7 thói quen xấu gây hại cho sức khoẻ não bộ rất nhiều người mắc phải, các chuyên gia bật mí cách xoay chuyển tình thế

(Tổ Quốc) - Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi thì lý do có thể đến từ việc bạn sinh hoạt sai cách.

Không gì có thể che giấu được sự mệt mỏi trên khuôn mặt bạn dù cho có cố gắng dùng nhiều cách khác nhau. Một vài người sẽ tìm kiếm một ly cafe, nhưng điều này chỉ “đánh lừa” não bộ của bạn.

Vì vậy, chúng ta cần tìm cách loại bỏ triệt để những yếu tố tiêu hao năng lượng đang ẩn náu trong thói quen hàng ngày của mình.

Tyson Lippe, bác sĩ tâm lý ở Heading Health, Austin, Texas (Mỹ) nói rằng bạn nên coi năng lượng của mình là một chiếc cốc có lỗ ở đáy. Có hai cách để cốc luôn đủ nước, đó là đổ thêm nước hoặc làm nhỏ lỗ ở đáy cốc.

Bên cạnh những việc cần thiết như ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập luyện, bạn nên "làm nhỏ lỗ thoát năng lượng" bằng cách hạn chế tối đa những việc dưới đây.

7 thói quen xấu gây hại cho sức khoẻ não bộ rất nhiều người mắc phải, các chuyên gia bật mí cách xoay chuyển tình thế - Ảnh 1.

1. Thường xuyên bỏ bữa sáng

Ngày nay nhiều người thường không có thói quen ăn sáng. Trẻ đi học, người lớn đi làm với cái bụng rỗng lâu ngày đã thành nếp quen. Một phần là do nhiều người thức khuya, ngủ nướng, luôn dậy sát giờ nên không kịp thời gian ăn sáng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy bỏ bữa sáng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và năng suất lao động, học tập.

Cách khắc phục: Bác sĩ khuyên tốt nhất nên tập thói quen dậy sớm hơn một chút để có thời gian chuẩn bị bữa sáng. Nếu thấy quá rườm rà, bạn có thể dùng điểm tâm tại các quán ăn song cần chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Xem những bộ phim ''vắt kiệt cảm xúc"

Bác sĩ tâm thần Leela R. Magavi ở California (Mỹ) chia sẻ, những bộ phim hay, những chương trình gây xúc động mạnh có thể khiến người xem mệt mỏi tinh thần, đặc biệt khi bạn nhập tâm quá mức và tưởng tượng bản thân đang trải qua những cảm xúc và sự kiện tương tự nhân vật trong phim.

Cách khắc phục: Nên hạn chế xem những bộ phim cao trào cảm xúc hoặc giới hạn thời gian xem mỗi tuần để cân bằng năng lượng cơ thể.

3. Làm việc trên một chiếc bàn lộn xộn

Làm việc trong một môi trường lộn xộn có thể gây ra sự mất tập trung, khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc, thậm chí đòi hỏi bạn đầu tư nhiều năng lượng hơn bình thường.

Cách khắc phục: Duy trì một môi trường có sự sắp xếp hợp lý, nơi mọi thứ bạn cần đều ở đúng vị trí của nó, giúp giảm tiêu hao năng lượng.

Hãy dành 10-15 phút mỗi ngày để sắp xếp lại chỗ làm việc của bạn, điều này tạo ra một khuôn mẫu hành vi tích cực.

7 thói quen xấu gây hại cho sức khoẻ não bộ rất nhiều người mắc phải, các chuyên gia bật mí cách xoay chuyển tình thế - Ảnh 2.

Một vài thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại đang hút kiệt năng lượng của bạn (Ảnh: Internet)

4. Làm việc gián đoạn

Não bộ của bạn gặp khó khăn khi bạn bỏ dở việc này để chạy sang việc khác vì nó phải làm việc tăng cường thời gian, bao gồm suy nghĩ về những việc bạn đang làm và những việc bạn đã bỏ dở. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, nguồn năng lượng dự trữ của bạn sẽ cạn kiệt.

Cách khắc phục: Nếu bạn tạm thời không muốn tiếp tục một công việc nào đó thì nên ghi các thông tin liên quan đến việc còn dang dở vào giấy nhớ, điện thoại... để dành trọn đầu óc tỉnh táo cho việc khác.

Ngoài ra, chuyên gia khuyên bạn nên giải quyết các việc nhỏ thay vì để lại và rồi khiến đầu óc phân tâm.

5. Ngồi sai tư thế

Naueen Safdar, giám đốc y tế tại tổ chức EHE Health cho biết, ngồi sai tư thế có thể làm cạn kiệt mức năng lượng của bạn bằng cách gây áp lực nhiều hơn lên cơ, khớp và dây chằng của cơ thể.

Điều này dẫn đến việc cơ thể bạn phải sử dụng nhiều năng lượng hơn để bù đắp cho sự cạn kiệt đó, dẫn đến mệt mỏi.

Cách khắc phục: Sử dụng các sản phẩm điều chỉnh tư thế như ghế hoặc đệm văn phòng công thái học, nẹp chỉnh sửa tư thế,...

Thêm các động tác thể dục điều chỉnh tư thế vào bài tập thể dục hàng ngày của bạn để giữ thẳng vai và tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể.

7 thói quen xấu gây hại cho sức khoẻ não bộ rất nhiều người mắc phải, các chuyên gia bật mí cách xoay chuyển tình thế - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

6. Khoảng cách các bữa ăn quá xa

Cơ thể thường tích trữ một số carb trong gan để sử dụng khi lượng đường trong máu thấp, chẳng hạn như giữa các bữa ăn. Nhưng nếu bạn để thời gian giữa các bữa ăn quá dài (quá 3-6 giờ), dẫn đến cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm hàm lượng carb cao, đẩy lượng insulin trong cơ thể tăng cao.

Khi mức insulin đạt đỉnh, lượng đường trong máu giảm xuống và dẫn đến cảm giác kiệt quệ về thể chất.

Cách khắc phục: Mang sẵn theo một số món ăn nhẹ như bánh, kẹo, các loại hạt,... để ăn giữa các bữa ăn chính.

7. Ngủ với đèn quá sáng

Tiếp xúc với đèn sáng vào ban đêm khiến não nghĩ rằng thời điểm đó vẫn là ban ngày. Điều này có thể làm rối loạn chu kỳ ngủ - thức và dẫn đến mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém và mệt mỏi.

Cách khắc phục: Khi chuẩn bị đi ngủ, hãy tận dụng cơ hội để điều chỉnh nhịp sinh học của bạn ổn định và sử dụng những bóng đèn có độ sáng thấp hoặc tắt đèn, hay cân nhắc đầu tư vào các bóng đèn thông minh tự động làm giảm độ sáng căn phòng của bạn vào những thời điểm cụ thể.

*Nguồn: Huffpost

Khánh Linh

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Đi lại vốn là chuyện dễ dàng tựa như hơi thở với bao người nhưng lại là điều vô cùng khó khăn đối với những bệnh nhân mắc tổn thương khớp gối. Hành trình gian nan tìm lại bước chân vững chãi của họ giờ đây trở nên dễ dàng nhờ phương pháp thay khớp gối độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc.
Tin mới