Nhận thấy nhiều mặt hạn chế trong quá trình sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp in ấn Việt Nam đã và đang tiến hành chuyển đổi số để lấy đà tăng trưởng. Không đứng ngoài "cuộc chơi", Alona quyết định tiên phong chuyển đổi số nhằm bứt phá trong thời gian tới.
Alona - Vũ Trụ In Ấn Online đã đánh dấu sự xuất hiện của một ngôi sao sáng mới trong ngành in ấn, và điều đó không chỉ xuất phát từ sự đổi mới và tiện lợi của dịch vụ này mà còn từ tầm nhìn táo bạo của người sáng lập, ông Đặng Thanh Toàn.
Chuyển đổi số ngành in ấn là cần thiết
Mặc dù đang trải qua tốc độ tăng trưởng đáng kể và tiên phong trong việc áp dụng công nghệ hiện đại nhưng ngành công nghiệp in ấn Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhất định, tạo ra những thách thức cần được giải quyết nhanh chóng.
So với các nước trong khu vực, ngành công nghiệp in tại Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ và hiệu quả sản xuất thấp. Hiện chỉ có khoảng 2.400 doanh nghiệp trong ngành với tổng doanh thu khoảng 4 tỷ USD, xếp thứ tư sau Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Hầu hết các doanh nghiệp in ấn tại Việt Nam chưa đầu tư và quan tâm đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp in trong nước còn hạn chế về công nghệ quản lý và chưa tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm thông qua các ứng dụng số hóa.
Phần lớn doanh nghiệp in ấn tại Việt Nam sử dụng thiết bị in cũ nhập khẩu từ các quốc gia khác. Điều này cho thấy các doanh nghiệp chưa có đủ tiềm lực để cập nhật công nghệ mới. Mặc dù quá trình chuyển đổi công nghệ đã có nhiều cải tiến, song vẫn chưa được triển khai đồng đều. Một số doanh nghiệp in ấn chậm đổi mới dây chuyền công nghệ dẫn đến sản phẩm in còn đơn điệu và không mang lại nhiều giá trị đáng kể cho khách hàng.
Đứng trước những khó khăn này, chuyển đổi số là hết sức cần thiết để các doanh nghiệp in ấn Việt Nam thay đổi cách thức vận hành, lấy lại đà tăng trưởng, tăng tốc hoạt động kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng.
Alona vươn lên trong cuộc cách mạng chuyển đổi số ngành in ấn
CEO của Alona, ông Đặng Thanh Toàn nhận định, ngành công nghiệp in ấn trong nước đang có nhiều cơ hội lớn để phát triển. Nhưng song song với đó là không ít thách thức kèm theo khi các doanh nghiệp trong nước chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, thiết bị máy móc lạc hậu và phương thức sản xuất còn mang tính truyền thống. Vì vậy, hoạt động chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh để vươn lên dẫn đầu. Nhận thấy điều đó, Alona đã nhanh chóng tiên phong chuyển đổi số để nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng, tối ưu hóa quản trị và chi phí vận hành về lâu dài.
Ông Đặng Thanh Toàn chia sẻ thêm: "Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp in ấn phải có sự đầu tư nhất định. Tuy nhiên, khoản đầu tư này sẽ đem lại lợi nhuận đáng kể trong tương lai. Nhờ áp dụng chuyển đổi số, Alona đã có hơn 90.000 đơn hàng đặt in online. Trong tương lai gần, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ trở thành nền tảng in ấn trực tuyến hàng đầu Việt Nam".
Alona hiện đang sở hữu hệ thống nhà xưởng rộng lớn với diện tích lên đến 3000m2. Để đầu tư cho quá trình chuyển đổi số, Alona đã đầu tư các thiết bị máy in từ Đức, Nhật Bản như máy in Konica, Fujifilm, Mitsubishi …. Không chỉ quan tâm đến chất lượng in, Alona còn đầu tư nhiều máy móc hỗ trợ khâu gia công sau in, trong đó phải kể tới máy gấp, máy xén, máy cắt, máy ghim, máy làm lò xo, máy phủ UV, máy ép nhũ, máy cán bóng… Nhờ sở hữu công nghệ máy móc in ấn hiện đại kết hợp với giấy in chất lượng cao và màu mực sắc nét, sản phẩm in ấn tại Alona khó lòng khiến khách hàng phải thất vọng về chất lượng.
Bên cạnh đó, để bắt kịp với xu thế công nghệ mới, Alona đã cho ra mắt nền tảng in ấn trực tuyến tiện lợi, cho phép khách hàng chủ động đặt in sản phẩm chỉ với vài thao tác trực tuyến đơn giản. Điều này giúp cho quá trình đặt hàng trở nên nhanh chóng mà không tốn quá nhiều chi phí.
Thông tin liên hệ:
Website: https://alona.vn/
Địa chỉ: 21 Bàu Cát 2, phường 14, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh