Bất động sản thời Covid, giao dịch online lên ngôi

(Tổ Quốc) - Dịch Covid-19 bùng phát trở lại từ cuối tháng 4 đã tác động mạnh tới thị trường bất động sản. Thay vì giao dịch trực tiếp, người bán và mua đang linh hoạt thay đổi phương thức để thích nghi.

Bất động sản thời Covid: khó cả bên bán – bên mua

Cùng với sự hạ nhiệt của cơn sốt đất nền, mức độ quan tâm của thị trường cũng có dấu hiệu giảm sút từ giai đoạn cuối tháng 4, đầu tháng 5. Nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm bất động sản trong tháng 4/2021 giảm gần 18% so với tháng tháng trước. Trong đó, đất nền là phân khúc giảm sâu nhất với gần 21%. Cuối tháng 5, dịch bùng phát, lan rộng mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam khiến thị trường càng thêm trầm lắng.

Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, trong nửa đầu năm nay nguồn cung bất động sản trên toàn quốc đạt 129.890 sản phẩm, tuy nhiên lượng giao dịch chỉ đạt 47.119 sản phẩm. Thanh khoản ở thị trường thứ cấp giảm đáng kể, nhất là từ thời điểm tháng 6/2021 khi nhiều tỉnh thành bắt đầu áp dụng giãn cách xã hội.

Anh Trần Văn T – một nhân viên môi giới tại Tp.Hồ Chí Minh là người trải nghiệm rõ những ảnh hưởng của đợt dịch lần này. Công việc bị trì trệ, lượng khách quan tâm ít, giao dịch giảm chỉ bằng khoảng 20% so với trước kia. Anh tâm sự tháng 7 này doanh số ghi nhận bằng 0 dù đã tích cực tăng cường chạy quảng cáo, telesales… Không chỉ anh T mà nhiều môi giới cũng như các sàn giao dịch nhỏ đều gặp khó trong việc tiếp cận khách hàng theo phương thức truyền thống khi không thể tổ chức các buổi tư vấn hay mở bán trực tiếp.

Chung nỗi niềm, anh Nguyễn Hoàng Đức (Hải Phòng) cũng đang loay hoay trong việc bán nhà. Do có việc cần đến khoản tài chính lớn nên vợ chồng anh muốn bán căn nhà mặt đất đang ở, tuy nhiên đăng tin trên các kênh rao vặt, hội nhóm một thời gian mà không hiệu quả. Gần đây, anh quyết định nhờ tới môi giới nhưng vẫn chưa thể bán được nhà.

Không chỉ người bán mà cả người có nhu cầu mua bất động sản thời điểm này cũng rơi vào thế khó. Gia đình chị Ngọc Hoa (Hà Nội) muốn tìm mua một căn hộ chung cư, nhưng do dịch Covid nên kế hoạch này bị hoãn lại. Theo chia sẻ của chị thì "trăm nghe không bằng một thấy", chưa đi xem dự án thì chị chưa yên tâm để xuống tiền.

Giải pháp cho giao dịch bất động sản mùa dịch

Tuy khó vẫn có cách - anh Hồng Sơn, một môi giới lâu năm tại Hà Nội lạc quan cho rằng nhờ dịch anh có thể quảng bá tới nhiều khách hàng hơn, mở ra nhiều cơ hội giao dịch hơn. Trước đây, nếu tư vấn trực tiếp, một ngày anh thường chỉ tiếp 4-5 khách hàng thì nay thông qua các nền tảng công nghệ hay mạng xã hội, mỗi bài đăng, livestream của anh có thể thu hút hàng trăm người theo dõi cùng lúc.

Đưa sản phẩm bất động sản lên nền tảng số, chuyển đổi phương thức giao dịch online đã và đang được nhiều môi giới và các doanh nghiệp thực hiện. Giờ đây, chỉ với một chiếc smartphone có kết nối mạng, khách hàng dù ở bất cứ đâu cũng có thể dễ dàng tìm kiếm, xem xét hình ảnh rõ nét về căn nhà một cách chân thực nhờ các công nghệ hiện đại như 3D Scanning, 360 VR Tour…

Bên cạnh đó, đã có một số nền tảng công nghệ bất động sản áp dụng hình thức livestream tư vấn bán hàng trực tuyến với trường quay ảo (virtual set) và máy móc hiện đại, giúp người xem có thể dễ dàng quan sát, tương tác và nhận giải đáp về dự án không khác gì một buổi tư vấn, mở bán thông thường. Tiêu biểu có thể kể đến Cenhomes.vn, đơn vị này đã tiên phong thực hiện livestream bất động sản ngay từ đầu năm 2020 và đến nay đã triển khai thành công hàng trăm số livestream, thu hút lượng lớn người quan tâm.

Không chỉ có cách tiếp cận mới, một số doanh nghiệp bất động sản cũng đã nhanh nhạy chuyển đổi hình thức kinh doanh, giao dịch từ trực tiếp sang online. Tại Cen Land, theo thống kê mỗi tháng đơn vị này đã thực hiện thành công trung bình khoảng 800 giao dịch mua bán, cho thuê thông qua nền tảng Cenhomes.vn.

Bất động sản thời Covid, giao dịch online lên ngôi - Ảnh 1.

Không cần đến tận nơi, khách hàng vẫn có thể tường tận từng góc cạnh căn nhà qua hình ảnh 360° trên trang https://cenhomes.vn/

Người có nhu cầu mua/bán bất động sản cũng bắt đầu quen với các cách thức giao dịch mới này. Do đó, bước vào đợt dịch thứ 4, với kinh nghiệm, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và ứng phó linh hoạt, nhiều sàn bất động sản lớn vẫn tự tin "sống khỏe" nhờ người mua có nhu cầu ở thực và các nhà đầu tư trung - dài hạn có nhiều kinh nghiệm và tài chính vững mạnh.

Nhận định về điều này, ông Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cen Group cho rằng khi hạn chế tiếp xúc, giãn cách xã hội tiếp tục kéo dài thì xu hướng giao dịch bất động sản online lên ngôi là điều tất yếu. Đặc biệt hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, sự ra đời của nhiều nền tảng/ứng dụng số về bất động sản chính là trợ thủ đắc lực cho xu hướng này.

Vì vậy, có thể thấy đây chỉ là khoảng lặng tạm thời bởi thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển và bứt phá, nhất là nhờ sự giúp sức của số hóa với các nền tảng công nghệ bất động sản.

Ánh Dương

Tin mới