Bài toán đầu tư số hóa - điện hóa cho các nhà máy và tòa nhà: Khi nào thu hồi vốn?

Điện 4.0 đang mở ra kỷ nguyên mới của "làm ít - được nhiều", song cần doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn về bài toán chi phí bỏ ra - lợi nhuận thu về - thời gian hoàn vốn.

 

Bài toán đầu tư số hóa - điện hóa cho các nhà máy và tòa nhà: Khi nào thu hồi vốn? - Ảnh 1.

Việt Nam đang theo đuổi chiến lược "Chuyển đổi số Quốc gia" đầy tham vọng: đưa kinh tế số đóng góp 20% GDP vào 2025 và 30% GDP vào 2030. Trong đó, công nghiệp 4.0 là định hướng tiên quyết trên con đường phát triển kinh tế số. Để chuyển đổi ngành mũi nhọn này, chính phủ và doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm hơn đến vấn đề năng lượng giữa bối cảnh khủng hoảng nguồn cung. Điện 4.0 - điện hóa kết hợp số hóa - được xem là cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất để tối ưu năng lượng sử dụng trong các nhà máy và tòa nhà.

Tuy nhiên, bài toán đầu tư số hóa - điện hóa các nhà máy và tòa nhà vẫn là rào cản lớn với nhiều doanh nghiệp. Tại Innovation Summit Vietnam 2022 vừa tổ chức, 15 chuyên gia Schneider Electric và 14 đối tác đã thảo luận vấn đề này, nhận định rằng Điện 4.0 đang mở ra kỷ nguyên mới, song cần tầm nhìn dài hạn về bài toán chi phí bỏ ra - lợi nhuận thu về - thời gian hoàn vốn.

Số hóa - điện hóa các nhà máy

Năng lượng chiếm phần không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất, vận hành của doanh nghiệp. Thậm chí, chi phí năng lượng của nhiều ngành (xi măng, hóa chất, gang thép…) có thể chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm, bởi 2 lý do: đặc thù ngành có mức thâm dụng năng lượng cao và doanh nghiệp sử dụng công nghệ không hiệu quả về năng lượng.

Schneider Electric đưa ra giải pháp Điện 4.0 giúp các nhà máy chuyển sang con đường tăng trưởng xanh mà vẫn giải quyết được bài toán vốn. Điện hóa tạo ra năng lượng xanh, số hóa tối ưu sử dụng và quản lý năng lượng, giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào và chi phí vận hành. Nhờ đó, sản phẩm sẽ trở nên cạnh tranh hơn về giá, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, gia tăng vị thế thương hiệu xanh. Đó không chỉ là vấn đề về lợi ích ngắn hạn hay thời gian thu hồi vốn khi đầu tư vào chuyển đổi số, mà là câu chuyện cạnh tranh sống còn và phát triển bứt phá của doanh nghiệp trước thách thức thời cuộc.

Làm rõ lợi ích hơn nữa của bài toán đầu tư vào Điện 4.0, ông Christophe Avrain - Giám đốc Quản lý và Phát triển Sản phẩm khu vực ASEAN & Nhật Bản của Schneider Electric cho biết, chương trình nhà máy thông minh của tập đoàn đã giúp khách hàng giảm 23-31% mức tiêu thụ năng lượng. Ở cấp độ công nghiệp, giải pháp số và dữ liệu cho phép các ngành thâm dụng năng lượng giảm đáng kể nhu cầu năng lượng ở mọi công đoạn - thiết kế, sản suất, bảo trì. Trên góc độ kinh doanh, số hóa còn cung cấp môi trường làm việc thông minh và chất lượng không khí ít carbon hơn, dẫn đến tăng năng suất lao động.

Điện 4.0 cho các tòa nhà

Các tòa nhà tiêu thụ 30% năng lượng của thế giới và phát thải 40% lượng CO2 toàn cầu; do đó, Điện 4.0 được coi là giải pháp giúp đạt được "mục tiêu kép" tiết kiệm năng lượng và giảm tác động khí hậu. Tuy nhiên, tốc độ chuyển đổi các tòa nhà xanh hiện còn khá chậm, do các chủ đầu tư ưu tiên chi phí xây dựng hơn các chi phí khác (môi trường, vận hành…). Việt Nam mới ghi nhận 233 công trình xanh - bằng 1/2 Thái Lan và rất khiêm tốn so với con số 5.000 của Singapore, dù khởi động cùng thời điểm.

Giải bài toán chi phí trong lĩnh vực bất động sản, Schneider Electric đưa ra Mô hình Giá trị Tòa nhà xanh (Building Value Framework) để chủ đầu tư có thể bao quát các giá trị tổng thể của tòa nhà trên các yếu tố: kinh tế, xã hội, môi trường, năng lượng. Nếu đầu tư giải pháp quản lý năng lượng, quản lý tòa nhà và điện mặt trời từ Schneider Electric để đạt chứng nhận công trình xanh, chủ đầu tư sẽ gặt hái nhiều lợi thế: chi phí năng lượng và vận hành giảm, giá bán và thuê tăng lên, nâng tầm thương hiệu và làm hài lòng cư dân.

Bài toán đầu tư số hóa - điện hóa cho các nhà máy và tòa nhà: Khi nào thu hồi vốn? - Ảnh 2.

Ông Đồng Mai Lâm - Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam & Campuchia phát biểu tại sự kiện Innovation Summit Vietnam 2022

Ông Đồng Mai Lâm - Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam & Campuchia ước tính, đầu tư Điện 4.0 cho các tòa nhà hiện hữu chỉ cần thời gian hoàn vốn khoảng 8-10 năm, thậm chí nhanh hơn nếu chủ đầu tư nâng giá thuê do giá trị tòa nhà nâng cao hơn. Đối với các tòa nhà mới, chi phí ứng dụng công nghệ làm cho tòa nhà phát thải ròng bằng 0 chỉ chiếm tối đa 4-6% tổng chi phí đầu tư và sẽ ngày càng ít đi nhờ công nghệ hiện đại hơn; đồng thời dễ được cư dân chấp nhận hơn khi đưa vào giá bán và thuê.

Schneider Electric đã ứng dụng các giải pháp số hóa toàn diện EcoStruxure vào cải tạo trụ sở Grenoble (Pháp) thành tòa nhà thông minh hàng đầu thế giới và đạt net-zero vào năm 2016. Hệ thống quản lý lưới điện microgrid được lắp đặt cho toàn bộ 4 tòa nhà, cùng với đó là nguồn năng lượng xanh từ 4.000m2 quang điện, 2 tua-bin gió, bộ lưu trữ pin 300kW. Sau cải tạo, tòa nhà đã tiết kiệm được 37kWh/m2/năm - hiệu quả gấp 10 lần so với các tòa nhà ở châu Âu thời điểm đó và tiết kiệm 970MWh từ các nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ - đủ cung cấp điện cho 200 hộ gia đình.

Tòa nhà Kallang Pulse ở Singapore là trụ sở khác của Schneider Electric ứng dụng Điện 4.0. Mặc dù đã có tuổi đời 25 năm, song tòa nhà vẫn được cải tạo toàn diện để đạt net-zero và chứng nhận BCA Green Mark Platinum Building năm 2021, tiết kiệm được 122.000 kwh điện và 3700 m3 nước trong 3 năm qua. Ngoài số hóa hệ thống cơ điện với 5.000 thiết bị IoT kết nối dữ liệu thời tiết để tối ưu hóa hiệu quả năng lượng và hiệu suất hệ thống, nâng cấp hệ thống làm mát sử dụng biến tần điều chỉnh theo nhu cầu, tòa nhà còn sử dụng 100% năng lượng tái tạo từ 80 tấm pin mặt trời áp mái và mua điện mặt trời.

Tin mới