Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy - Chia sẻ cách tránh bị chấn thương khi chơi thể thao

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thuỷ cho biết trong những năm gần đây, bệnh viện điều trị cho khá nhiều trường hợp chấn thương thể thao. Gia tăng người chấn thương khi chơi thể thao.

 

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy - Chia sẻ cách tránh bị chấn thương khi chơi thể thao - Ảnh 1.

Đặc biệt, theo bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, các chấn thương cổ bàn chân thường gặp là: Tổn thương dây chằng, tổn thương sụn khớp, tổn thương khác: viêm sưng đau cổ bàn chân kéo dài, hạn chế vận động.

"Với những người chơi thể thao nghiệp dư thì có đến 60-70% bị các chấn thương. Nguyên nhân chính là do khởi động không đúng cách. Trước khi chơi thể thao người chơi cũng không hiểu biết sâu sắc về môn thể thao đó mà chơi theo cảm tính và bản năng. Cũng có những trường hợp "ham chơi" mà không phòng tránh, khi chấn thương rồi cứ cố chơi hoặc tự điều trị" - bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy cho hay.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy - Chia sẻ cách tránh bị chấn thương khi chơi thể thao - Ảnh 2.

Chân dung vị bác sĩ thể thao tận tâm với nghề Nguyễn Trọng Thủy

Bác sĩ cũng cảnh báo, chấn thương thể thao không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ trở thành mạn tính, khó phục hồi. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những hệ quả cho người bệnh đó là làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến chức năng vận động bình thường của người bệnh.

Do đó, bác sĩ Trọng Thủy cũng nhấn mạnh khi người bệnh có những biểu hiện như: Đau, lỏng khớp, hạn chế hoạt động thể thao và sinh hoạt cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để khám, tư vấn và điều trị.

Mỗi người nên chọn môn thể thao phù hợp với bản thân

Tập luyện thể thao để rèn luyện sức khỏe là một hoạt động rất ý nghĩa với cuộc sống con người. Tuy nhiên với những người mới vào tập lựa chọn môn thể thao nào để tập vừa đảm bảo được sức khỏe mà lại phù hợp với lứa tuổi thì không phải ai cũng nắm rõ.

Để có thể lựa chọn môn thể thao phù hợp với bản thân tránh tập luyện quá sức dẫn đến những chấn thương hoặc "tai nạn" không đáng có, bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy tư vấn, điều đầu tiên nếu bạn muốn chơi môn thể thao nào bạn phải xác định rõ: Bạn chơi thể thao để làm gì? Chơi thể thao để khỏe, hay bạn muốn giảm cân, tăng cơ…

Tiếp đó, bạn phải dựa theo khả năng và thể trạng của mình: Nếu bạn thừa cân, béo phì bạn không thể chơi môn thể thao với cường độ cao như bóng, mà nên chọn bơi, đi bộ, từ từ tập tăng lên. Còn với một số môn thể thao khác như bóng đá, bóng chuyền bạn có thể chơi theo sở trường và khả năng.

Ngoài ra, đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp thì phải có chỉ định ngặt nghèo của bác sĩ tim mạch cụ thể về môn thể thao bạn chơi và cường độ chơi thế nào cho phù hợp sức khỏe.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy - Chia sẻ cách tránh bị chấn thương khi chơi thể thao - Ảnh 3.

Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân gặp phải chấn thương khi chơi thể thao.

Phòng tránh chấn thương thể thao thế nào?

Chấn thương trong khi chơi thể thao là điều không tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể phòng để hạn chế được. Chính vì vậy, bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy khuyến cáo, để phòng tránh chấn thương thể thao, trước khi tập luyện thể thao cần phải khởi động.

"Tôi từng gặp những trường hợp khá "ấn tượng", những môn thể thao không ai nghĩ được có thể là chấn thương thể thao như môn vật tay, cứ 2-3 tháng là có một ca bệnh như vậy. Chứng tỏ cho thấy không vận động hoặc sai tư thế hoặc không chú trọng đến bổ sung dinh dưỡng cho xương dẫn đến gãy xoắn cổ tay" bác sĩ Thủy nói.

Với phụ nữ tập Yoga thì rất dễ bị chấn thương khớp gối, háng,.. do sai tư thế và vận động quá mức hoặc trước khi tập không khởi động kỹ.

Để phòng tránh chấn thương thể thao thì cũng cần tránh va chạm trực tiếp, những môn thể thao đối kháng cần hạn chế, ví dụ một người 80kg và một người 50kg va vào nhau thì chắc chắn người 80kg sẽ có lợi thế hơn. Thỉnh thoảng tại phòng khám các bác sĩ cũng gặp phải những ca chấn thương trật khớp vai, bong sụn viền,… ở môn thể thao đối kháng. Hoặc những môn thể thao cố xoạc để cứu bóng dễ bị chấn thương khớp háng…

Khi đã có chấn thương cần phải dừng không cố chạy và được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa y học thể thao, tùy mức độ chấn thương thế nào để điều trị, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ngoài khám và chữa trị trực tiếp, bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy luôn tìm cách truyền tải kiến thức một cách hấp dẫn và không bị nhàm chán bằng những video ngắn trên Tiktok. bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy đã cho ra đời nhiều video chia sẻ kiến thức y khoa về sức khoẻ chính thống cũng bởi vì "tôi muốn cung cấp thật nhiều kiến thức phòng bệnh thay vì phải điều trị lâu dài".

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy - Chia sẻ cách tránh bị chấn thương khi chơi thể thao - Ảnh 4.

Kênh Tiktok của bác sĩ Thủy truyền tải nội dung cách chữa trị sau khi bị thương khi chơi thể thao.

Trong những năm gần đây, bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy đã truyền tải đến hàng trăm nghìn người, nhất là các bạn trẻ những kiến thức khoa học - y học thể thao.

Với nỗ lực không ngừng nghỉ cống hiến cho cộng đồng bằng những nội dung giáo dục sức khoẻ, trang bị kiến thức cho người xem. Những giá trị tích cực này giúp anh trở thành bác sĩ thể thao có nhiều lượt thích trên TikTok Việt Nam - tính đến thời điểm hiện tại với hơn 32.6k lượt thích.Video của bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy được nhiều người tin tưởng, mong đợi.

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình 10 năm tỏa sáng nụ cười chắc khỏe của thương hiệu kem đánh răng dược liệu tiên phong tại Việt Nam

Hành trình 10 năm tỏa sáng nụ cười chắc khỏe của thương hiệu kem đánh răng dược liệu tiên phong tại Việt Nam

Là thương hiệu kem đánh răng dược liệu tiên phong trên thị trường, sau 10 năm không ngừng phát triển, Ngọc Châu đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của triệu triệu gia đình Việt, chinh phục giới chuyên môn bởi chất lượng tốt, được các đơn vị ngành Răng Hàm Mặt lựa chọn trong các dự án chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng.
Tin mới