(Tổ Quốc) - Nếu bạn chạy theo đám đông, bạn sẽ mất tiền.
Tôi không thích nói về tiền điện tử, nhưng thế hệ tương lai đang buộc tôi phải lên tiếng. Tôi đã viết một cuốn sách về tiền điện tử chỉ để giải quyết vấn đề này một lần và mãi mãi, nhưng rõ ràng là tôi vẫn cần tiếp tục nói về nó một lần nữa. Trong bối cảnh 1% người giàu trong thị trường tiền điện tử như hiện nay, tôi không có ý nói về những người có nhiều bitcoin hay nhiều tiền điện tử nhất mà thay vào đó, tôi muốn nói đến những người đang kiếm được nhiều tiền nhất từ tiền điện tử. Hãy để tôi giải thích.
Có thể bạn đang có 100 triệu USD và quyết định chuyển nó thành tiền điện tử. Tôi dám chắc rằng số tiền đó sẽ đưa bạn vào top 1% người giàu. Nhưng bạn chưa kiếm được đồng nào từ nó cả, mà đã kiếm được 100 triệu USD từ một chỗ khác. Có thể hiểu rằng, 1% người giàu có trong lĩnh vực tiền điện tử ở đây tức là những người đã thực sự kiếm tiền từ thị trường tiền điện tử.
Trước khi chúng ta đi sâu vào vấn đề này, tôi muốn bạn hiểu rằng đây không phải là lời khuyên tài chính, mà chỉ là quan điểm và sự hiểu thấu của tôi thôi. Bạn có thể nghiên cứu, tìm tòi và phát hiện ra những quan điểm của riêng bạn. Nhưng những điều dưới đây có thể cung cấp cho bạn nhiều góc nhìn và khía cạnh hơn.
7 điều này không hẳn là bí mật nhưng nhiều người lại không để ý đến:
1. Đầu tư tiền điện tử không phải là một cuộc chạy đua nước rút
Nếu có một vấn đề lớn đáng nhắc tới trong thế giới tiền điện tử, thì đó chính là mọi người có định hướng đầu tư ngắn hạn. Ngay cả những người tuyên bố rằng họ ủng hộ đầu tư dài hạn thì họ cũng là những nhà đầu tư ngắn hạn.
Luôn phải nhớ rằng: thị trường tiền điện tử không giống như thị trường chứng khoán, nơi mà SEC (ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ) có thể yêu cầu bạn chịu trách nhiệm về cách bạn xử lý thông tin. Thị trường tiền điện tử rất tự do. Nhưng mặt trái của nó là mọi người có thể tùy ý bơm vào, đổ ra và thậm chí bỏ nó đi. Điều này kêu gọi các nhà đầu tư tiền điện tử ở mức trung bình phải thật thông minh và sáng suốt.
Cuối cùng, toàn bộ việc đầu tư này giống như một trò chơi vậy. Và bạn phải biết mình đang chơi trò gì. Nếu bạn chỉ định đầu tư khi nó đang là xu hướng, được đám đông theo đuổi và tránh xa nó khi tình hình trở nên khó khăn, thì bạn không nên mạo hiểm chơi trò này chút nào.
Đầu tư tiền điện tử là một cuộc chạy đua marathon, chứ không phải cuộc chạy đua nước rút
Đây là bài học đầu tiên. Cũng giải thích cho lý do tại sao những người kiếm được nhiều tiền nhất từ tiền điện tử là những người đã tham gia ở lĩnh vực này (ít nhất) 4 năm.
2. Nhiều giọt nước nhỏ không làm nên đại dương rộng lớn
Khi còn nhỏ, ở trường học, chúng ta được học một câu trích dẫn nằm trong cuốn sách giáo khoa là: Nhiều giọt nước nhỏ tạo nên một đại dương rộng lớn. Nghe thì có vẻ đúng. Nhưng khi chúng ta lớn lên, không cần phải nói thì chúng ta cũng biết rằng đó là chỉ là điều nhảm nhí. Nhiều giọt nước nhỏ đã không tạo nên được đại dương. Đây không phải là cuộc tranh luận về quá trình hình thành của đại dương. Tôi không biết quan điểm của bạn như thế nào nhưng bất cứ thứ gì hình thành nên những khối nước khổng lồ đó đều rất lớn. Không nhỏ đâu.
Điều này cũng tương tự trong đầu tư. Tôi tin chắc rằng bạn đã nghe câu chuyện về một số người đầu tư một số tiền nhỏ vào chỉ số S&P 500 và tự động tái đầu tư cổ tức. Có thể sau 50 năm, họ sẽ gây dựng được khối tài sản khổng lồ. Điều đó không sai!
Đó cũng là một cách gây dựng khối tài sản lớn trong vài thập kỷ với tỉ lệ rủi ro thấp. Hầu hết các bạn bắt đầu đầu tư với khoảng 1.000 USD hay thậm chí là chỉ 500 USD và kết thúc thu về 1.000.000 USD trở lên hoặc thậm chí nhiều nhất là 9.000.000 USD. Nhưng đó chỉ là khối tài sản khá lớn mà thôi, chứ hoàn toàn không phải là khổng lồ.
"Nếu bạn muốn có khối tài sản khổng lồ thì bạn phải đầu tư lớn - bạn không thể sử dụng đồng tiền nhỏ để kiếm đồng tiền to được"
Hãy khắc ghi điều này vào bộ não của bạn. Đừng để bất kỳ ai đánh lừa rằng bạn có thể biến 1.000 USD thành 3.500.000 USD chỉ trong 39 ngày bằng tiền điện tử. Ngay cả trong các đợt tiền điện tử tăng giá, mọi người kiếm được số tiền khủng cũng chỉ vì họ đã đầu tư một số vốn khổng lồ mà thôi.
Đây là bài học thứ hai về tiền điện tử. Những gì bạn đầu tư sẽ tương xứng với những gì bạn thu về.
3. Mức tiền đầu tư xác định chiến lược của bạn
Khi mọi người hỏi tôi về việc họ nên đầu tư vào tiền điện tử thế nào, câu hỏi mà tôi hỏi lại họ là: bạn định đầu tư với mức giá bao nhiêu?
Tôi hỏi điều này là bởi vì định giá của bạn sẽ xác định chiến lược của bạn. Ví dụ, đầu tư để kiếm lợi nhuận ngắn hạn mà bắt đầu với vài nghìn USD thôi thì quá ít ỏi. Tuy nhiên, cũng đầu tư để kiếm lợi nhuận ngắn hạn nhưng với mức vốn 6 con số thì lại rất thú vị.
Chiến lược được đề cập trong cuốn sách tôi viết về tiền điện tử là dành cho những người kiếm được thu nhập một tháng mà chỉ cần đến một ngày và họ muốn bỏ chút số tiền đó đầu tư vào tiền điện tử. Đây là một chiến lược dài hạn, được xây dựng từng bước một. Khi bạn có một số tiền lớn để đầu tư, bạn cần phải suy nghĩ kĩ về chiến lược đầu tư của mình.
Lưu ý rằng mức thu nhập 7 con số/ tháng hay 6 con số/ tuần đều được coi là lớn.
4. Nếu bạn chạy theo đám đông, bạn sẽ mất tiền
Điều này rất dễ hiểu. Nếu bạn cứ làm theo quan điểm của số đông về bitcoin hay danh mục đầu tư tiền điện tử, cũng giống như việc bạn nắm giữ phần đuôi của cây gậy vậy, có thể mất phương hướng và cân bằng bất cứ lúc nào.
Đám đông sẽ luôn dẫn bạn đi lạc hướng. Hãy tìm tòi, học hỏi theo cách của bạn và ngộ ra được quan điểm cho riêng mình. Nhưng đừng bao giờ đưa ra quyết định đầu tư dựa trên xu hướng (điều mà mọi người đang làm). Vì rất có thể, đó là một cái bẫy.
Bạn đã rơi vào bẫy một lần không có nghĩa là bạn không thể rơi vào đó một lần nữa. Tôi chỉ mua hoặc bán khi đó là thời điểm phù hợp với tôi và với cả chiến lược của tôi. Ngày mai có là ngày tận thế tôi cũng chẳng quan tâm.
Nhân tiện đây, tôi cũng muốn nói luôn, cách tồi tệ nhất để đầu tư vào tiền điện tử chính là mua dựa trên thông tin đầu cơ. Đừng làm điều đó.
5. Tuân theo chu kỳ, bạn sẽ không bị lệch hướng
Nếu hỏi điều gì khiến bài viết này ra đời, thì đây chính là lý do. Tôi đã giải thích điều này trong cuốn sách viết về tiền điện tử. Có 4 giai đoạn của chu kỳ tiền điện tử:
● Giai đoạn tăng giá
● Giai đoạn sụp đổ
● Giai đoạn đau đớn
● Giai đoạn hỗn loạn
Các giai đoạn này nối tiếp nhau. Vào năm 2021, thời điểm mà tôi viết cuốn sách về tiền điện tử, chúng tôi vừa đi qua giai đoạn tăng giá và đang ở giai đoạn sụp đổ. Khi những giai đoạn chuyển đổi đó diễn ra liên tiếp nhau, bạn không thể xác định cụ thể khi nào thì chúng ta chuyển sang một giai đoạn khác, nhưng bạn có thể biết chúng ta đang ở giai đoạn nào.
Bài báo này được viết vào tháng 2/ 2022, và tôi chắc chắn rằng chúng ta đang ở trong giai đoạn đau đớn. Và theo tôi (dự đoán) rằng nó sẽ là một giai đoạn rất dài.
Tôi cảm thấy kinh hoàng khi mọi người cố gắng bơm bitcoin trong thời gian này. Dù bạn có cố gắng thế nào đi chăng nữa, bitcoin vẫn sẽ tiếp tục rớt giá mà thôi. Điều này cũng tương tự trong giai đoạn tăng giá. Bất kể người ta chốt lời hay bán khống bao nhiêu, giá vẫn tiếp tục tăng.
Bạn không thể đánh bại giai đoạn được - điều thông minh là xuôi theo nó
Đừng cố gắng biến "thị trường gấu" thành "thị trường bò tót" chỉ với một tiếng hót nữa. Thật sự quá phi lý. Thời điểm này, tiền điện tử đang ở trong "thị trường gấu". Hãy cho phép chu kỳ của nó được diễn ra theo đúng tiến trình. Càng nhiều người phủ nhận và cố gắng tạo ra một cú bơm ngắn hạn thì họ càng làm cho "chu kỳ bò tót" tiếp theo bị trì hoãn mà thôi.
Bạn không thể ép buộc con bò tót được. Có quá nhiều người đầu tư trong thị trường tiền điện tử thậm chí còn nghĩ đến việc làm điều đó. Nếu tuân theo chu kỳ tiền điện tử, bạn sẽ không bị lệch phương hướng.
6. Giá trị hiện tại của Bitcoin không thể giải thích được
Một số người nói rằng giá bitcoin đang giảm vì diễn biến phức tạp giữa Ukraine và Nga. Tôi lại thấy đó là điều nhảm nhí. Đó là lời nói vô nghĩa, vô căn cứ, không có cơ sở lý luận hay tương quan nào. Tôi đã tham gia vào thị trường tiền điện tử đủ lâu để nghiên cứu tác động của những việc, những sự kiện đang xảy ra. Chúng không có ý nghĩa gì cả.
Tiền điện tử đã ở trong "thị trường bò tót" suốt phần lớn thời gian bị cấm. Và nó cũng ở trong "thị trường gấu" suốt quãng thời gian bị cấm. Tất cả chỉ là một mối tương quan nhất thời, chứ hoàn toàn không nhất quán.
Do đó, đừng bao giờ bận tâm về những điều người khác nói, ví dụ như lý do dẫn đến việc có mức giá bitcoin như hiện tại. Đừng hiểu sai ý tôi. Có thể, những lý do đó đúng, nhưng không có cách nào để chứng minh điều đó cả. Vì vậy, những lý do đó không quan trọng. Không có lời giải thích nào hợp lý hơn chu kỳ, chu kỳ luôn luôn chiến thắng.
7. Chiến lược đánh bại FOMO
FOMO là một hiệu ứng tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài trào lưu của đám đông. Tôi đã thấy rất nhiều người tham gia đầu tư vào tiền điện tử vào năm 2021 vì chỉ cái tâm lí này. Kết quả họ nhận được đương nhiên không như những gì họ mong đợi. Đây là lý do tại sao tôi không thích nói về tiền điện tử trong giai đoạn tăng giá. Vì đây là giai đoạn mà mọi người nhảy vào cuộc đua như một xu hướng. Họ nghĩ rằng kiếm tiền theo cách đó nhanh chóng và dễ dàng.
Có một chiến lược đánh bại FOMO hàng ngày. FOMO dẫn đến kết quả mất tiền. Hãy tin tôi, vì tôi đã được chứng kiến điều đó.
Tại thời điểm này, tiền điện tử đang ở trong tình trạng "con gấu". Nhưng một ngày nào đó, "những con bò tót" sẽ trở lại thôi. Nhưng đừng quá tin vào lời của tôi hay bất cứ một ai khác. Hãy tự suy nghĩ và áp dụng một chiến lược phù hợp cho riêng bạn.
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo từ nguồn: https://richculturemedia.com/7-things-the-rich-1-in-crypto-knows-23ffeaf68a24. Các giao dịch tiền điện tử vẫn chưa được pháp luật Việt Nam công nhận hợp pháp ở thời điểm hiện tại).
Mai Lâm