Bác sĩ BV Việt Đức giải đáp 4 VẤN ĐỀ của F0, khẳng định điều nguy hiểm hơn cả di chứng hậu COVID-19 lại đến từ thói quen mà không ai ngờ đến

(Tổ Quốc) - Những chia sẻ của bác sĩ Trần Quốc Khánh sẽ giúp ích rất nhiều đối với các F0 cũng như người nhà của bệnh nhân trong quá trình phòng và điều trị COVID-19.

Trong những ngày gần đây, số ca nhiễm COVID-19 đang tăng nhanh khiến nhiều người lo ngại. Do có quá nhiều thông tin khác nhau được chia sẻ về vấn đề này nên người dân gặp phải tình trạng lúng túng và áp dụng những phương pháp sai lầm.

Trước tình hình hiện tại, bác sĩ Trần Quốc Khánh, BV Việt Đức đã có những buổi livestream để đồng hành cùng các F0 nói riêng tất cả những người quan tâm đến sức khỏe nói chung. Trong các buổi phát sóng trực tiếp, bác sĩ Khánh đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích giúp làm dịu tâm lý hoang mang đồng thời đưa ra những lưu ý để hạn chế những sai lầm trong quá trình điều trị.

Trong livestream ngày 24 tháng 2, bác sĩ Trần Quốc Khánh đã chia sẻ kiến thức về 4 vấn đề bao gồm:

- F0 tập thể dục ở nhà.

-  F0 có bầu & đang cho con bú.

- Tái nhiễm sau khi đã F0 đã khỏi & tiêm vắc xin.

- “Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em sau nhiễm”.

Cụ thể như sau:

1. F0 ở nhà có nên tập thể dục không và tập môn gì?

Theo bác sĩ Khánh, tất cả chúng ta cũng nên ra ngoài trời tập thể dục 30 phút đến 1 tiếng. Vì việc ở trong nhà quá nhiều dễ dẫn đến việc thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng, nguy cơ sức đề kháng giảm là rất rõ ràng. Đặc biệt trong mùa đông, chúng ta đã thiếu ánh nắng mặt trời, kết hợp với việc ở trong nhà 7 ngày thì tình trạng này ngày càng nghiêm trọng.

Ánh sáng tự nhiên giúp chúng ta tổng hợp 80% nhu cầu vitamin D cho cơ thể. Cần lưu ý rằng chúng ta nên mặc áo mỏng hoặc áo cộc tay khi tập thể dục. 

Đối với những người ở thành phố không có điều kiện, mọi người cũng có thể mở cửa sổ để có thêm ánh sáng vào nhà. Trong trường hợp thiếu vitamin D, chúng ta có thể tìm đến cách bổ sung bằng đường uống hoặc thực phẩm.

Bác sĩ Khánh nhấn mạnh mọi người nên tập bài tập thở sáng và tối, mỗi lần khoảng 30 phút. Những bài tập này giúp chúng ta khai thác những phế nang "không dùng đến", đẩy các khí cặn trong phổi ra ngoài. Khi thực hiện bài tập hít thở, chúng ta cần lưu ý rằng phải hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. 

Bác sĩ BV Việt Đức giải đáp 4 VẤN ĐỀ của F0, khẳng định điều nguy hiểm hơn cả di chứng hậu COVID-19 lại đến từ thói quen mà không ai ngờ đến - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Về cường độ tập, bác sĩ Trần Quốc Khánh khuyến cáo mọi người nên tập tùy theo thể trạng của mình. bác sĩ cũng gợi ý một số bài tập cho nữ như yoga, ép giãn cột sống, chạy bộ tại chỗ, tập với bóng cao su. Đối với nam, mọi người có thể thử các bài tập như hít đất, xà đơn, tạ tay và đạp xe tại chỗ...

2. COVID-19 với bà bầu và mẹ đang cho con bú

Bác sĩ Khánh cho biết hiện nay chưa có thông tin nào chứng minh COVID-19 có thể lây qua đường sữa mẹ và cho trẻ bú. Vì vậy không có lý do để mẹ cho trẻ ngừng bú sữa. Đồng thời, bác sĩ cũng nhắc nhở các bà mẹ nên duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển trước mắt và lâu dài của trẻ cũng như sức khỏe của người mẹ.

Đối với trẻ sau khi sinh, các mẹ vẫn nên cho con da kề da nhằm cải thiện việc kiểm soát thân nhiệt của trẻ sơ sinh. Điều này giúp tăng cường khả năng sống sót, giảm nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong.

Nhìn chung, việc cho trẻ tiếp xúc da kề da và bú sữa mẹ có nhiều lợi ích vượt trội hơn so với nguy cơ lây truyền COVID-19. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý rửa tay trước khi bế con và đeo khẩu trang liên tục trong thời gian cho con bú. Nếu mẹ có hắt hơi, xổ mũi thì phải thay khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn các bề mặt ở phòng của hai mẹ con.

Đối với các bà bầu, mọi người nên chủ động tiêm vắc xin. Nếu không may bị mắc COVID-19, các mẹ nên cân nhắc việc sử dụng thuốc kháng virus vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Bác sĩ BV Việt Đức giải đáp 4 VẤN ĐỀ của F0, khẳng định điều nguy hiểm hơn cả di chứng hậu COVID-19 lại đến từ thói quen mà không ai ngờ đến - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

 3. Vì sao có những người nhiễm COVID-19 rồi vẫn có thể nhiễm lần 2,3? Sau khi nhiễm và khỏi có nên tiêm vắc xin hay không?

Bác sĩ cho biết có hai lý do chính. 

Thứ nhất, sau khi đã nhiễm, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể. Tuy nhiên lượng kháng thể bao nhiêu, duy trì được bao lâu thì còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. 

Thứ hai, có thể lần đầu bệnh nhân bị nhiễm 1 biến thể nhưng lần sau có thể nhiễm biến thể khác. Cơ thể chưa nhận diện được biến thể mới và vẫn có thể tái nhiễm bình thường.

Về việc tiêm vắc xin sau khi khỏi bệnh, thường thì 6 tháng mới cần tiêm lại. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, chúng ta cần cân nhắc đi kiểm tra định lượng kháng thể (khoảng sau 3 tháng). Nếu không có định lượng kháng thể thì nên tiêm nhắc lại sau 6 tháng.

4. Hội chứng viêm đa hệ thống hậu COVID-19 ở trẻ em và lưu ý về thói quen nguy hiểm

Đây là một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên bác sĩ Trần Quốc Khánh cho rằng điều này không đáng lo vì những lý do dưới đấy:

- Tỷ lệ cực kỳ thấp (3000 trẻ mới có 1 trẻ)

- Biểu hiện thường từ 4-6 tuần sau khi đã khỏi COVID-19

- Trẻ sẽ trở lại bình thường từ 3-6 tháng không có dấu vết gì

- Khả năng tự chữa lành của trẻ cao, do đó sẽ không có quá nhiều nguy hiểm

Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng.

Bác sĩ BV Việt Đức giải đáp 4 VẤN ĐỀ của F0, khẳng định điều nguy hiểm hơn cả di chứng hậu COVID-19 lại đến từ thói quen mà không ai ngờ đến - Ảnh 3.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

 Bên cạnh những di chứng hậu COVID-19 phổ biến hiện nay, bác sĩ Khánh nhấn mạnh có một vấn đề cha mẹ cần đặc biệt chú ý đó là hội chứng tự kỷ ám thị. Theo giải thích của bác sĩ, vấn đề này đến từ thói quen lo lắng, sợ hãi của cha mẹ, cho rằng những biểu hiện sau khi đã khỏi bệnh là do di chứng để lại. Việc này khiến đứa trẻ bị ám thị và ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, thậm chí là tương lai sau này.

Để tránh tình trạng này, các gia đình nên hạn chế nói với con những điều tiêu cực. Tổng kết lại, bác sĩ nhắc nhở mọi người nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và bình tĩnh. Vấn đề tâm lý luôn được đặt lên hàng đầu và quyết định chất lượng điều trị cũng như cuộc sống về sau của chúng ta. Đồng thời, tất cả mọi người vẫn cần đề cao cảnh giác, giữ vững tinh thần để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân một cách tốt nhất.

Nguồn: FBNV

Thuỳ Anh

Tin Cùng Chuyên Mục
Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong Giáo dục: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong Giáo dục: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

(Tổ Quốc) - Trong hai ngày 23-24.11, Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia giáo dục uy tín trong nước và quốc tế. Trong chuỗi hoạt động gồm 4 phiên, các chuyên gia đã cùng thảo luận, chia sẻ các kỹ năng, phương pháp và các cấu trúc, mô hình để có môi trường học tập hạnh phúc.
Tin mới