(Tổ Quốc) - Ngành F&B Việt Nam vốn được xem là miếng bánh hấp dẫn nhưng đã và đang chứng kiến “cuộc thanh lọc” lớn từ thị trường khi bị tác động bởi dịch Covid, cùng sự thay đổi nhanh chóng thói quen người tiêu dùng.
Nghiên cứu cho thấy chỉ khi thương hiệu giải quyết được bài toán quản lý, vận hành mới tồn tại và phát triển được trong môi trường này.
Được biết đến như trào lưu giải nhiệt mà giới trẻ và các gia đình ưa chuộng trong mùa hè này, Sữa chua trân châu Hạ Long là một trong số ít thương hiệu không chỉ ngược dòng Covid mà còn phát triển nhanh chóng, với hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc chỉ sau 9 tháng. Thương hiệu này đã làm gì để giải quyết bài toán quản lý, vận hành nhằm phát triển chuỗi mạnh mẽ và bền vững? Cùng trò chuyện với ông Lê Hồng Huy - Founder của thương hiệu Sữa Chua trân châu Hạ Long để hiểu thêm về vấn đề này.
Thưa ông, đã có rất nhiều trào lưu như trà chanh, trà sữa, từng mọc lên như nấm chỉ sau thời gian ngắn, rồi cũng rất nhanh chóng lụi tàn, liệu sữa chua trân châu Hạ Long rồi cũng chỉ là cơn "sốt" hạ nhiệt dần theo thời gian?
Chúng tôi không hướng đến một trào lưu, sớm nở tối tàn. Điều chúng tôi hướng đến là một xu hướng. Theo như nghiên cứu của chúng tôi, người dân Việt Nam nói chung và thế hệ Gen Y, Gen Z nói riêng đang dần dịch chuyển sang thói quen sử dụng những mặt hàng có lợi cho sức khỏe nhiều hơn, hay theo cách gọi của các bạn trẻ là ăn "healthy".
Với kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực F&B và cũng có chuỗi thương hiệu F&B tương đối thành công trước đó, tôi và đội ngũ của mình hiểu rõ bài toán phát triển bền vững phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, ngay tại thời điểm nảy ra ý tưởng, chúng tôi đã tính đến bài toán đảm bảo chất lượng, quản lý nhân sự và doanh thu của chuỗi.
Được biết, Sữa chua trân châu Hạ Long có đến hơn 100 cửa hàng, lại nằm ở nhiều tỉnh thành khác nhau với các chủ đầu tư khác nhau. Việc đảm bảo chất lượng từng sản phẩm cho chuỗi cửa hàng được xử lý như thế nào?
Bài toán chất lượng mà chúng tôi tìm lời giải không chỉ dừng ở việc duy trì trên toàn hệ thống, mà còn là tạo sự khác biệt trong chất lượng của dòng sản phẩm so với các đối thủ khác. Bởi mô hình nhượng quyền với chi phí không quá cao, món ăn cơ bản và giá thành tương đối rẻ rất dễ bị sao chép. Tại Sữa chua trân châu Hạ Long, chúng tôi sản xuất theo quy trình nhà máy để đảm bảo từng mẻ sữa chua được lên men, sau đó, chuyển tới các cơ sở và tới tay người tiêu dùng có chất lượng tốt nhất.
Nguyên liệu được sử dụng 100% của Việt Nam và sản xuất khép kín. Trung bình trong mỗi cốc sữa chua của chúng tôi có đến 2 tỷ lợi khuẩn, với sự cân bằng giữa độ ngọt và chua vừa phải phù hợp với khẩu vị của người Việt. Bởi vậy, khi ăn sữa chua trân châu chính hãng của chúng tôi, khách hàng cũng sẽ nhận thấy sự khác biệt trong mùi thơm và vị tươi rất riêng so với tại những cửa hàng khác ngoài chuỗi.
Đặt mục tiêu phát triển 200 cửa hàng trên toàn quốc trong năm 2020, việc phát triển nhanh với quy mô dàn trải như vậy, Sữa chua trân châu Hạ Long sẽ giải quyết bài toán quản lý nhân sự và doanh thu như thế nào để tránh các thất thoát?
Đối với việc quản lý nhân sự, chúng tôi có đào tạo cho các chủ đầu tư trong quản lý nhân viên cửa hàng và trường hợp chủ đầu tư cần sự hỗ trợ trong quản lý, chúng tôi cũng có đội ngũ sẵn sàng hỗ trợ giám sát dành cho từng cửa hàng.
Về mặt công cụ hỗ trợ, rõ ràng là không có một chuỗi thương hiệu lớn của ngành F&B nào lại không vận hành bằng công nghệ cả. Ngay từ đầu, chúng tôi đã tìm hiểu các giải pháp quản lý cửa hàng F&B và hiện đang sử dụng hệ thống phần mềm quản lý cửa hàng MISA CUKCUK. Với phần mềm này, tôi có thể theo dõi doanh thu rất trực quan, từng cửa hàng hay doanh thu toàn hệ thống, tháng này so với tháng trước.
Thậm chí, mỗi tuần, mỗi ngày đều có con số cụ thể, biểu đồ chi tiết để tôi hay đội ngũ quản lý có thể nắm được biến động doanh thu qua ứng dụng trên điện thoại. Nếu có vấn đề tại cửa hàng nào, nhận ra xu hướng tiêu cực, chúng tôi sẽ có chiến lược để hỗ trợ chủ đầu tư kịp thời tại thời điểm đó.
Tại sao doanh nghiệp của ông lại lựa chọn MISA CUKCUK mà không phải một phần mềm khác?
Chúng tôi lựa chọn phần mềm này là bởi giao diện dễ dùng và thao tác đơn giản. Điều này giúp các nhân viên của Sữa chua trân châu Hạ Long có thể học và thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng, đảm bảo khách hàng của chúng tôi không cần xếp hàng chờ đợi lâu, để có trải nghiệm dịch vụ tốt nhất tại cửa hàng.
Ngoài ra, phần mềm này cũng được tích hợp trực tiếp với phần mềm kế toán MISA mà chúng tôi đang dùng, để khi có các biến động về doanh thu sẽ được ghi nhận, hạch toán trực tiếp vào phần mềm luôn, tiết kiệm được thời gian tối đa cho các bạn kế toán viên và cũng giảm sai sót đáng kể trong công tác báo cáo.
Đánh giá chung của ông về vai trò của yếu tố công nghệ trong lĩnh vực F&B?
Việc ứng dụng công nghệ trong phát triển thương hiệu F&B sẽ trở thành xu thế tất yếu để bắt kịp những thay đổi trong thói quen tiêu dùng từng ngày của người dân.
Thế giới đã tận dụng công nghệ để giúp gia tăng trải nghiệm cho khách hàng như: sử dụng robot phục vụ, gọi món bằng giọng nói, đặt món ăn và nhận thông báo qua ứng dụng trên điện thoại…
Trong nước, tôi cho rằng, mọi doanh nghiệp, mọi cơ sở kinh doanh đều cần ứng dụng công nghệ trong vận hành, quản lý. Ứng dụng ngay từ đầu sẽ không bị mất thời gian làm quen, chuyển giao từ con người sang máy móc, tiết kiệm nguồn lực hơn rất nhiều.
Ánh Dương