akaBot cùng doanh nghiệp Việt tự động hóa vận hành với robot RPA

(Tổ Quốc) - Tháng 11 này, akaBot ra mắt gói ưu đãi tăng tốc vận hành với RPA trị giá 3.000$ dành tặng mỗi doanh nghiệp.

Theo PwC, quy mô thị trường tự động hóa RPA tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam ước tính là 2,9 tỷ USD vào năm 2021 và tăng trưởng mạnh mẽ 203% vào năm 2021. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đón đầu con sóng RPA (Giải pháp robot phần mềm tự động hóa quy trình) trong công cuộc số hóa.

Theo Grand View Research, quy mô thị trường RPA toàn cầu được định giá là 1,89 tỷ USD vào năm 2021 và dự báo sẽ đạt giá trị 13,74 tỷ USD vào năm 2028. Theo báo cáo của PwC, quy mô thị trường tự động hóa RPA tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam ước tính là 2,9 tỷ USD vào năm 2021 và tăng trưởng 203% vào năm 2021.

Một khảo sát từ Frost & Sullivan - tổ chức phân tích và nghiên cứu thị trường tại Hoa Kỳ đưa ra đánh giá Việt Nam là thị trường mới nổi trong vài năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp Việt đang đưa công nghệ tự động hóa vào ứng dụng tại nhiều quy trình. Tổ chức này dự đoán thị trường tự động hóa Việt Nam sẽ có giá trị 185 triệu USD vào năm 2021.

Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xu thế chuyển đổi số tất yếu, áp lực của doanh nghiệp cần thay đổi cách thức vận hành nội bộ để đảm bảo sự liên tục... đã thúc đẩy nhiều lĩnh vực ngành nghề triển khai tự động hóa quy trình. Tài chính ngân hàng, vận tải hay sản xuất - bán lẻ, viễn thông là các nhóm ngành tiêu biểu trong nước đang tiến hành triển khai RPA để tối ưu hóa vận hành doanh nghiệp. Trong số đó phải kể đến các doanh nghiệp đón đầu xu hướng công nghệ này như TPBank, BIDV, HDBank, HSBC tại Việt Nam (lĩnh vực ngân hàng); Vinamilk, Central Retail Việt Nam (lĩnh vực bán lẻ)… đã ứng dụng tự động hóa nghiệp vụ bằng nền tảng RPA - akaBot để thu về những kết quả vô cùng khả quan.

akaBot, nằm trong hệ sinh thái công nghệ FPT là một sản phẩm toàn cầu, đã được ghi nhận năng lực bởi các đơn vị đánh giá uy tín hàng đầu như Gartner Peer Insight, G2... Quan trọng hơn hết, sản phẩm đã chinh phục được những khách hàng khó tính nhất, có mặt tại 13 quốc gia. Tận dụng những lợi thế của một sản phẩm toàn cầu, kết hợp cùng sự am hiểu sâu thị trường và cách vận hành đặc thù của doanh nghiệp trong nước, akaBot mang đến giải pháp tự động hóa quy trình bằng robot ảo phù hợp nhất.

Ngoài các giải pháp trọn gói, các giải pháp với lộ trình cụ thể, akaBot cũng đồng thời thực hiện "may đo" giải pháp phù hợp cho từng doanh nghiệp. Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) là ví dụ điển hình cho về ngân hàng ứng dụng mạnh mẽ nhất RPA với tốc độ golive ấn tượng 5 Bot/tuần, được The Asian Banker trao giải "Ngân hàng tự động hóa quy trình tốt nhất Việt Nam" năm 2020.

Tính đến nay ngân hàng này đã triển khai gần 300 robot ảo dựa trên nền tảng akaBot trong các quy trình giao dịch, tiết kiệm hàng trăm nhân sự, ứng dụng các công nghệ AI, trợ lý ảo… để đảm bảo trải nghiệm của khách hàng liền mạch. Điều này hướng tới số hóa, tự động hóa thông minh, tối ưu hóa quy trình làm việc. Chia sẻ quan điểm này, Ông Tống Văn Tiến - Giám đốc Đổi mới số, khối công nghệ thông tin của TPBank cho biết: "TPBank đã bước sang giai đoạn mới, nâng tầm RPA với tự động hóa thông minh, kết hợp AI để thực hiện các tác vụ phức tạp như: Xử lý các trường hợp gian lận/nghi vấn gian lận, Tự động hóa báo cáo quản trị, Tự động hóa giám sát vận hành… Ngân hàng đã khảo sát khoảng 20 bot tự động hóa thông minh (IA RPA), đang triển khai theo kế hoạch".

akaBot cùng doanh nghiệp Việt tự động hóa vận hành với robot RPA - Ảnh 1.

TPBank được The Asian Banker trao giải "Ngân hàng tự động hóa quy trình tốt nhất Việt Nam" năm 2020 với loạt bot tự động vận hành ấn tượng

BIDV, HDBank cũng là những ngân hàng đón đầu trong việc ứng dụng giải pháp từ akaBot để triển khai tự động hóa quy trình ngân hàng. Theo Tuổi trẻ, đại diện HDBank cho biết ngân hàng đã hoàn thiện giai đoạn 1 triển khai tự động hóa các quy trình bằng robot với công nghệ RPA - Robotic Process Automation - nhằm mang lại trải nghiệm hoàn toàn mới cho 10 triệu khách hàng trong hệ sinh thái. Các robot thay thế con người để xử lý các yêu cầu từ khách hàng; thực hiện kiểm tra chấm công nhân sự… Sau hơn 1 năm triển khai ứng dụng giải pháp RPA, HDBank đã giảm hơn 80% khối lượng công việc của nhân sự vận hành; tăng tốc độ xử lý gấp 30 lần (từ 3 phút xuống chỉ còn 5 giây/ giao dịch) với tỷ lệ sai sót gần như bằng 0.

Trong lĩnh vực bán lẻ, Central Retail tại Việt Nam (CRV) - hệ thống bán lẻ với 260 cửa hàng, siêu thị và 38 trung tâm thương mại tiến hành tự động hóa toàn bộ quy trình xử lý hơn 1,8 triệu hóa đơn/năm bằng robot ảo akaBot. Sau 1 năm triển khai tự động hóa sử dụng công nghệ RPA của akaBot, chuỗi bán lẻ này đã giảm tới 50% thời gian làm việc của bộ phận tài chính-kế toán, tăng gấp đôi tốc độ xử lý hóa đơn, giảm 5-10 tỷ đồng chi phí vận hành trong vòng 5 năm. Từ các kết quả khả quan CRV dễ dàng chủ động mở rộng chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh vận hành trên tất cả các kênh bán hàng….

akaBot cùng doanh nghiệp Việt tự động hóa vận hành với robot RPA - Ảnh 2.

Nhằm đồng hành với các doanh nghiệp trong nước triển khai tự động hóa quy trình RPA theo lộ trình chuyển đổi số, akaBot triển khai gói ưu đãi "3kBot - "Miễn phí triển khai tự động 01 quy trình tiêu chuẩn" với trị giá lên đến 3.000$ cho mỗi doanh nghiệp. Tìm hiểu thêm về akaBot và chương trình ưu đãi tại đây: https://akabot.com/vi/promoq4/

Ánh Dương

Tin mới