Automation để làm gì? Quá đơn giản! Để xử lý 1000+ cuộc gọi/ngày, tăng hơn 4.000 học viên/năm

Giữa tình hình thị trường biến động, nguồn lực hạn chế thì chuyển đổi số lại giúp một số doanh nghiệp làm nên điều không tưởng. Trong hơn 7 năm làm chuyển đổi số, không khó để Bizfly ghi nhận những cú lộn ngược dòng, thậm chí doanh thu còn về nhiều hơn trước thời kỳ khó khăn.

Quá trình số hóa là tất nhiên và không thể đẩy lùi, nhưng làm sao để bước tiếp? Đấy là câu hỏi lớn đã được đặt ra trong Sự kiện "Automation Powered: Tinh gọn để bứt phá". Đây là sự kiện hợp tác giữa trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp và Bizfly, nhằm tạo ra không gian chia sẻ chuyên sâu về chuyển đổi số. Workshop tại Hà Nội thu hút sự tham dự của nhiều doanh nghiệp lớn như ARTEM D&C, DPL Việt Nam, Golf Global và Liên đoàn Thương mại Công nghiệp Việt Nam.

Automation để làm gì? Quá đơn giản! Để xử lý 1000+ cuộc gọi/ngày, tăng hơn 4.000 học viên/năm - Ảnh 1.

Đây là sự kiện hợp tác giữa Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội (SCE) - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và Bizfly

Kỳ vọng tới thực tiễn: Câu chuyện "vỡ mộng" chuyển đổi số

"Bài toán đầu tiên khi bắt đầu chuyển đổi số là TIỀN ĐÂU?" ông Phạm Văn Quân - Phó tổng giám đốc, UB Group đã có những chia sẻ thực tế về hành trình của chính doanh nghiệp mình. Phát biểu trong sự kiện, Ông Quân cho biết: "Số hóa đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư không hề nhỏ vào công nghệ, phần mềm, hạ tầng CNTT". Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đối mặt với áp lực "đuổi kịp" các đối thủ, thậm chí là cả những "startup" nhỏ bé, khi họ linh hoạt và nhanh chóng ứng dụng công nghệ hơn. Chưa kể nhiều nhân viên của UB Group vẫn còn e dè, chưa sẵn sàng tiếp nhận những công nghệ mới.

Nhưng quyết không thấy khó mà lui. Trước tiên, công ty chuyển dần hội thoại nội bộ từ các nền tảng truyền thông xã hội sang một ứng dụng quản lý riêng, giúp tăng cường sự kiểm soát và hiệu quả quản trị. Bên cạnh đó, UB Group cũng mời các chuyên gia đến tư vấn, đào tạo và truyền cảm hứng cho nhân viên về các công nghệ mới, khiến họ sẵn sàng thay đổi. Quan trọng hơn, họ nhận thức rằng công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ, không thể thay thế con người - điều này giúp công ty duy trì được những giá trị cốt lõi trong quá trình chuyển đổi số đồng thời tạo sự vững tâm cho toàn thể nhân viên.

Và chính sự đột phá, dám khác biệt trong cách làm và tư duy đã giúp UB Group đạt được con số tăng trưởng ấn tượng. Giữa đại dịch khi mà các ngành dịch vụ đều bị "đóng băng", thì UB Academy đã tăng trưởng hơn 4.000 học viên và không có dấu hiệu hạ nhiệt đến tận năm nay.

Automation để làm gì? Quá đơn giản! Để xử lý 1000+ cuộc gọi/ngày, tăng hơn 4.000 học viên/năm - Ảnh 2.

Ông Phạm Văn Quân - Phó tổng giám đốc, UB Group

Chia sẻ thật từ những người trong ngành

Kỳ vọng tự động hóa có thể tinh gọn các thủ tục giấy tờ là điều hoàn toàn có khả năng - Đó là nhận định của Ms. Ngọc Ánh, Trưởng phòng Tư vấn Giải pháp của 1Office về cách mà Automation tối ưu hóa quản trị, tạo động lực bứt phá cho doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Business Process Management (BPM) và Business Process Automation (BPA) là hai yếu tố quan trọng trên hành trình tối ưu hóa quy trình. BPM giúp doanh nghiệp phân tích và thiết kế lại các quy trình để đạt hiệu suất tối ưu, trong khi BPA đưa công nghệ vào các bước thực thi để tự động hóa công việc thủ công. Sự kết hợp này không chỉ giảm thiểu sai sót, tiết kiệm thời gian mà còn tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp với thị trường luôn biến động.

Cùng là tự động hóa nhưng để tinh gọn và gia tăng hiệu suất cho sales, marketing lại là một câu chuyện khác. Đã có thời điểm, bà Phương Nguyễn - Account Manager, Bizfly Martech tiếp nhận bài toán của một doanh nghiệp có hơn 120.000 tương tác mỗi ngày. Lúc này muốn tinh gọn được hệ thống booking và tư vấn thì buộc phải thông qua các công cụ như BizChat và BizCRM. Và quả thực, gần như chỉ sau vài ngày đào tạo doanh nghiệp đã có thể tự động thu thập dữ liệu trên mọi điểm chạm, quản lý chat đa kênh tập trung, và tạo nên profile 360 độ của khách hàng.

Doanh nghiệp có thể thấy rõ lợi ích của tự động hóa hơn khi áp dụng nó vào hoạt động chăm sóc khách hàng. Các công cụ này có thể truy xuất thông tin đơn hàng từ CRM hoặc kết nối API, sau đó tự động phân hạng. Từ đó, hệ thống có thể chủ động gửi tin nhắn chúc mừng sinh nhật, thông báo khuyến mãi phù hợp với sản phẩm mà khách hàng quan tâm qua các kênh như SMS, ZNS hoặc email. Thậm chí, hệ thống còn có thể đặt lịch nhắc nhân viên gọi điện chăm sóc sau một khoảng thời gian nhất định hoặc nhắc khách hàng sử dụng voucher.

Automation để làm gì? Quá đơn giản! Để xử lý 1000+ cuộc gọi/ngày, tăng hơn 4.000 học viên/năm - Ảnh 3.

Chân dung các diễn giả tại sự kiện

Nếu ngân sách hạn chế thì ngoài CRM, Chatbot, một trong những giải pháp mà các chuyên gia khuyến khích đầu tư chính là Automation Call Center. Theo ông, Nguyễn Trọng Nhân - Trưởng bộ phận phát triển dịch vụ nền tảng (Platform Service) thì ngoài Auto Call, Callbot AI thì chúng ta còn có Virtual QC - cho phép quản lý chất lượng cuộc gọi tự động. Những công cụ này có khả năng giảm 60% khối lượng công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng, đồng thời nâng năng lực tiếp nhận và giải quyết lên đến 1000+ cuộc gọi/ngày. Đây được coi là một bước đột phá trong việc tối ưu hóa quy trình vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Hành trình chuyển đổi số không phải con đường dễ đi, càng không đơn giản là cứ mua công cụ về rồi tự động chạy mà cốt lõi vẫn là làm thế nào? Nếu bạn có bài toán khó cần giải, đừng ngần ngại gửi ngay cho các chuyên gia Bizfly tại https://bizfly.vn/ hoặc đăng ký tham gia các sự kiện tiếp theo.

Tin mới