làm ngay với công thức ATĐ.

A - Áp dụng: Ứng dụng 100% kiến thức

T - Thay đổi: Cải tiến hoặc ứng dụng một phần kiến thức

Đ - Đào tạo: Đào tạo lại cho nhân viên, người khác

7 cách biến kiến thức thành sự bứt phá kinh doanh - Ảnh 4.

3. Hc cùng đi ngũ nhân s ct lõi

Đội ngũ nhân sự mới là người biến mục tiêu, ý tưởng của Chủ doanh nghiệp thành hiện thực. Nếu năng lực của họ không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của doanh nghiệp thì sao?

Hãy gửi đội ngũ nhân sự cốt lõi đi học cùng để đồng bộ tầm nhìn, tư duy và giải pháp, vì họ chính là những người lập kế hoạch cụ thể, triển khai chi tiết đến các cấp bên dưới.

4. Tích cc tham gia các cng đng cùng chung chí hưng

Khi đặt mình trong một cộng đồng các chủ doanh nghiệp không ngừng học hỏi, phát triển, chính tốc độ, sự cầu tiến của họ sẽ thúc đẩy bạn không ngừng lao nhanh, tiến bộ.

Tại PDCA, cộng đồng FOH (Fire of the Hero - Biệt đội giải cứu doanh nghiệp) tập hợp những doanh nhân có năng lực hành động mạnh mẽ như thế. Họ khát vọng chuyển hóa và đã chia sẻ những bí quyết điều hành thực tế, những tấm gương thành công đáng quý tới giúp đỡ những chủ doanh nghiệp đang gặp khó khăn như họ đã từng. Với các hoạt động kết nối định kỳ, tỷ lệ chuyển đổi vượt trội của FOH luôn được đo lường và ghi nhận cực kỳ tích cực.

5. To đng lc mnh m

Động lực giúp chúng ta bắt đầu. Nhưng kỷ luật mới đưa chúng ta đến những nơi mà động lực không làm được.

Hãy vận dụng cả động lực và kỷ luật để tới đích bằng công thức 4H.

7 cách biến kiến thức thành sự bứt phá kinh doanh - Ảnh 5.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy nhân viên và chính bạn thoát khỏi vùng an toàn - vùng trì trệ, hãy truyền thông mạnh mẽ về giá trị của thành quả sau cải tiến, tạo cảm giác buộc phải thay đổi, sau đó đào tạo từng bước, thi đua, đánh giá, khen thưởng,...

Như vậy, nhân viên sẽ hình dung rõ ràng về những biến chuyển đang diễn ra và tăng cường động lực tiếp tục điều chỉnh.

6. Làm gương

Bạn nghĩ sao nếu công ty tuyên truyền về giá trị tốt đẹp của sự đổi mới nhưng ban lãnh đạo lại đang làm những điều trái ngược?

Nhân viên nhìn vào và sẽ làm theo những điều công ty "nói"?

7. Đo lưng và ci tiến liên tc

Bạn luôn phải liên tục lượng hóa mọi hoạt động công ty để kiểm soát hiệu quả và cải tiến. Muốn doanh nghiệp trường tồn, sẽ không có gì là tốt nhất, chỉ có tốt hơn.

Tìm kiếm giải pháp kinh doanh bài bản tại đây. Hoặc gọi Hotline 0899.598.668 để được tư vấn.

Tin mới